Tổ Bồ Đề Đạt Ma - Huyền Thoại Về Bồ Đề Đạt Ma

(PLVN) -Khi nhắc đến hỉnh ảnh "Quải dép về tây" hay "Đạt Ma mất dép" là người ta nhắc đến sư tổ Đạt Ma. Hiện nay có rất nhiều hình ảnh Đạt Ma được khắc họa lại, tuy nhiên một trong những mẫu tượng gỗ Đạt Ma được nhiều người biết đến đó là Đạt Ma và một chiếc giày. Tại sao không phải là một đôi giày mà lại là một chiếc giày?
*
Tượng gỗ "Đạt Ma mất dép"

Vị Tổ của những truyền thuyết

Xung quanh Bồ Đề Đạt Ma có rất nhiều truyền thuyết, nhiều câu chuyện mang sắc màu huyền thoại. Tương truyền sau khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma viên tịch, ba năm sau, Tống Vân (nhà Ngụy), đi sứ Tây Vực về, gặp Tổ Đạt Ma tại ngọn núi Thông Lãnh, thấy Tổ quảy sau lưng một chiếc dép, một mình đi mau như bay, Tống Vân hỏi: “Đại sư, pháp của ngài đã truyền cho ai rồi?”.

Bạn đang xem: Tổ Bồ Đề Đạt Ma - Huyền Thoại Về Bồ Đề Đạt Ma

Đạt Ma đáp: “Sau này ngươi sẽ biết, giờ ta phải đi Thiên Trúc rồi!”. Nói xong, Đạt Ma bỏ chiếc dép đang cầm trên tay đưa cho Tống Vân, nói: “Ngươi hãy dùng chiếc dép này mau trở về đi, chủ nhà ngươi khó mà qua được ngày hôm nay”. Ngẩn ngơ, Tống Vân từ giã Đạt Ma rồi trở về kinh thành thì quả thực vua Minh Ðế đã băng hà.

Tống Vân thấy việc Đạt Ma nói rất đúng, nên đem Đạt Ma dự báo trước cái chết của Minh Đế tâu lên với vua Hiếu Trang mới vừa tức vị. Nhà vua không tin, cho lệnh tống giam Tống Vân vào ngục tối. Một thời gian sau, khi đã bớt giận, vua Hiếu Trang mới cho gọi Tống Vấn đến và hỏi rõ ngọn ngành. Tống Vân lúc này mới đem chuyện gặp Đạt Ma nói lại với vua.


*
Tranh Đạt Ma quải dép về tây

Vua nghe xong ra lệnh quật mộ Đạt Ma lên để kiểm chứng. Khi quan tài được mở ra, trong quan tài không có gì cả, ngoài một chiếc dép cũ. Các vị quan được lệnh khám xét quan tài thấy vậy vô cùng kinh ngạc, đem mọi chuyện về tâu lại với vua. Vua nghe thấy vậy, mới tin những gì Tống Vân nói là thực bèn ra lệnh cho đưa chiếc giày còn lại của Đạt Ma về chùa Thiếu Lâm để thờ ở đó.

Về Đạt Ma, có câu thơ nhà Phật vẫn hay nói: " Dép cỏ lối về còn hiển hiện/ Hoa đàm tuy rụng vẫn dư hương". Ngoài ra còn có một số câu chuyện khác nữa những mỗi câu chuyện còn khá nhiều bí ẩn nhưng ý nghĩa của tượng gỗ Đạt Ma quẩy một chiếc giày vẫn tồn tại và được lưu truyền rộng rãi trong giới Phật giáo.

Hình ảnh một chiếc giày như muốn nói lên rằng, cuộc đời thực sự cũng chỉ là một cõi đến đi mà thôi. Hình ảnh Đạt Ma sư tổ cùng chiếc giày này cũng nhắc nhở con người về cuộc sống trần gian – Đời người sau khi mất đi chỉ còn lại tro tàn, hãy sống thế nào để người đời còn nhớ đến. Thiền trượng mà Ngài dùng để quẩy chiếc giày lên vai là biểu trưng của sự giác ngộ.

