Sơ Lược Tiểu Sử Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Nhận Định Về Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

*
*

Năm 1937, lúc Hòa thượng 21 tuổi, cùng người bạn lên Sài Gòn lập nghiệp, ở chung nhà trọ. Nhà ấy có một người đi chơi ở Tây Ninh về mua được một con cọp con, đem về nuôi được chín, mười ngày thì nó chết. Ứng điềm chiêm bao, Hòa thượng liền thu xếp tìm đường xuất gia. Trước đó, tuy đã có ý định xuất thế cho sớm nhưng còn người chị thứ sáu chưa lập gia đình nên không nỡ bỏ đi. Nay bà chị đã yên bề gia thất, Hòa thượng yên tâm ra đi, để lại cho các anh chị mỗi người một lá thư và một tấm hình.

Bạn đang xem: Sơ Lược Tiểu Sử Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Nhận Định Về Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Hòa thượng đi thẳng lên núi Cấm, vì trước đã nghe có nhiều vị chân tu trên núi ấy. Vừa đến chân núi, vì quá vui mừng nên quăng cả giày dép. Hòa thượng nhảy từ tảng đá này qua tảng đá khác và nguyện ghé lại ngôi chùa nào trước thì sẽ xuất gia ở đó, dù chưa biết chùa đó tên gì, trụ trì là ai. Và rồi nhân duyên đưa Ngài đến ngôi chùa Vạn Linh, là một ngôi chùa ở xa và cao nhất. Hòa thượng vào chùa xin xuất gia. Lúc đó, Hòa thượng trụ trì không ở trong chùa mà ở thất riêng ngoài bìa rừng, chỉ khi nào có việc thì sau giờ Tịnh độ mời vào dạy bảo Tăng chúng ít lời. Hôm ấy là tối 14 tháng 02 năm Đinh Sửu, ngày Sám hối giữa tháng. Sau giờ Sám hối, chúng ra thưa, Hòa thượng trụ trì vào, Hòa thượng trụ trì nhìn sững Hòa Thượng hồi lâu rồi mới nói rồi mới nói với đại chúng: "Bay đừng khinh thường thằng này. Đời trước nó đã làm Hòa thượng, đời nay nó cũng làm Hòa thượng, nhưng vì có tội hay nhìn con gái nên đời này bị bệnh mắt suốt đời. Thế là hôm sau, Hòa Thượng được thế phát vào ngày vía Phật nhập Niệt bàn.

Sau khi xuất gia, Hòa thương lãnh việc viết sớ điệp. Hòa Thượng trụ trì cho Ngài ở cái thất nhỏ trong vườn chùa. Ngoài các việc và thời khóa trong chùa, Hòa Thượng còn ra thất tụng kinh và làm bổn phận hết sức cần mẫn. Ngài hành khổ hạnh như nhịn ăn, ít ngủ, đến đổi Hòa Thượng trụ trì phải cảnh cáo. Có lúc đang ăn, vì quá để tâm đến sự tu nên rơi chén lúc nào mà không hay.

Nhận được tạp chí Từ Bi Âm, Hòa Thượng phát khởi ý nguyện học rộng Phật Pháp. Cuối năm 1939, Hòa Thượng xin phép Hòa Thượng trụ trì xuống núi về Sài Gòn để tìm học kinh luật.

Xem thêm: school uniforms are common in secondary schools in nations

Về đến Sài Gòn, Hòa Thượng cùng thầy Thiện Phước ra núi Thị Vải tìm chỗ thích hợp để cất thất. Sau cùng, tìm được một điểm tương đối tốt gần chùa Tổ (nay là Linh Sơn Bửu Thiền). Trong chùa có cho mượn dụng cụ đốn cây và dẫn nước về. Thời gian đó chưa có ai ở nhiều, nên sơn lam chướng khí rất nặng. Vì thế, chẳng mấy hôm, Hòa Thượng và thầy Thiện Phước đều bị bệnh sốt rét, lên cữ từng cơn. Thấy không kham nổi nên hai người đồng xuống chân núi. Thầy Thiện Phước thì tá túc nơi am của bà Năm, Hòa Thượng thì tá túc nơi hang đá của bà Bảy. Vài hôm sau, thầy Thiện Phước tịch. Hòa Thượng bèn về Sài Gòn tá túc ở chùa Tịnh Độ, Gò Vấp. Chùa này do ông Tư Lành làm xếp ga xây dựng lên. Nhà ông ở phía trước, chùa xây phía sau có thỉnh quí thầy để trụ trì. Hòa Thượng đến bệnh viện Sài Gòn để điều trị nhưng cũng chẳng thuyên giảm. Thấy vậy, Ngài tự nguyện với lòng: “Có chết như huynh Thiện Phước cũng chẳng sao”. Thế nên, không quan tâm đến việc trị bệnh nữa mà phát tâm tả kinh Pháp Hoa. Có một Phật tử biét tâm nguyện của Hòa Thượng, giúp tìm mua giấy mực. Đến ngày 14 tháng 10 là tả xong. Đúng hôm ấy, trong khi gởi để đóng lại thành quyển, chưa đem về thì có ông Mười là bổn đạo trong chùa đến nói với Hòa Thượng: “Tôi biết có ông thầy kia trị bệnh sốt rét hay lắm, để tôi đưa huynh đến đó xem sao!”.

