Ý Nghĩa Của Kinh Dược Sư Và Cách Tụng Kinh Dược Sư 2021 Chuẩn Nhất

Thực hành theo lời Đức Phật dạy trong Kinh Dược Sư chính là phương pháp giúp chúng ta tiêu bớt ác nghiệp, tăng trưởng thiện nghiệp. Kinh Dược Sư là gì, cách tụng Kinh Dược Sư chuẩn nhất, cùng tìm hiểu trong bài viết.




Kinh Dược Sư là gì?

Kinh Dược Sư có tên gọi đầy đủ là Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh. Về nguồn gốc, Kinh Dược Sư được dịch từ bản chữ Hán của ngài Huyền Trang. Tại Trung Quốc còn có thêm bốn bản dịch khác là:

Bạn đang xem: Ý Nghĩa Của Kinh Dược Sư Và Cách Tụng Kinh Dược Sư 2021 Chuẩn Nhất

Bản dịch đời Đông Tấn (năm 317-322) của ngài Miên thi-lợi Mật-đa-la; Bản dịch đời Lưu Tấn (năm 457) của ngài Huệ Giản; Bản dịch đời Tùy (năm 615) của ngài Đạt-ma-cấp-đa; Bản dịch của ngài Nghĩa Tịnh (năm 707).

Tuy nhiên, bản của ngài Huyền Trang được sử dụng phổ biến nhất trong các chùa Bắc tông tại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng nền văn hóa và văn tự của nước này, nhờ tính chất văn chương và dễ đọc tụng.

Bản dịch tiếng Việt vẫn giữ nguyên cấu trúc của bản dịch chữ Hán, nhằm tạo vần điệu cho từng lời Kinh, giúp cho người đọc tụng dễ nhớ và trì tụng.

Trong bản dịch tiếng Việt, nhiều câu văn, cụm từ, câu và đoạn được hoán đổi cho nhau để mạch lạc hơn; những câu văn trùng lặp trong bản chữ Hán cũng đã được tỉnh lược.

Về kết cấu, Kinh Dược Sư gồm 17 phần, mỗi phần mang một tiêu đề liên hệ đến các phương diện khác nhau của pháp trị liệu khổ đau vật chất và khổ đau tinh thần. Trường hợp, phần nào mà nội dung của nó đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau, thì tiêu đề của nó mang tính cách bao quát. 

Việc phân chia như vậy giúp cho bố cục của bài Kinh được phân định rõ ràng, mặt khác, tạo sự chú tâm của hành giả khi trì tụng, với những ý tưởng gợi ý cụ thể và bao quát.

Ý nghĩa của Kinh Dược Sư

Theo lời Đức Phật, cách đây hơn mười căn dà sa có một cõi nước tên là Tịnh Lưu Ly, nơi đó Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai là giáo chủ. “Căn dà sa” nghĩa là hằng hà sa (cát sông Hằng), ngụ ý nói rằng cõi Phật này xa vô tận.

Tên gọi vị Phật là: Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, nghĩa là vị Phật này lấy hiệu là thầy thuốc để thể hiện lòng thương xót bằng từ tâm của vị Phật đến chúng sinh còn đau khổ, luôn lấy pháp dược để cứu mọi khổ đau của chúng sanh đang gánh chịu trong sự luân hồi. Như câu mà người ta thường nói:

Tâm từ trải khắp muôn phương

Tâm bi trải khắp mười phương chan hòa.

Tình người nở một đóa hoa

Từ bi vô ngã chan hòa tình thương”.

Để đạt đến quả vị Như Lai, các vị Phật phải hành Bồ Tát đạo, đặt lợi ích chúng sinh làm sự nghiệp, dùng tâm từ bi đứng đầu. Cho nên, vị nào hành Bồ Tát đạo luôn phải phải phát nguyện, chẳng hạn như: Đức Phật A Di Đà phát 48 lời nguyện, Quan Thế Âm Bồ Tát phát 12 đại nguyện, Đức Địa Tạng phát thệ nguyện: Địa ngục vị không thệ bất thành Phật, chúng sanh độ tận phương chứng Bồ Đề.

Đức Phật Dược Sư đã phát 12 lời nguyện và đã dùng rất nhiều phương tiện để độ chúng sanh. Trong những lời nguyện đó luôn nghĩ đến lợi ích cho chúng sanh thoát khổ, được ấm no, tốt đẹp thân tướng.

Trong Kinh Dược Sư, ý nghĩa “Cầu chi được lấy” phản ánh tha lực độ sinh của chư Phật và Bồ Tát đối với chúng sinh chỉ mang ý nghĩa biểu trưng và thứ yếu. Trong khi đó, các ý tưởng sâu xa nằm trong từng lời Kinh mới chính là tư tưởng chủ đạo của Kinh Dược Sư, phản ánh tinh thần tự thân cho các chúng sinh đang khổ đau, do nhân quả của hành vi bản thân gây ra trong chuỗi kiếp sống.