Người ta cho rằng, Đức Đạt Ma chỉ dùng thiền trượng để quẩy một chiếc giày mang ý nghĩa: Chiếc giày để lại mộ phần là dù con người chết đi nhưng vẫn lưu dấu trên dương thế, dấu vết đó sẽ tùy duyên mà hiện hữu hay tuyệt diệt. Còn chiếc giày được ngài mang về cõi Tây thiên chính là cõi siêu thoát. Như vậy, hình ảnh sư tổ Đạt Ma quẩy chiếc giày cũng là lời nhắc nhở con người muốn giải thoát thì trước tiên cần giác ngộ, loại bỏ tham, sân, si mà sống tích cực hơn với đời.

Và hình ảnh đó còn có ý nghĩa răn dạy chúng ta: Khi đã chọn đúng đường thì dù còn 1 chiếc giày cũng vẫn cứ đi.

Huyền thoại trong "Truyền Đăng lục"

Như đã trình bày, Đạt Ma Sư Tổ hay Bồ Đề Đạt Ma nguyên quán tại Nam Thiên Trúc ở Ấn Độ. Bồ đề Đạt Ma vốn tên thật là Bồ Đề Đa La - Một vị hoàng tử thứ 3 của quốc vương Hương Chí, Nam Thiên Trúc.

Xem thêm: Khuyến mãi nhà cái Bj88 và những điều bạn nên biết


Trong "Truyền Đăng Lục" quyển 30 có kể về Đạt Mạ Tổ sư như sau: Pháp sư (Bồ-đề Đạt-mạ) là con thứ 3 của một vị đại vương Bà-la-môn ở Nam Thiên Trúc thuộc Tây Vực. Thần huệ sáng thông, nghe đâu ngộ đó. Ông nuôi chí cầu pháp đại thừa, trút lớp áo trắng Cư sĩ, khoác lên mảnh nâu sòng, quyết làm hưng thịnh hột giống Thánh.

Thoải mái trong lòng, thông suốt thế sự, trong ngoài sáng rỡ, đức hạnh vượt ngoài khuôn mẫu thế gian. Ông đau lòng trước cảnh suy vi của Thánh giáo ở nước ngoài, bèn băng núi vượt biển, qua du hóa ở Trung Hoa nước Ngụy. Kẻ hằng tâm ai cũng tin theo, còn người thiển cận sinh lòng chê trách.

Thời ấy có hai ông Đạo Dục và Huệ Khả tuy thuộc hàng hậu sinh, tuổi nhỏ mà tuấn tú, chí lại cao xa, duyên may gặp được Pháp sư, bèn ở đó phụng sự nhiều năm, hết lòng tu học, chỉ mong sư chỉ bảo. Pháp sư thương họ tinh thành bèn chỉ cho chân đạo: đây là phép an tâm, đây pháp hạnh, đây là phép thuận vật, đây là phương tiện, đó là pháp an tâm của Đại thừa giáo, cẩn thận chớ hiểu lầm.

An tâm, đó là phép bích quán; phát hạnh đó là tứ hạnh; thuận vật đó là ngừa sự chê gièm; phương tiện, đó là khiến mình đừng chấp trước, đó là sở do lược thuật lại như vậy. Phàm vào đạo có nhiều đường, nhưng nói cho cùng không ngoài hai đường này là Lý nhập và Hạnh nhập.

a. Lý nhập: Là nương theo giáo (kinh điển) để ngộ vào tâm (yếu chỉ); tin sâu rằng tất cả sinh linh đều chung đồng một chân tánh, chỉ vì khách trần bên ngoài và vọng tưởng bên trong che lấp nên chân tánh không hiển lộ được. Nếu bỏ vọng theo chân, tinh thần ngưng tụ trong cái định bích quán, thì không thấy có ta và có người, Thánh phàm một bực như nhau. Nếu một mực kiên cố không lay chuyển, rốt ráo không lệ thuộc văn giáo, đó tức là ngầm hợp với lí, hết tâm tưởng phân biệt. Tịch nhiên vô vi gọi là lý nhập.

b. Hạnh nhập: là nói về bốn hạnh, ngoài ra các hạnh khác đều bao gồm trong ấy. Bốn hạnh là Báo oán hạnh, Tùy duyên hạnh, Vô sở cầu hạnh và Xứng pháp hạnh.