Ông bèn lấy xe đạp chở Hòa Thượng đến đó. Ông thầy thuốc không có nhà riêng, ở đậu nhà người ta mà làm thuốc. Sau khi hỏi bệnh trạng và giờ lên cữ, ông nói bệnh nặng lắm vì lên cữ khuya. Ông vào nhà sau, một lúc đem ra cục thuốc để trên miếng giấy, quan sát thì Hòa Thượng biết có ớt và tỏi đâm chung. Ông bảo trước khi lên cữ nửa tiếng, lấy tay mặt với ra sau lưng, từ trên cổ lần xuống hết ngón tay giữa chấm chỗ nào thì đó là huyệt cao quan, lấy cục thuốc ịn vào đó (cục thuốc được để trên miếng giấy mỏng chừng 3 ngón tay), rồi cứ ngồi ngay ngắn chờ. Hòa Thượng về làm y như vậy. Nửa tiếng sau khi ịn cục thuốc, cơn sốt rét bắt đầu kéo đến. Như mọi lần, nó bắt đầu từ xương khu quặn lên như con rắn bò, đến cục thuốc nó dừng lại và quặn vòng quanh đó dữ lắm rồi lại ngưng, làm như vậy ba lần rồi ngưng luôn. Từ đó căn bệnh sốt rét dứt hẳn.

Xem thêm: thuật toán tìm ước chung lớn nhất và bội chung nhỏ nhất

Sau khi hết bệnh, Hòa Thượng ở lại chùa đó một thời gian ngắn nữa. Về sau, có người em gái họ đã xuất gia, Pháp danh là Diệu Trí ghé thăm. Cô ấy có khoe với Hòa Thượng là được học kinh này kinh nọ và khuyên Hòa Thượng nên tìm học. Lúc bấy giờ, chỉ có trường An Nam Phật Học mở ở chùa Báo Quốc tại Huế, trong tâm Hòa Thượng khởi ý đi Huế từ đó.

Đầu năm 1940, Hòa Thượng về lại Cái Tàu để xin giấy ra Huế học, nhưng chính quyền không cho, bảo Hòa Thượng phải ở lại năm bảy tháng mới cấp giấy. Hòa Thượng không chờ được nên lên Sài Gòn tìm cơ hội để đi, được một thí chủ là ba Ba Hộ (chủ đất chùa Vạn Đức) cúng dường 15 đồng làm lộ phí. Đúng ra, đi tàu suốt đến Huế thì khỏe hơn, nhưng bấy giờ, Huế thuộc vùng bảo hộ của Pháp, còn miền Nam là thuộc địa, nên ra đấy phải có giấy như xin Passport ra nước ngoài vậy. Vì thế, Hòa Thượng phải đi từng chặng. Hòa Thượng lên tàu đi Phan Thiết, đến nơi thì đã trưa, Hòa Thượng kêu xe kéo đến chùa nào gần cũng được, vì thật sự cũng không biết chùa nào mà đến. Xe kéo Hòa Thượng đến chùa Bình Quang, Hòa Thượng vào chùa xin cơm. Chùa dọn cơm xong, lúc sắp ăn thì vị Ni trụ trì nói: “Huynh à! Chư Tăng ở đây đi đường hay ăn cơm là phải mặc áo dài, sao huynh không mặc?”. Hòa Thượng làm thinh, trong bụng thầm nghĩ: “Cũng muốn mặc lắm nhưng có đâu mà mặc”. Sau này vị Ni đó vẫn còn nhớ chuyện cũ, trong tâm tiếc rằng phải chi lúc ấy cúng dường cho Hòa Thượng một hai cái áo dài nào có khó gì, lại còn gieo được phước lành cúng dường bước đầu cho một vị cao Tăng sau này.

Sau khi ăn cơm xong, Hòa Thượng lại tiếp tục ra bến xe để đi Bình Định, vì trước khi đi, Hòa Thượng có đến tòa soạn báo Từ Bi Âm, gặp Hòa Thượng trụ trì chùa Liên Tôn ở Bình Định, lúc đó là Phó chủ bút, còn Hòa Thượng Bich Liên làm chủ bút. Ra đến Bình Định, Hòa Thượng tìm lại chùa Liên Tôn. Hôm đó, Hòa Thượng trụ trì còn ở Thành phố chưa về. Trong chùa, chỉ có một vị thầy trông coi gọi là thầy Khố. Ít hôm sau, Hòa Thượng trụ trì về, có cả cô Diệu Trí và có thị giả. Hòa Thượng bèn xin tạm ở đây tu học. Hòa Thượng trụ trì nhờ Hòa Thượng viết lại Bát Nhã Tâm Kinh mà Hòa Thượng đã giảng và in từng kỳ trong báo Từ Bi Âm, ghép lại thành tập để in ra phổ biến. Thời gian đó, Hòa Thượng trụ trì có giảng “Cảnh Sách Cú Thích Ký”, chủ yếu là dạy cho cô thị giả, Hòa Thượng và cô Diệu Trí cũng theo học. Cô Diệu Trí có nhờ ngoài Bắc thỉnh một số kinh chữ Hán, giúp đỡ cho Hòa Thượng có tài liệu để học. Cô Diệu Trí đề nghị Hòa Thượng nên ra Huế vào trường học tốt hơn. Thế nên, Hòa Thượng ở đó được ba tháng thì tiếp tục lên đường ra Huế, còn cô Diệu Trí thì về lại Sài Gòn. Lúc đó là tháng 08 năm 1940.