Tỳ Sa Môn Thiên Vương - (Vaisravana), Sóc Thiên Vương Và

*

Những người cùng tôi đồng một hạnh. Cầu được sanh chung các cõi nước. Thân, khẩu, ý, nghiệp đều đồng nhau. Tất cả hạnh mầu cùng tu tập...
Lời giới thiệu Phát nguyện
Ý nghĩa Bổn Môn Pháp Hoa Ý nghĩa thọ trì 7 phẩm Bổn Môn Pháp Hoa Kinh
Nguyện hương Ý nghĩa phẩm Tựa thứ nhất
Đảnh lễ Phật Ý nghĩa phẩm Pháp sư
Lễ Phật quá khứ Ý nghĩa phẩm Bồ tát Tùng Địa Dũng Xuất thứ 15
Đảnh lễ Phật hiện tại Ý nghĩa phẩm Như Lai Thọ Lượng thứ 16
Lễ Phật vị lai Ý nghĩa phẩm Phân Biệt Công Đức thứ 17
Đảnh lễ Bồ tát Ý nghĩa phẩm Phổ Môn thứ 25
Đảnh lễ Pháp Hoa kinh hoằng thông liệt vị Tổ sư Ý nghĩa phẩm Phổ Hiền Bồ Tát khuyến phát thứ 28
Đảnh lễ Pháp Hoa kinh thủ hộ thiện thần Hồi hướng
Sám hối Ý nghĩa tụng thủ hộ thần chú

Đảnh lễ Pháp Hoa kinh thủ hộ thiện thần


Bạn đang xem: Tỳ Sa Môn Thiên Vương - (Vaisravana), Sóc Thiên Vương Và

Kết thúc, chúng ta lạy thủ hộ thần giúpchúng ta an lành trên bước đường tu. Tiêu biểu trong kinh Pháp Hoa có bốn vịThiên vương đã phát nguyện hộ trì hành giả Pháp Hoa sau Phật diệt độ; đó là ĐạiPhạm, Đế Thích, Tỳ Sa Môn và Trì Quốc.

ĐẠIPHẠM THIÊN VƯƠNG theo Ấn Độ giáo làchủ cõi Ta bà tiêu biểu cho quyền uy bậc nhất. Trong kinh Pháp Hoa, từ thờiPhật Đại Thông Trí Thắng, họ đã đến thỉnh Phật chuyển pháp luân. Nếu họ xuấthiện trên cuộc đời, dù không tu, nhưng là người trí thức. Ta kính trọng họ thìcũng được họ hợp tác với ta.

ĐẾTHÍCH THIÊN VƯƠNG cai quản ba mươi batầng trời, sanh lại cuộc đời thường làm vua. Họ là người có phước báu, có quyềnuy, có thế lực lớn. Đế Thích phát nguyện giữ gìn người trì kinh Pháp Hoa. Chúngta lạy để nhắc nhở họ đến hỗ trợ theo như lời nguyện.

Xem thêm: phòng công tác sinh viên đại học bách khoa đà nẵng

TỲSA MÔN THIÊN VƯƠNG là vị thống nhiếpchư thần và TRÌ QUỐC THIÊN VƯƠNGquản lý cuộc sống nhân gian.

Xem thêm: thư viện trường đại học khoa học xã hội và nhân văn

Nói chung, tất cả mọi người, từ lớn nhấtlà Đại Phạm, vua chúa cho đến thấp nhất là sơn thần, thổ địa cùng tùy hỷ, bảovệ chánh pháp, chúng ta đều kính lễ. Không phải đọc suông, nhưng ta có ý niệmthật như vậy.

Bản thân tôi khi kính lễ thực và đi vàocuộc sống, tôi gặp những người tu của tôn giáo khác, họ không chống trái mà còncó thiện cảm với tôi. Thiết nghĩ những tôn giáo khác đều có phần đặc thù củahọ. Chúng ta không làm mất lòng ai, từ bậc cao nhất đến người nhỏ nhất, ta đềuquý trọng, thì chắc chắn sẽ được họ quý mến, nên tạo được vòng đai tình thương,an ổn.

Kính lễ bốn vị Thiên vương và tất cả thiệnthần cũng có nghĩa là trong thực tế cuộc sống, chúng ta tạo được cảm tình tốtvới những người thông thái, người có phước báu, người có thế lực, thì việc hànhđạo của chúng ta sẽ dễ dàng thành công. Và kính lễ như vậy cũng nhằm trồng cănlành cho tất cả các loài.