1. Sao gọi là oán hạnh? Người tu hành khi gặp cảnh khổ nên tự nghĩ như vầy: Ta từ bào kiếp trước buông lung không học, bỏ gốc theo ngọn, trôi dạt theo vật chất, nặng lòng thương ghét, gây hại không cùng. Đời nay tu ta không phạm lỗi nhưng nghiệp giữ gieo từ trước nay kết trái chín, điều ấy nào phải do trời hoặc người tạo ra đâu, vậy ta đành nhẫn nhục chịu khổ, đừng nên oán trách. Kinh nói: gặp khổ không buồn, vì sao vậy? Vì thấu suốt (luật nhân quả). Vậy khi tâm niệm ấy phát ra, ấy là ứng hợp với lí mượn oán mà hành đạo nên nói là hạnh trả oán.

2. Tùy duyên hạnh: chúng sanh đều do duyên nghiệp mà chuyển thành, chẳng có vì tội. Mọi nỗi khổ vui đều do nhân duyên sinh. Nếu may được quả báo tốt hưởng đủ vinh dự, ấy là do nhơn lành thuở trước, nên nay mọi thứ được vậy. Hễ duyên hết thì lại hoàn không, mưng vui nỗi gì? Được mất gì đều tùy theo duyên nhưng tâm người không vì vậy mà được thêm hoặc bớt mất gì. Nếu thấu đáo được như vậy thì gió vui chẳng động, lặng lẽ mà thuận đạo, nên nói là hạnh tùy thuận theo duyên nghiệp vậy.

Xem thêm: đề cương ôn tập toán 9 học kì 2 violet

3. Vô sở cầu hạnh: người đời mãi đắm mê việc gì cũng tham trước, thế gọi là cầu. Bậc trí nghĩ lẽ chân, chuyển người thế tục, nên an tâm trụ ở vô vi, thân hình tùy nghi mà vận chuyển, muôn vật đều là không. Có gì vui mà cầu được. Hễ có công thì liền có hắc ám đuổi theo, ở lâu trong ba cõi khác nào như trong nhà lửa, có thân có khổ được gì mà vui? Thông suốt được như vậy buông hết sự vật, dứt tưởng chẳng cầu. Kinh nói còn cầu còn khổ, hết cầu mới được vui. Xét biết không cầu mới là đạo hạnh, nên nói là hạnh vô cầu mong.

4. Xứng pháp hạnh: Cái lý thanh tịnh của tự tánh gọi là pháp (tánh tịnh chia ly, mục chi vi pháp) tin hiểu lý ấy thì mới là hình tướng hóa thành không, không nhiễm không trước, không bỉ không thử. Kinh nói: Pháp không có chúng sanh, hãy lìa chúng sanh cấu: pháp không có tướng ngã, hãy lìa ngã cấu. Bậc trí vì tin hiểu được vậy thì tùy xứng theo pháp mà hành.

Bổn thể của vốn không tham lận cho nên dầu đem thân mạng và của cải ra mà bố thí vẫn không hối tiếc. Thấu rõ ba cái không, thì không còn ỷ lại và chấp trước. chỉ cần gạn trừ trần cấu, tùy nghi mà giáo hóa chúng sanh, nhưng không mắc phải hình tướng, thế tức là tự hành, đã lợi người lại thêm trang nghiêm đạo Bồ-đề. Bố thí đã vậy thì năm độ (bát-nhã) khác cũng thế, vì dứt trù vọng tưởng mà hành pháp tu sáu độ, nhưng thật không gọi gì là hành trả, nên nói là hạnh tùy xứng theo pháp.