Giới thiệu nguyện lực độ sinh của Phật Dược Sư là để làm trỗi dậy bản tính Phật tiềm ẩn trong từng con người, theo đó, mỗi đức tính cao cả, mỗi sự chuyển hoá tâm là một vị thuốc (Dược) cho sự sống của bản thân, và nhờ tinh thần tự cứu độ này, mỗi người là một vị thầy (Sư) cho chính mình.

Đọc tụng và hành trì Kinh Dược Sư là nhằm phát triển các đức tính cao đẹp trong mỗi người để trị liệu tâm bệnh của bản thân và chúng sinh vạn loài. 

Tu hạnh Dược Sư để được đức Phật Lưu Ly Quang Vương ban cho chúng ta “thuốc” phúc - lộc - thọ, và để chúng ta “sống với dược chất tâm linh,” nhằm chữa lành các chứng bệnh vô minh, phiền não, nghiệp chướng cá nhân từ nhiều đời.

Chúng ta tụng đọc Kinh Dược Sư sẽ được nghe Phật dạy cách phải sống thế nào, phải tu tập tâm thế nào, chúng ta làm tất cả các thiện hạnh, rồi chuyển hóa tâm, phát khởi thiện tâm. Đó là cái chúng ta được chuyển hóa nghiệp. 

Do chuyển hóa nghiệp, vâng theo lời Phật dạy như thế mà chúng ta được tiêu trừ bệnh tật, thọ mạng được kéo dài. Chứ không phải chúng ta chỉ đến rồi khấn Phật xin cho con được khỏe mạnh, được sống dai. Không Đức Phật nào phù hộ thế được, mà phải là sự tu tập chân thật. Đó là điều mà đạo Phật khác với các đạo khác, các tôn giáo khác: phải tu tập chân thật, không phải chỉ là cầu xin.

Cách tụng Kinh Dược Sư 2021 chuẩn nhất

Nguyện hương

(Cắm hương trước hoặc cầm hương đọc xong thì cắm hương)

Nguyện đem lòng thành kính

Gửi theo đám mây hương

Phảng phất khắp mười phương

Cúng dường ngôi Tam Bảo

Thề trọn đời giữ đạo

Theo tự tính làm lành

Cùng pháp giới chúng sinh

Cầu Phật từ gia hộ

Tâm Bồ đề kiên cố

Chí tu đạo vững bền

Xa biển khổ nguồn mê

Chóng quay về bờ giác.

Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát

Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát

Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát! (3 chuông)

Văn khấn bạch lễ

(Quỳ, chắp tay bạch)

1. Bạch lễ không phát tâm công đức mà tùy hỉ theo đại chúng:

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, Nam mô Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát, Nam mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát. Con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh và gia hộ cho chúng con; chư vị Hộ Pháp, Thiện Thần, Thần Linh ủng hộ cho chúng con. Đệ tử con tên là:… Pháp danh:… Hiện đang ở tại:… Hôm nay là ngày… tháng… năm…. con xin tác lễ tu tập theo đàn lễ Dược Sư của chùa Ba Vàng và tùy hỉ công đức của tất cả mọi người để hồi hướng cầu bình an cho gia đình.

(Tùy theo hiện tượng mỗi năm, mỗi đợt dịch bệnh, hạn hán, lũ, cháy,… ở … (địa danh) mà thay đổi. Hiện tại khấn như sau:)

Chúng con cầu thỉnh sự gia trì của Tam Bảo, thỉnh chư Thiên chư Thần tạo các cơn mưa hoặc tạo các duyên để dập tắt được sự việc cháy rừng ở huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu và các duyên cháy rừng khác trên lãnh thổ đất nước Việt Nam.

Giờ này cũng xin nương oai lực Tam Bảo, hạnh nguyện độ sinh và độ cho vong linh của chư Tăng chùa Ba Vàng thỉnh mời tất cả chư vị vong linh gia tiên, vong linh trên đất ở, vong linh có hữu duyên, vong linh oan gia trái chủ trên bệnh tật ác nạn… hoan hỉ về tại đàn tràng, nghe kinh thính Pháp (Nếu cúng cơm thì đọc: và thọ lễ vật thực hiến cúng của chúng con).

Xem thêm: đề cương ôn tập toán 9 học kì 2 violet

Chúng con xin nhất tâm cung thỉnh chư Thiên, chư Thần cùng các vong linh mà chúng con đã mời, cùng với chúng con cùng tu tập.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông) (1 lễ)

2. Bạch lễ có phát tâm công đức:

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, Nam mô Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát, Nam mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát. Con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh và gia hộ cho chúng con; chư vị Hộ Pháp, Thiện Thần, Thần Linh ủng hộ cho chúng con. Đệ tử con tên là:… Pháp danh:… Hiện đang ở tại:… Hôm nay là ngày… tháng… năm… con xin tác lễ tu tập theo đàn lễ Dược Sư của chùa Ba Vàng cùng làm các công đức để hồi hướng cầu bình an cho gia đình. Con xin tác phúc cúng dường Tam Bảo tứ sự hộ trì chư Tăng là:...; Ấn tống kinh sách là...; Phóng sinh là...; Từ thiện xã hội là... (Nếu tham gia công đức một lần, các buổi tu sau đọc là: Con đã tác phúc các công đức...)

