Phim Thiết Đảm Thập Tam Ưng 1984, Quyết Định 09/2022/Qđ

MỤC LỤC VĂN BẢN
*

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Bạn đang xem: Phim Thiết Đảm Thập Tam Ưng 1984, Quyết Định 09/2022/Qđ

Số: 09/2022/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 03 tháng 3 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ, ĐẢM BẢO AN TOÀN ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐHÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quảnlý, đảm bảo an toàn điện trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc Sở CôngThương, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đơn vị thuộc UBND Thành phố; Chủ tịchUBND quận, huyện, thị xã; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn; doanh nghiệp, tổchức, cá nhân hoạt động điện lực, sử dụng điện trên địa bàn Thành phố và cácđơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ Công Thương; - Bộ Tư Pháp; - TTTU, HĐND, UBND TP; - Chủ tịch, các PCT UBND TP Hà Nội; - Tập đoàn điện lực Việt Nam; - Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử TP Hà Nội; - CVP, các PCVP UBND TP; - Các phòng: TKBT, TH, KT, ĐT, CT GPMB; - Lưu: VT, KT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Mạnh Quyền

QUY ĐỊNH

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNHCHUNG

Điều 1. Phạm viđiều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định nàyquy định về quản lý, đảm bảo an toàn điện trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cánhân hoạt động điện lực, sử dụng điện hoặc hoạt động khác có liên quan đến điệnlực trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Điều 2. Giảithích từ ngữ

Một số từ ngữ được sử dụng trong Quyđịnh này được hiểu như sau:

1. Lưới điện cao áp là lưới điệncó điện áp danh định từ 1.000 V trở lên.

2. Lưới điện hạ áp là lưới điệncó điện áp danh định dưới 1.000 V.

3. Trạng thái võng cực đại của dâydẫn điện là trạng thái tính toán dây dẫn khi đồng thời chịu tác động khắcnghiệt nhất của các yếu tố ảnh hưởng như dòng điện qua dây dẫn, nhiệt độ môitrường xung quanh, tải trọng gió.

4. Hoạt động điện lực là hoạtđộng của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư phát triển điệnlực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, điềuhành giao dịch thị trường điện lực, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyênngành điện lực và những hoạt động khác có liên quan.

5. Khách hàng sử dụng điện làtổ chức, cá nhân mua điện để sử dụng, không bán lại cho tổ chức, cá nhân khác.

6. Đơn vị điện lực quản lý vậnhành lưới điện cao áp là đơn vị điện lực theo quy định của pháp luật có quảnlý vận hành lưới điện cao áp.

7. HLBVATLĐCA là hành lang bảovệ an toàn lưới điện cao áp của đường dây dẫn điện cao áp trên không, đường cápđiện ngầm cao áp và trạm điện cao áp.

Chương II

QUY ĐỊNH CHI TIẾTVỀ HÀNH LANG BẢO VỆ AN TOÀN LƯỚI ĐIỆN CAO ÁP

Điều 3. Quy địnhvề HLBVATLĐCA đối với đường dây dẫn điện cao áp trên không, đường cáp điện ngầmcao áp và trạm điện

1. Hành lang bảo vệ an toàn đường dâydẫn điện cao áp trên không:

a) Đối với đường dây sử dụng dây dẫntrần, dây dẫn bọc, hành lang bảo vệ an toàn được quy định như sau:

Chiều dài hành lang được tính từ vịtrí đường dây ra khỏi ranh giới bảo vệ của trạm này đến vị trí đường dây đi vàoranh giới bảo vệ của trạm kế tiếp.

