Chương 1: Vật Chất Có Trước Hay Ý Thức Có Trước Ý Thức? :: Suy Ngẫm & Tự Vấn

Vật chất hay ý thức có trước là vấn đề gây tranh luận hàng thế kỷ; vấn đề này dẫn đến chủ nghĩa “duy tâm” cho rằng, ý thức có trước vật chất, còn chủ nghĩa “duy vật” lại cho rằng vật chất có trước ý thức… Vậy chủ nghĩa nào thì đúng?

Tranh luận trong khoa học là khái niệm chỉ sự vật, hiện tượng của con người. Nếu không có sự tranh luận, tức là con người sống thiếu tự do, từ đó không thể khám phá ra những điều bí ẩn của Thế giới tự nhiên, xã hội. Sự tranh luận về vấn đề ý thức hay vật chất có trước đã diễn ra nhiều thế kỷ. Do vậy, đây được coi là vấn đề không dễ lý giải để thuyết phục con người. Để lý giải vấn đề bí ẩn này, điều quan trọng là cần phải nhận thức rõ nguồn gốc của “vật chất” (vật thể) và “ý thức” (phi vật thể).

Bạn đang xem:

Vật chất và ý thức là các khái niệm chỉ sự vật, hiện tượng khách quan trong thế giới tự nhiên và xã hội. Tức vật chất là biểu hiện của sự vật trong Thế giới tự nhiên, còn ý thức lại là biểu hiện của hiện tượng trong Thế giới xã hội loài người. Mọi sự vật, hiện tượng khách quan trong Thế giới tự nhiên và xã hội loài người đều có các mặt “đối lập”. Mặt đối lập tức là mặt “đứng ở phía đối ngược lại” với mặt kia. Trong Thế giới tự nhiên và xã hội loài người có các mặt đối lập cơ bản, dạng “song - hành” và “nhân - quả”. Các mặt đối lập song - hành (mặt phải - mặt trái, bên này - bên kia,…) được hình hành trên cơ sở sự quay vòng (tròn) của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất, và Trái Đất tự quay xung quanh nó; còn các mặt đối lập nhân - quả (đằng trước - đằng sau, phần đầu - phần cuối,…) được hình thành trên cơ sở sự quay vòng của Trái Đất, Mặt Trăng quay xung quanh Mặt Trời, và Mặt Trời tự quay xung quanh nó. Chính sự chuyển động không ngừng của Mặt Trời, Trái đất, Mặt Trăng và các hành tinh như vậy là cội nguồn sâu xa hình thành nên các sự vật, hiện tượng (khái niệm) vật chất, ý thức nói riêng, các mặt đối lập của sự vật, hiện tượng trong Thế giới tự nhiên và xã hội loài người nói chung.

Điều đó có nghĩa là, nếu không có sự chuyển động không ngừng của Mặt Trời, Trái Đất và các hành tinh trong Vũ Trụ sẽ không có các sự vật, hiện tượng, cũng như chẳng có khái niệm vật chất và ý thức trong Thế giới tự nhiên và xã hội. Vật chất chính là biểu tượng Mặt Trời, Trái Đất và các hành tinh; còn ý thức là biểu tượng Trái Đất và các hành tinh luôn chuyển động, quay vòng xung quanh chúng và quay xung quanh Mặt Trời - sự vật, hiện tượng luôn tự quay vòng. Giống như các chữ số, chữ số 1 tượng trưng như Mặt Trời quay tròn xung quanh nó; chữ số từ 2 đến 9 tượng trưng như các hành tinh trong Hệ Mặt Trời luôn chuyển động, quay vòng; còn chữ số 0 tượng trưng như Trái Đất luôn tự quay tròn xung quanh nó. Nói cách khác, vật chất và ý thức đều chỉ là các sự vật, hiện tượng có các mặt đối lập. Các mặt đối lập cơ bản của khái niệm vật chất - ý thức là vật chất và ý thức. Vật chất là muốn nói đến khái niệm vật thể (vật, sự vật…) - biểu hiện cơ bản ở sự vật Mặt Trời, Trái Đất và các hành tinh; còn ý thức là muốn nói đến khái niệm phi vật thể (ý niệm, tinh thần… ) - biểu hiện cơ bản ở hiện tượng chuyển động không ngừng của Mặt Trời, Trái Đất và các hành tinh.