(Tùy theo hiện tượng mỗi năm, mỗi đợt dịch bệnh, hạn hán, lũ, cháy,… ở … (địa danh) mà thay đổi. Hiện tại khấn như sau:)

Chúng con cầu thỉnh sự gia trì của Tam Bảo, thỉnh chư Thiên chư Thần tạo các cơn mưa hoặc tạo các duyên để dập tắt được sự việc cháy rừng ở huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu và các duyên cháy rừng khác trên lãnh thổ đất nước Việt Nam.

Giờ này cũng xin nương oai lực Tam Bảo, hạnh nguyện độ sinh và độ cho vong linh của chư Tăng chùa Ba Vàng thỉnh mời tất cả chư vị vong linh gia tiên, vong linh trên đất ở, vong linh có hữu duyên, vong linh oan gia trái chủ trên bệnh tật ác nạn… hoan hỉ về tại đàn tràng, nghe kinh thính Pháp (Nếu cúng cơm thì đọc: và thọ lễ vật thực hiến cúng của chúng con).

Chúng con xin nhất tâm cung thỉnh chư Thiên, chư Thần cùng các vong linh mà chúng con đã mời, cùng với chúng con cùng tu tập.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông) (1 lễ)

Tán Phật

(Tùy duyên lễ quỳ hoặc đứng; chắp tay đọc; pháp khí: khánh)

Đấng Pháp Vương vô thượng

Ba cõi chẳng ai bằng

Thầy dạy khắp trời người

Cha lành chung bốn loài

Quy y trọn một niệm

Dứt sạch nghiệp ba kỳ

Xưng dương cùng tán thán

Ức kiếp không cùng tận. (1 chuông)

Quán tưởng

(Tùy duyên lễ quỳ hoặc đứng; chắp tay đọc; pháp khí: khánh)

Phật chúng sinh tính thường rỗng lặng

Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn

Lưới đế châu ví đạo tràng

Mười phương Phật Bảo hào quang sáng ngời

Trước bảo tọa thân con ảnh hiện

Cúi đầu xin thệ nguyện quy y. (1 chuông)

Chí tâm đỉnh lễ: Nam mô tận hư không biến pháp giới quá, hiện, vị lai thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo. (1 chuông) (1 lễ)

Xưng dương Như Lai hiệu

(Quỳ hoặc đứng; chắp tay đọc)

Nam mô Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. (1 chuông)

Nhất thiết cung kính nhất tâm kính lễ

(Tùy duyên lễ quỳ hoặc đứng; pháp khí: khánh, chuông)

Chí tâm đỉnh lễ: Phật Thiện Danh Xưng Cát Tường Vương ở cõi Quang Thắng phương Đông, cùng chư Phật ở khắp Pháp giới. (1 chuông) (1 lễ)

Chí tâm đỉnh lễ: Phật Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương ở cõi Diệu Bảo phương Đông, cùng chư Phật ở khắp Pháp giới. (1 chuông) (1 lễ)

Chí tâm đỉnh lễ: Phật Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu ở cõi Viên Mãn Hương Tích phương Đông, cùng chư Phật khắp Pháp giới. (1 chuông) (1 lễ)

Chí tâm đỉnh lễ: Phật Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường ở cõi Vô Ưu phương Đông, cùng chư Phật ở khắp Pháp giới. (1 chuông) (1 lễ)

Chí tâm đỉnh lễ: Phật Pháp Hải Lôi Âm ở cõi Pháp Tràng phương Đông, cùng chư Phật ở khắp Pháp giới. (1 chuông) (1 lễ)

Chí tâm đỉnh lễ: Phật Pháp Hải Thắng Tuệ Du Hý Thần Thông ở cõi Thiện Trụ Bảo Hải phương Đông, cùng chư Phật ở khắp Pháp giới. (1 chuông) (1 lễ)

Chí tâm đỉnh lễ: Phật Dược Sư Lưu Ly Quang ở cõi Tịnh Lưu Ly phương Đông, cùng chư Phật ở khắp Pháp giới. (1 chuông) (1 lễ)

Chí tâm đỉnh lễ: Kinh Bản Nguyện Công Đức của Phật Dược Sư và chú Quán Đỉnh cùng Tôn Pháp ở khắp Pháp giới. (1 chuông) (1 lễ)

Xem thêm: bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2019 của đảng viên violet

Chí tâm đỉnh lễ: Bồ tát Nhật Quang Biến Chiếu ở cõi Tịnh Lưu Ly phương Đông, cùng chư Bồ tát ở khắp Pháp giới. (1 chuông) (1 lễ)

Chí tâm đỉnh lễ: Bồ tát Nguyệt Quang Biến Chiếu ở cõi Tịnh Lưu Ly phương Đông, cùng chư Bồ tát ở khắp Pháp giới. (1 chuông) (1 lễ)

Chí tâm đỉnh lễ: Thánh chúng trong Hải hội Thanh tịnh ở cõi Tịnh Lưu Ly phương Đông, cùng Thánh chúng ở khắp Pháp giới. (1 chuông) (1 lễ)