Chiều rộng hành lang được giới hạn bởihai mặt thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảngcách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh theo quy địnhtrong bảng sau:

Điện áp

Đến 22 kV

35 kV

110 kV

220 kV

500 kV

Dây bọc

Dây trần

Dây bọc

Dây trần

Dây trần

Khoảng cách

1,0 m

2,0 m

1,5 m

3,0 m

4,0 m

6,0 m

7,0 m

Chiều cao hành lang được tính từ đáy móngcột đến điểm cao nhất của công trình cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiềuthẳng đứng quy định trong bảng sau:

Điện áp

Đến 35 kV

110 kV

220 kV

500 kV

Khoảng cách

2,0 m

3,0 m

4,0 m

6,0 m

b) Đối với đường cáp điện đi trên mặtđất hoặc trên không, hành lang bảo vệ an toàn đường cáp được giới hạn về cácphía 0,5 m tính từ mặt ngoài của sợi cáp ngoài cùng trở ra.

2. Hành lang bảo vệ an toàn đường cápđiện ngầm cao áp được quy định như sau:

a) Chiều dài hành lang được tính từ vịtrí cáp ra khỏi ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm này đến vị trí vào ranh giớiphạm vi bảo vệ của trạm kế tiếp.

b) Chiều rộng hành lang được giới hạnbởi:

Mặt ngoài của mương cáp đối với cáp đặttrong mương cáp; hoặc hai mặt thẳng đứng cách mặt ngoài của vỏ cáp hoặc sợi cápngoài cùng về hai phía của đường cáp điện ngầm đối với cáp đặt trực tiếp trongđất, trong nước được quy định trong bảng sau:

Loại cáp điện

Đặt trực tiếp trong đất

Đặt trong nước

Đất ổn định

Đất không ổn định

Nơi không có tàu thuyền qua lại

Nơi có tàu thuyền qua lại

Khoảng cách

1,0 m

1,5 m

20,0 m

100,0 m

c) Chiều cao được tính từ mặt đất hoặcmặt nước đến:

Mặt ngoài của đáy móng mương cáp đối vớicáp đặt trong mương cáp; hoặc độ sâu thấp hơn điểm thấp nhất của vỏ cáp là 1,5mđối với cáp đặt trực tiếp trong đất hoặc trong nước.

3. Hành lang bảo vệ an toàn trạm điệnđược quy định như sau:

a) Đối với các trạm điện không có tường,rào bao quanh, hành lang bảo vệ trạm điện được giới hạn bởi không gian baoquanh trạm điện có khoảng cách đến các bộ phận mang điện gần nhất của trạm điệntheo quy định trong bảng sau:

Điện áp

Đến 22 kV

35 kV

Khoảng cách

2,0 m

3,0 m

b) Đối với trạm điện có tường hoặchàng rào cố định bao quanh, hành lang bảo vệ được giới hạn đến điểm ngoài cùngcủa móng, kè bảo vệ tường hoặc hàng rào; chiều cao hành lang được tính từ đáymóng sâu nhất của công trình trạm điện đến điểm cao nhất của trạm điện cộngthêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng quy định tại điểm a, khoản 1 Điềunày.

c) Đối với các trạm biến áp, trạmphân phối điện hợp bộ có vỏ bằng kim loại thì hành lang bảo vệ được giới hạn đếnmặt ngoài của phần vỏ kim loại.

d) Nhà và công trình xây dựng gầnhành lang bảo vệ an toàn của trạm điện phải đảm bảo không làm hư hỏng bất kỳ bộphận nào của trạm điện; không xâm phạm đường ra vào trạm điện, đường cấp thoátnước của trạm điện, hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm và đường dây dẫn điệntrên không; không làm cản trở hệ thống thông gió của trạm điện; không để cho nướcthải xâm nhập làm hư hỏng công trình điện.

Điều 4. Quy địnhvề cây trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trênkhông

1. Đối với cây trong hành lang bảo vệan toàn đường dây:

a) Đối với đường dây dẫn điện có điệnáp đến 35 kV trong thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm bất kỳ củacây đến dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy địnhtrong bảng sau:

Điện áp

Đến 35 kV

Khoảng cách

Dây bọc

Dây trần

0,7 m

1,5 m

b) Đối với đường dây có điện áp từ110 kV đến 500 kV trong thành phố, thị xã, thị trấn thì không được để cây cao hơndây dẫn thấp nhất trừ trường hợp đặc biệt phải có biện pháp kỹ thuật đảm bảo antoàn và được Ủy ban nhân dân Thành phố cho phép. Khoảng cách từ điểm bất kỳ củacây đến dây dẫn khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quyđịnh trong bảng sau:

Điện áp

110 kV

220 kV

500 kV

Khoảng cách

Dây trần

2,0 m

3,0 m

4,5 m

c) Đối với đường dây ngoài thành phố,thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm cao nhất của cây theo chiều thẳng đứngđến độ cao của dây dẫn thấp nhất khi đang ở trạng thái võng cực đại không nhỏhơn khoảng cách quy định trong bảng sau:

Điện áp

Đến 35 kV

110 kV

220 kV

500 kV

Khoảng cách

Dây bọc

Dây trần

Dây trần

0,7 m

2,0 m

3,0 m

4,0 m

6,0 m

d) Đối với đường dây dẫn điện trênkhông vượt qua rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, vườn trồng cây thìkhoảng cách theo phương thẳng đứng từ chiều cao trung bình của cây đã phát triểntối đa đến dây dẫn điện thấp nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏhơn quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

2. Đối với cây ngoài hành lang bảo vệan toàn đường dây và ngoài thành phố, thị xã, thị trấn, khoảng cách từ bộ phậnbất kỳ của cây khi cây bị đổ đến bộ phận bất kỳ của đường dây không nhỏ hơn khoảngcách quy định trong bảng sau:

Điện áp

Đến 35 kV

110 và 220 kV

500 kV

Khoảng cách

0,7 m

1,0 m

2,0 m

3. Đối với cây phát triển nhanh trongkhoảng thời gian 03 tháng có khả năng vi phạm khoảng cách quy định tại khoản 1 vàkhoản 2 Điều này và những cây không còn hiệu quả kinh tế nếu chặt ngọn, tỉacành, thì phải chặt bỏ và cấm trồng mới.

4. Lúa, hoa màu và cây chỉ được trồngcách mép móng cột điện, móng néo ít nhất là 0,5 m.

Điều 5. Quy địnhvề nhà ở, công trình có người sinh sống, làm việc bên trong được tồn tại tronghành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không

1. Nhà ở, công trình xây dựng được tồntại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến220 kV nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Xem thêm: chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản

a) Mái lợp và tường bao phải làm bằngvật liệu không cháy;

b) Không gây cản trở đường ra vào đểkiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận của đường dây;

c) Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nàocủa nhà ở, công trình xây dựng đến dây dẫn điện gần nhất khi dây ở trạng tháivõng cực đại không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:

Điện áp

Đến 35 kV

110 kV

220 kV

Khoảng cách

3,0 m

4,0 m

6,0 m

d) Cường độ điện trường nhỏ hơn 5 kV/mtại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất một (01) mét và nhỏ hơn hoặc bằng 1kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất một (01) mét.

e) Đối với nhà ở, công trình tronghành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp 220 kV, ngoàiđáp ứng các điều kiện trên, các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình còn phảiđược nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất.

2. Không cho phép tồn tại nhà ở vàcông trình có người thường xuyên sinh sống, làm việc trong hành lang bảo vệ antoàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp từ 500 kV trở lên, trừ những côngtrình chuyên ngành phục vụ vận hành lưới điện đó.

3. Khi tiến hành các công việc trên mặtđất, dưới lòng đất ở gần hoặc trong hành lang bảo vệ đường dây dẫn điện trênkhông có khả năng ảnh hưởng đến sự vận hành bình thường của đường dây hoặc cónguy cơ gây sự cố, tai nạn về điện thì đơn vị tiến hành những công việc đó phảicó sự thỏa thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện về các biện pháp bảo đảman toàn cần thiết.