Từ việc lý giải theo cách tiếp cận này cho thấy rằng, Mặt Trời, Trái Đất và các hành tinh không thể có trước khi chúng tự chuyển động, quay vòng; cũng như sự chuyển động quay vòng của Mặt Trời, Trái Đất và các hành tinh không thể có trước khi bản thân chúng xuất hiện. Tương tự, vật chất không thể có trước ý thức; cũng như ý thức không thể có trước vật chất. Nói cách khác, Mặt Trời, Trái Đất, các hành tinh và sự quay vòng của chúng là các sự vật, hiện tượng khách quan, cùng đồng thời xuất hiện, tồn tại; không thể có Mặt Trời, Trái Đất, các hành tinh trước rồi mới có sự chuyển động, quay vòng của chúng. Nhìn vào thể trạng con người, chúng ta đều thấy mọi sự vật, hiện tượng khách quan, như đầu, thân, tay, chân, mắt, tai… là đều có các mặt đối lập, và chúng luôn tự vận động (lưu thông máu, cử động,…) không ngừng trong nội tại chúng, từ đó tạo nên sự sống của con người. Không thể nói đầu có trước thân, hay thân quyết định đầu; không thể nói tay phải có trước tay trái, hay tay phải quyết định tay trái; không thể nói mắt phải có trước mắt trái, hay mắt phải quyết định mắt trái,..v..v…

*

Sự khám phá điều bí ẩn về vấn đề cái gì có trước, có sau giữa vật chất và ý thức được coi là cơ sở quan trọng để con người nhìn nhận đúng đắn hơn bản chất của các sự vật, hiện tượng khách quan trong Thế giới tự nhiên và xã hội. Tức mọi sự vật, hiện tượng khách quan trong Thế giới tự nhiên và xã hội đều bao gồm các mặt (cặp) đối lập; trong đó, các cặp đối lập hoàn hảo nhất chính là Trái Đất - Mặt Trăng, và Trái Đất, Mặt Trăng - Mặt Trời, cùng sự quay vòng của chúng. Các mặt đối lập của sự vật, hiện tượng được coi là cội nguồn hình thành nên sự sống cho muôn loài nói chung và con người nói riêng. Con người có cội nguồn chính là từ sự kết hợp (xung đột) giữa các mặt đối lập của sự vật, hiện tượng trong Thế giới tự nhiên, mà cơ bản là “nóng” và “lạnh” (dương và âm),….

Xem thêm: lợi ích và tác hại của facebook bằng tiếng anh

Nhìn nhận các mặt đối lập của sự vật, hiện tượng chữ số cũng cho thấy, nói đến các chữ số nguyên thì không thể không nói đến chữ số 1 - số ít - biểu tượng như Mặt Trời; không thể không nói đến các chữ số từ 2 đến 9 - các số nhiều - biểu tượng như các hành tinh trong Hệ Mặt Trời; không thể không nói đến chữ số 0 - số trung gian - biểu tượng như Trái Đất. Chữ số 1 (Mặt Trời) - số ít (số không có đôi - tự do) được coi là số khởi nguồn cho các chữ số; còn chữ số 2 (cặp đối lập Trái Đất - Mặt Trăng) - số chẵn (số đã có đôi - phụ thuộc) được coi là số khởi nguồn cho các số nhiều - tương tự các hành tinh, các cặp hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Không có chữ số 1 sẽ không có chữ số 2, cũng như sẽ không có các số nhiều khác. Điều đó có nghĩa là, không có sự tồn tại của Mặt Trời và các hành tinh, các cặp hành tinh, sẽ chẳng có sự quay vòng của chúng; ngược lại, không có sự quay vòng của Mặt Trời và các hành tinh, các cặp hành tinh, tức là cũng không có chúng tồn tại. Tương tự, không có khái niệm vật chất sẽ không có khái niệm ý thức; không có khái niệm ý thức sẽ chẳng có khái niệm vật chất. Bản thân vật chất và ý thức đều chỉ là các khái niệm do con người nhận thức. Sự đối lập giữa vật chất và ý thức cũng tương tự như sự đối lập trong nhận thức về số ít và số nhiều, số dương và số âm,…với các tính chất, hình thức khác nhau của các chữ số.

