Trung Ương Giáo Hội Tưởng Niệm 67 Năm Tổ Sư Minh Đăng Quang Vắng Bóng

Tổ sư Minh Đăng Quang là người khai sơn của hệ phái khất sĩ. Hiện nay thì pháp viện Minh Đăng Quang đang nắm giữ nhiều kỷ lục việt nam về cả kiến trúc lẫn văn hóa. Bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về cuộc đời của tổ sư.

Bạn đang xem: Trung Ương Giáo Hội Tưởng Niệm 67 Năm Tổ Sư Minh Đăng Quang Vắng Bóng

*

Cùng nhau tìm hiểu về tổ sư Minh Đăng Quang

TIỂU SỬ SƠ LƯỢC VỀ TỔ SƯ MINH ĐĂNG QUANG

Tổ sư Minh Đăng Quang có thế danh là Nguyễn Thành Đạt, mang tự là Lý Hường. Ngài được ra đời bởi phụ thân là Nguyễn Tồn Hiếu cũng mẫu thân là Phạm Thị Nhàn vào 10h ngày 26 tháng 9 năm 1923 (ngày Tân Tỵ, năm Quý Hợi). Lúc bấy giờ gia đình của ngài đang sinh sống tại làng Phú Hậu của tổng Bình Phú, quận Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

Gia đình của ngài từ trước luôn có nề nếp đạo đức thánh hiền, không ngừng tu thân tích đức. Chính bởi vậy mà gia đình của ngại rất hiền lương nhân nghĩa, được nhiều người kính trọng. Trong gia đình ngài thì có tất cả là 5 người con và ngài là nhỏ nhất. Trong khi mọi người đều được thai sinh một cách bình thường thì ngài lại được mang thai đến 1 năm rồi mới sinh.

Sau khi ra đời, chỉ chưa đầy 1 năm thì mẫu thân của tổ sư Minh Đăng Quang qua đời ở độ tuổi 32. Sau đó thì ngài có thêm một mẫu thân là Hà Thị Song cùng với phụ thân nuôi dưỡng. Tuy nhiên thì tới năm 1968 phụ thân của ngài cũng qua đời. Trong cuộc sống hàng ngày thì ngài luôn là người nổi bật hơn những người cùng lứa bởi sự điềm đạm của bản thân. Mọi phong cách giao tiếp, làm việc, ăn nói... đều trang nghiêm.

Cuộc sống thuở nhỏ

Ngoài thời gian học tập tại trường, tổ sư Minh Đăng Quang thường dành thời gian để giúp đỡ cha mẹ trong các công việc nhà. Ngài có một sở thích đó là tìm hiểu về những tài liệu nói về các tôn giáo, đặc biệt là Thích - Đạo - Nho. Chính bởi vậy mà lượng kiến thức về tôn giáo của ngài rất sâu và rộng. Mỗi khi giao tiếp với bất cứ ai thì ngài đều được kích trọng bởi luận giải vấn đề tường tận.

Xem thêm: bộ tem kỷ niệm 85 năm ngày thành lập đoàn

*

Thuở nhỏ ngài rất yêu thích tìm hiểu về các tôn giáo.

Với cuộc sống có nề nếp đạo đức nho phong, ngài cũng hay đi tới nhà của những người đạo trưởng tại thời bấy giờ nhằm tìm hiểu về các đạo lý. Đồng thời ở đằng sau nhà của ngại có một cái thất được tạo nên cho mục đích tập thiền. Mỗi lần mặc tưởng và thiền có thể là vài giờ đồng hồ, có thể là cả ngày. Đây là khoảng thời gian ngày đăm chiêu để suy nghĩ về các vấn đề chưa có lời giải đáp.

Con đường xuất gia

Với tinh thần tìm hiểu về kiến thức, chân lý cuộc sống của tổ sư Minh Đăng Quang, đã không ít lần ngài muốn được xuất gia. Tuy nhiên thì gia đình của ngài lại luôn ngăn cản bởi không muốn con mình đi tới những nơi cô tịch một mình, điều này là rất nguy hiểm với độ tuổi của ngài thời bấy giờ. Bởi tình cảm phụ tử quá thiên liên cho nên ngài cũng chưa thể xuất gia.

Tuy nhiên thì sau nhiều ngày suy nghĩ, ngài đã nghĩ rằng bản thân mình không thể cứ bị xoay vòng trong cuộc sống trần tục. Vậy cho nên ngài đã cắt đứt tình thân và cất bước gia đi, chính thức cầu đạo và xuất gia. Lúc xuất gia ngài mới chỉ 15 tuổi, và bước đi đầu tiên chính là tới Campuchia. Ngày từ những thời điểm ban đầu ngài đã gặp được một thầy Việt lai Miên nổi tiếng về đạo pháp.

Trải qua nhiều thử thách để cầu giáo, tổ sư Minh Đăng Quang đã được thừa hưởng những gia sản của bị thầy đạo pháp này. Sau 4 năm tại Campuchia thì ngài đã hoàn thành được những bổn phận đề ra của mình, lúc này ngài lại quyết định quay trở lại đất nước Việt Nam.

*

Con đường xuất gia của ngài gặp phải rất nhiều thử thách.

Mở đầu khất sĩ

Sau khi trở về Việt Nam và gặp phải một số thử thách, ngài đã về tới gia đình để gặp mặt cũng như thông báo với phụ thân. Sau đó ngài lại tiếp tục con đường xuất gia của mình bằng cách tới núi Thất Sơn. Đây là một địa danh có nhiều hang động và núi non sâu thẳm huyền bí. Ngài cũng đã gặp phải những người tu sĩ ẩn cư ít gặp tại nơi này và trao đổi về đạo giáo.

Xem thêm: hoàng hạc lâu tống mạnh hạo nhiên chi quảng lăng

Với tâm trí quyết tu hành để có được những thành tự về Phật quả, tại chốn rừng núi cây cối che phủ mọi hướng, ngoài âm thanh chim kêu và gió thổi thì mọi thứ đều rất tĩnh mịch. Ban ngày thì tổ sư Minh Đăng Quang làm bạn với động vật cây cỏ. Tới ban đêm thì thiền tĩnh tọa để suy nghĩ về vạn vật. Sáng sớm thì lại khất thực ở thôn xóm lân cận để hóa duyên theo các Phật Tăng xưa.

Vào năm 1946, bởi vì núi rừng không còn giữ được mình trước sự tàn phá của chiến tranh, những người tu sĩ ở nơi này đều phải rời đi. Trong quá trình đó ngài cũng gặp được một hiền sĩ có ý định thỉnh ngài về cùng nhau truyền bá chánh pháp. Chánh pháp được truyền bá đó chính là giáo pháp khất sĩ. Đây cũng chính là mở đầu cho hệ phái khất sĩ ngày nay mà chúng ta thường thấy.

Trên đây là một số thông tin về tổ sư Minh Đăng Quang, mong rằng thông qua bài viết thì các bạn có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống của tổ sư từ nhỏ cho tới lớn. Nếu như bài viết mang lại sự hữu ích đến với bạn, hãy đừng ngần ngại để chia sẻ cùng với người thân ngay nhé. Xin cảm ơn.