Chương III

QUY ĐỊNH MỘT SỐNỘI DUNG VỀ AN TOÀN TRONG PHÁT ĐIỆN, TRUYỀN TẢI ĐIỆN, PHÂN PHỐI ĐIỆN, SỬ DỤNGĐIỆN VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐIỆN

Điều 6. Quy địnhvề an toàn trong thiết kế, xây dựng, sửa chữa, lắp đặt, nghiệm thu thiết bị,công trình điện

1. Đầu tư phát triển điện lực phảiphù hợp với quy hoạch phát triển điện lực. Dự án đầu tư chưa có trong quy hoạchphát triển điện lực chỉ được thực hiện khi cơ quan lập quy hoạch phát triển điệnlực trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cho phép.

2. Việc thiết kế, chế tạo thiết bị,xây dựng công trình điện phải thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặctiêu chuẩn nước ngoài, quốc tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép ápdụng tại Việt Nam và quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứngyêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có); bảo đảm an toàn chịulực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổikhí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác. Thiết kế xây dựngcông trình điện phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật vềxây dựng.

3. Tổ chức tham gia hoạt động xây dựngcông trình điện phải có đầy đủ điều kiện năng lực hoạt động. Bố trí người làmcông việc xây lắp, sửa chữa công trình điện phải được đào tạo về nghiệp vụ, kỹthuật đúng yêu cầu ngành nghề, được huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ antoàn điện. Các thiết bị, dụng cụ điện sử dụng phải có chứng chỉ chất lượng hoặcnhãn mác đăng ký chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và cácquy định pháp luật khác có liên quan, được kiểm định an toàn kỹ thuật theo đúngquy định.

Điều 7. Quy địnhvề an toàn trong đấu nối, tách đấu nối, kiểm định, thí nghiệm, vận hành và bảotrì thiết bị, công trình điện

2. Phương án đấu nối các trạm điện,lưới điện và nhà máy điện mới vào lưới điện phân phối phải phù hợp với quy hoạchphát triển điện lực được phê duyệt. Trường hợp phương án đấu nối không phù hợpvới quy hoạch phát triển điện lực đã được phê duyệt phải thực hiện điều chỉnh,bổ sung quy hoạch theo quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phêduyệt và điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực do Bộ Công Thương ban hành.

3. Thao tác đấu nối, tách đấu nối lướiđiện phải tuân thủ quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, quy chuẩn kỹ thuậtquốc gia về an toàn điện và quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia.Trình tự, thủ tục thỏa thuận, thực hiện đấu nối hoặc tách đấu nối phải được lậpthành hồ sơ, tuân thủ theo quy định hệ thống điện truyền tải, hệ thống điệnphân phối và quy định về tiếp cận điện năng của Bộ Công Thương.

4. Các thiết bị, dụng cụ điện phải đượckiểm định an toàn kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng và trong quá trình sử dụng,vận hành theo đúng quy định. Người làm công việc vận hành, thí nghiệm, sửa chữađường dây dẫn điện hoặc thiết bị điện của tổ chức, bao gồm cả treo, tháo, kiểmtra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng, điều độ viên phải được huấn luyện,sát hạch, xếp bậc, cấp thẻ an toàn điện.

Điều 8. Quy địnhvề an toàn trong sử dụng điện

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng điện phảitổ chức thực hiện các công việc sau:

a) Có đầy đủ các tài liệu về tiêu chuẩn,quy chuẩn kỹ thuật an toàn điện; các hướng dẫn như: Quy trình, nội quy và biệnpháp tổ chức thực hiện các quy định về an toàn điện tại cơ quan, doanh nghiệptrên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn điện hiện hành. Thiết lậphồ sơ, lý lịch, tài liệu kỹ thuật liên quan đến thiết bị điện và tổ chức quảnlý. Tại các vị trí vận hành phải có đầy đủ các quy trình về vận hành thiết bị,xử lý sự cố điện, sơ đồ lưới điện, nội quy phòng cháy chữa cháy, sổ nhận ký vậnhành, trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, biển cấm, biển báovà các dụng cụ phương tiện cá nhân khác.