Từ các phân tích nêu trên cho thấy rằng, những tranh luận về cái nào có trước, cái nào có sau giữa vật chất và ý thức của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là không có sức thuyết phục. Vật chất và ý thức chỉ là các khái niệm có các mặt đối lập, cùng tồn tại trong Thế giới tự nhiên và xã hội; khi loài người không tồn tại thì cũng không còn các khái niệm này. Thực tế cho thấy, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm chỉ là hai trường phái (quan điểm) khác nhau, lý giải về sự tồn tại của Thế giới vật chất và Thế giới tinh thần (Thần thánh). Thế giới tinh thần là muốn nói đến Thế giới đã xuất hiện con người với bộ não của mình để phản ánh và nhận thức chính Thế giới. Do vật chất (chất cụ thể - chạm vào được) khi va chạm, xung đột với nhau thường biểu hiện sức mạnh “cứng” (tiếng nổ, bạo lực, quyền lực cứng,…) nên những người thực hiện “cách mạng xã hội” theo chủ nghĩa duy vật thường gắn với tư tưởng sử dụng sức mạnh “bạo lực” (chuyên chính); còn ý thức khi va chạm, xung đột với nhau thường biểu hiện sức mạnh “mềm” (phi bạo lực, quyền lực mềm,…) nên những người thực hiện cách mạng xã hội theo chủ nghĩa duy tâm thường sử dụng sức mạnh “phi bạo lực” (Thần thánh). Những người theo chủ nghĩa duy tâm thường gắn với chủ nghĩa “Tôn giáo”, tức sùng bái Thần thánh (Chúa quyết định); còn những người theo chủ nghĩa duy vật lại gắn với chủ nghĩa “Cộng sản” (chủ nghĩa xã hội), tức sùng bái vật chất (vật chất quyết định). Thực tế cho thấy, chủ nghĩa nào cũng khiên cưỡng, đó là đều chỉ chú trọng “một mặt” trong các mặt đối lập; những người theo chủ nghĩa Tôn giáo - duy tâm thường gắn với các biện pháp (hành động) cực đoan, độc đoán bởi cá nhân (cá thể), như đang diễn ra tình trạng độc đoán của những người đứng đầu các quốc gia thiếu dân chủ; tình trạng khủng bố của những phần tử người Hồi Giáo cực đoan như đang diễn ra ở một số quốc gia có nhiều người theo Đạo Hồi; còn những người theo chủ nghĩa xã hội lại thường gắn với các biện pháp cực quyền, độc quyền bởi nhóm (tập thể), như đang diễn ra tình trạng chủ nghĩa “nhóm” lợi ích, chủ nghĩa tư bản “thân hữu” ở một số quốc gia có thể chế theo chủ nghĩa xã hội.

Chủ nghĩa tư bản hình thành vào các thế kỷ XV - XVII, là gắn với chủ nghĩa duy tâm - Tôn giáo; bởi vì, tư bản có nghĩa là “đầu tư” kinh doanh, do đó, thường phải “mạo hiểm”, tức có thể gặp may (được) - có nhiều lợi nhuận, hoặc rủi ro (mất) - không có lợi nhuận. Nói cách khác, chủ nghĩa Tôn giáo và chủ nghĩa tư bản có những tương đồng với nhau; còn chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội chỉ là các quan điểm khác nhau về phương pháp (thực hành) phát triển xã hội đạt tới “giàu mạnh, bình đẳng, bác ái, văn minh,…”. Trong thực tế, thể chế của chủ nghĩa tư bản chú trọng phương pháp thực hiện các giá trị, lợi ích của quá khứ,hiện tại tương lai, tức chú trọng cả mặt “nhà nước” - tương lai - tương tự phần “đầu” của thể trạng con người, mặt “luật pháp” - hiện tại - tương tự phần “cổ” của thể trạng con người, và mặt “xã hội” - quá khứ - tương tự phần “thân” của thể trạng con người, khi nhìn nhận thể trạng con người như thể chế quốc gia thu nhỏ lại; còn thể chế của chủ nghĩa xã hội lại chỉ chú trọng phương pháp thực hiện các giá trị, lợi ích của quá khứ và tương lai, tức chỉ chú trọng mặt nhà nướcxã hội mà ít chú trọng đến mặt hiện tại - luật pháp.

So sánh giữa chủ nghĩa tư bản - “cá nhân”, tức chủ nghĩa tư bản “hoang dã” (xâm lược, giành thị trường bằng cách chiếm thuộc địa) với chủ nghĩa xã hội – “cộng đồng”, tức chủ nghĩa xã hội “mô hình xô-viết” (chuyên chính, giành quyền thống trị bằng trấn áp giai cấp đối lập) cho thấy rằng, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội là có các quan điểm khác nhau về các mặt đối lập: cộng đồng - xã hội (phần thân con người) và cá nhân - nhà nước (phần đầu con người). Trong thể trạng con người, phần đầu gồm bộ não và các cặp giác quan, tượng trưng như nhà nước (tri thức và văn hóa); phần thân gồm đôi tay và đôi chân, tượng trưng như xã hội (chính trị và kinh tế). Chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa cá nhân là có quan điểm nhấn mạnh (coi trọng) mặt cá nhân - nhà nước, tức coi trọng tri thức và văn hóa gắn với những người lao động (người nghiên cứu, trí thức,…) tạo ra các giá trị tinh thần; còn chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng đồng lại có quan điểm nhấn mạnh mặt cộng đồng - xã hội, tức coi trọng chính trị và kinh tế gắn với những người lao động (người quản lý, công nhân,…) tạo ra các lợi ích vật chất. Do vậy, cả chủ nghĩa tư bản hoang dã và chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết đều không phải là “con đường” tối ưu của nhân loại để đạt tới mục tiêu “tự do, bình đẳng và bác ái”, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”,.v..v.. như hiến pháp của nhiều quốc gia xác định.

Xem thêm: học sinh làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Trong thực tế, cũng không có quốc gia nào trên Thế giới lại coi mình là đi theo chủ nghĩa tư bản, hay đặt tên cho thể chế quốc gia là “cộng hòa tư bản chủ nghĩa”. Con đường đi của các quốc gia tới xã hội tốt đẹp, phúc lợi chung đều phải luôn gắn với sự thực hành (phương pháp); tức chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội về thực chất, đều phải coi trọng việc xác định mục tiêu và các phương pháp thực hiện mục tiêu. Điều đó cũng có nghĩa là, con người, các quốc gia muốn đạt được điều ước muốn đều phải xác định rõ các mục tiêu, hay “nói” rõ mục tiêu đặt ra, và đề ra các phương pháp thực hiện, hay “làm” đúng mục tiêu đặt ra; tức nói làm. Không thể có các tình trạng chỉ nói mà không làm; hoặc nói thì hay, nhưng làm thì dở; tức là khiếm khuyết ở phương pháp thực hiện, như thực tế của chủ nghĩa xã hội đang diễn ra hiện nay. Nói một cách ví von có thể thấy rằng, chủ nghĩa xã hội giống như một “dòng sông” chỉ có “nước” chảy suôi xuống; tức là chủ nghĩa xã hội chỉ phát triển theo chiều hướng đi “xuống”. Còn chủ nghĩa tư bản hiện đại lại giống như một “con đường” có “các phương tiện” đi ngược về suôi; tức là chủ nghĩa tư bản phát triển theo chiều hướng đi xuống hoặc đi lên, phụ thuộc vào quốc gia nào biết xây dựng, hoàn chỉnh, thực thi “dải ngăn cách” (luật pháp) một cách hiệu quả, nhằm tránh xung đột giữa các mặt đối lập (phải - trái) trên con đường đó.

Hiện nay, chủ nghĩa xã hội đang trong giai đoạn khủng hoảng. Sự khủng hoảng này được bắt đầu vào những năm 80 của thế kỷ XX, bắt nguồn từ sự sai lầm về phương pháp thực hiện mục tiêu, tức là các nhà cầm quyền ở các quốc gia này đã sử dụng các phương pháp chuyên chính trong cách mạng xã hội để thực hiện các mục tiêu quốc gia; còn chủ nghĩa tư bản đã diễn ra sự khủng hoảng ngay từ các thế kỷ trước (XIX, XX), nhưng vào các thập kỷ gần đây, do có những điều chỉnh nhất định, như có sự điều tiết nền kinh tế thị trường theo hướng đảm bảo hơn sự công bằng, bình đẳng xã hội bằng vai trò của nhà nước pháp quyền ngày càng được hoàn thiện, nên đã hạn chế sự khủng hoảng.

Điều đó cho thấy rằng, sự khủng hoảng (mâu thuẫn, xung đột) về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong nội bộ các quốc gia, giữa các quốc gia là tất yếu khách quan, không thể tránh khỏi trong Thế giới tự nhiên, xã hội loài người. Các mâu thuẫn, xung đột như vậy có nguồn gốc sâu xa là do sự vận động không ngừng của các sự vật, hiện tượng có các mặt đối lập trong Thế giới tự nhiên và xã hội. Không có sự vận động không ngừng đó, tức tồn tại các mâu thuẫn và xung đột trong tự nhiên, xã hội, sẽ chẳng có xã hội loài người. Do vậy, điều quan trọng là, mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế cần phải biết xây dựng, hoàn thiện luật pháp đảm bảo đúng đắn và thi hành chúng nghiêm minh. Luật pháp (Hiến chương, Hiến pháp và các đạo luật quốc gia, quốc tế) được coi là biểu tượng phần cổ (yết hầu) của thể trạng con người, tức luật pháp là phương tiện trung gian - biểu tượng Trái Đất quay tròn - cán cân công lý của quốc gia và toàn cầu, dùng để điều hòa các mâu thuẫn, xung đột giữa các mặt đối lập khách quan là con ngườitự nhiên, giữa cá nhâncộng đồng, giữa quốc giacộng đồng các quốc gia,… nhằm duy trì hòa bình, ổn định và sự tồn tại của chính Thế giới tự nhiên và xã hội loài người.