b) Bố trí người lao động làm công việcliên quan đến vận hành, sửa chữa đường dây, thiết bị điện phải được đào tạo vềnghiệp vụ, kỹ thuật đúng yêu cầu ngành nghề; đơn vị sử dụng điện để sản xuất(có trạm biến áp riêng), người lao động còn phải được huấn luyện, sát hạch, xếpbậc và cấp thẻ an toàn điện. Các thiết bị, dụng cụ điện sử dụng phải được quảnlý, kiểm định an toàn theo đúng quy định của pháp luật.

c) Đối với khách hàng sử dụng lưới điệnhạ áp: Có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn hệ thống điện của mình, kịp thờiphát hiện và ngăn ngừa nguy cơ gây sự cố, tai nạn về điện; sử dụng các loại dâydẫn, dây cáp điện và thiết bị điện, thiết bị bảo vệ hệ thống điện rõ nhãn mác,nguồn gốc xuất xứ; lựa chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với công suất thiết bị điệnsử dụng để không gây quá tải, hư hỏng thiết bị lưới điện theo quy định của Quychuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN số 12:2014/BXD về hệ thống điện của nhà ở vànhà công cộng như sau:

Đối với những dây nhánh trong nhà,dây di động từ ổ cắm tới những thiết bị có công suất nhỏ hơn 1 kW như ti vi, tủlạnh, quạt điện thì dùng dây đồng mềm với 2 lớp cách điện, có tiết diện tối thiểu2x1,5 mm2. Đối với thiết bị có công suất lớn hơn 1 kW và nhỏ hơn 2kW như bếp điện, đèn sưởi, điều hòa thì nên sử dụng dây với 2 lớp cách điện tiếtdiện tối thiểu 2x2,5 mm2.

Với dây nguồn cấp, dây đến ổ cắm điệnhoặc cấp cho những thiết bị điện có công suất lớn hơn 2 kW, lựa chọn tiết diệndây dẫn theo công suất như gợi ý sau:

Tiết diện dây đồng tối thiểu

(mm2)

Dòng điện pha

(A)

Công suất 1 pha tại điện áp 220V

(kW)

Công suất 3 pha

(kW)

1,5

3,75

0,7

2,1

2

5

0,94

2,81

2,5

6,25

1,17

3,51

4

10

1,87

5,61

6

15

2,81

8,42

10

25

4,68

14,03

16

40

7,48

22,44

25

62,5

16,69

35,06

35

87,5

16,36

49,09

Chương IV

TRÁCH NHIỆM QUẢNLÝ, ĐẢM BẢO AN TOÀN ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

Điều 9. Trách nhiệmcủa Sở Công Thương

1. Thường trực Ban chỉ đạo phát triểnđiện lực Thành phố; tham mưu UBND Thành phố ban hành quy chế hoạt động của Banchỉ đạo, xây dựng Kế hoạch hoạt động hàng năm của Ban chỉ đạo phát triển điện lựcThành phố; thành lập tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo phát triển điện lựcThành phố.

2. Tổ chức quản lý, bảo vệ an toàncông trình lưới điện cao áp trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật.Chủ trì thực hiện số hóa và quản lý cơ sở dữ liệu hệ thống điện thành phố Hà Nộiphục vụ công tác quy hoạch, công tác cấp phép của các cơ quan chuyên môn đảm bảoHLBVATLĐCA và các công tác khác.

3. Chủ trì cùng UBND cấp huyện ràsoát, tổng hợp các trường hợp công trình không đủ điều kiện tồn tại trong phạmvi hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, đề xuất phương án báo cáo UBNDThành phố quyết định.

4. Tổ chức tuyên truyền, tập huấnnghiệp vụ, kiểm tra, đôn đốc UBND cấp huyện, các đơn vị điện lực và các tổ chức,cá nhân có liên quan xử lý các vi phạm quy định về bảo vệ an toàn lưới điện caoáp, vi phạm quy định về an toàn điện trên địa bàn đúng quy định.

6. Giải quyết các khiếu nại, tố cáovà các vấn đề liên quan đến bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, an toàn điện trênđịa bàn theo thẩm quyền.

Điều 10. Tráchnhiệm của Sở Xây dựng

2. Cấp phép và hướng dẫn, kiểm tracác cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng đảm bảo HLBVATLĐCA theo quy định.

3. Chủ trì hướng dẫn về công tác quảnlý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trên địa bànthành phố Hà Nội; có trách nhiệm kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành đưavào sử dụng các công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng đốivới công trình chuyên ngành do mình quản lý (chung cư, nhà cao tầng, công trìnhcông nghiệp, vật liệu xây dựng, hạ tầng kỹ thuật), đảm bảo các quy định an toànvề điện.

Điều 11. Tráchnhiệm của Sở Giao thông Vận tải

1. Chỉ đạo hoạt động cấp phép xây dựngchuyên ngành, hướng dẫn các đơn vị điện lực từ bước thỏa thuận công trình thiếtyếu xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đến bướcthiết kế kỹ thuật và cuối cùng cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếutrong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đang khai thác đảm bảotránh chồng lấn giữa hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng giao thông vàHLBVATLĐCA đặc biệt là các công trình điện đi ngầm.

2. Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trựcthuộc phối hợp với các đơn vị điện lực thường xuyên cập nhật sơ đồ mặt bằng lướiđiện cao áp, cơ sở dữ liệu hệ thống điện đặc biệt là các công trình điện đi ngầmphục vụ công tác quản lý hạ tầng giao thông và cấp phép thi công.

3. Thực hiện trách nhiệm của cơ quancấp phép xây dựng trước khi cấp phép cho tổ chức, cá nhân xây dựng theo quy địnhtại khoản 2, Điều 51 của Luật Điện lực.

4. Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trựcthuộc trong giám sát sau cấp phép, kịp thời xử lý, giải quyết theo thẩm quyềnkhông để vi phạm về an toàn điện hoặc ảnh hưởng đến vận hành an toàn lưới điệncao áp.

Điều 12. Tráchnhiệm của UBND cấp huyện

1. Rà soát, kiện toàn Ban chỉ đạophát triển điện lực cấp huyện và duy trì hoạt động thường xuyên, hiệu quả để chỉđạo xử lý các vi phạm quy định về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, hành vi viphạm quy định về an toàn điện trên địa bàn cũng như các hoạt động khác của Banchỉ đạo phát triển điện lực cấp huyện.

Trưởng Ban chỉ đạo phát triển điện lựccấp huyện là Chủ tịch/Phó Chủ tịch UBND cấp huyện được phân công phụ trách lĩnhvực phát triển điện lực chịu trách nhiệm của người đứng đầu trước pháp luật,UBND Thành phố, Trưởng Ban chỉ đạo phát triển điện lực Thành phố, UBND cấp huyệntrong công tác của Ban chỉ đạo phát triển điện lực cấp huyện và đảm bảo an toànđiện trên địa bàn.

Các Ủy viên là Trưởng/phó các phòng,đơn vị trực thuộc UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã, Lãnh đạo các đơn vị điệnlực có công trình điện trên địa bàn do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định, phâncông công tác cụ thể và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp huyện, TrưởngBan chỉ đạo phát triển điện lực cấp huyện về nhiệm vụ được giao.

2. Chủ trì phối hợp với các đơn vị điệnlực quản lý vận hành lưới điện thường xuyên rà soát, thống kê các điểm vi phạmHLBVATLĐCA, xây dựng Kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo có các giải pháp cụ thểđể đạt mục tiêu hàng năm giảm tối thiểu 30% số vụ vi phạm cũ, không để tồn tạivi phạm mới.

3. Chỉ đạo và giám sát các đơn vị điệnlực trong sử dụng lực lượng Kiểm tra viên điện lực để kiểm tra việc thực hiệncác quy định của pháp luật về sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lựcvà lưới điện trên địa bàn nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vivi phạm quy định về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, hành vi vi phạm quy định vềan toàn điện.

4. Chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện côngtác kiểm tra nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời, dứt điểm ngay từ đầu đối với cáctrường hợp vi phạm quy định về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, vi phạm quy địnhvề an toàn điện theo thẩm quyền.

5. Thực hiện trách nhiệm của cơ quancấp phép xây dựng trước khi cấp phép cho tổ chức, cá nhân xây dựng theo quy địnhtại khoản 2, Điều 51 của Luật Điện lực.

6. Thực hiện chức năng thẩm định, cấp“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” phải phối hợp, khảo sát chặt chẽ cùng cácđơn vị Điện lực, làm rõ chỉ giới của HLBVATLĐCA và phạm vi giới hạn sử dụng đấttránh chồng lấn; tổ chức giám sát việc thực hiện nội dung giấy chứng nhận đã cấptheo quy định.

7. Tuyên truyền rộng rãi về tầm quantrọng của lưới điện cao áp và các biện pháp bảo vệ công trình lưới điện cao áp,vai trò của đảm bảo an toàn điện trong cung ứng, sử dụng điện; kiểm tra, xử lýcác vi phạm quy định về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, vi phạm quy định về antoàn điện đồng thời tổ chức quản lý, bảo vệ an toàn công trình điện lực trên địabàn, chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố nếu để phát sinh vi phạm.

Điều 13. Tráchnhiệm của UBND cấp xã

1. Tuyên truyền, phổ biến quy định củaThành phố về an toàn điện; kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời theo thẩm quyềnngay từ đầu đối với các hành vi vi phạm HLBVATLĐCA, hành vi vi phạm quy định vềan toàn điện trên địa bàn.

2. Khi chưa có quy định cấp “Giấyphép xây dựng” tại các vùng nông thôn, UBND cấp xã quản lý chặt chẽ và cảnh báođến các hộ có nhu cầu xây dựng không để xảy ra tình trạng vi phạm HLBVATLĐCA.

3. Tổ chức, phối hợp với các cơ quanchức năng, Đơn vị điện lực quản lý vận hành lưới điện cao áp tiếp nhận thôngtin, tiến hành xử lý theo thẩm quyền các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạmquy định về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, hành vi vi phạm quy định về antoàn điện trên địa bàn.

4. Khi phát hiện công trình lưới điệncao áp bị vi phạm hành lang bảo vệ an toàn hoặc có nguy cơ bị phá hoại thì khẩntrương phối hợp với các cơ quan chức năng, Đơn vị điện lực quản lý vận hành lướiđiện cao áp ngăn chặn, khắc phục, xử lý theo quy định. Báo cáo kịp thời nhữngcông trình xây dựng vi phạm vượt quá thẩm quyền xử lý với Ủy ban nhân dân cấphuyện.

5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồngthời là Ủy viên Ban chỉ đạo phát triển điện lực cấp huyện chịu trách nhiệm trướcChủ tịch UBND cấp huyện về triển khai các nhiệm vụ trong xử lý vi phạm quy địnhvề bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, vi phạm quy định về an toàn điện trên địabàn.

Điều 14. Tráchnhiệm của các đơn vị Điện lực quản lý vận hành lưới điện

2. Tuyên truyền, phổ biến các quy địnhcủa Nhà nước về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và an toàn điện; phối hợp vớicác cơ quan chức năng kiểm tra, báo cáo xử lý điểm vi phạm quy định về bảo vệan toàn lưới điện cao áp và an toàn điện theo đúng quy định.

3. Tuân thủ quy định của pháp luật vàThành phố trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng, sửa chữa, lắp đặt, thí nghiệm,kiểm định và bảo trì các thiết bị, lưới điện nhằm quản lý vận hành lưới điện antoàn.

4. Thường xuyên kiểm tra lưới điệnthuộc phạm vi quản lý, phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị điện lựckhác trong phát hiện, xử lý các vi phạm quy định về bảo vệ an toàn lưới điệncao áp và an toàn điện; lập biên bản vi phạm và đề nghị xử lý vi phạm gửi đếncác cơ quan chức năng: UBND cấp xã, UBND cấp huyện đồng thời gửi báo cáo Thườngtrực Ban chỉ đạo phát triển điện lực Thành phố.

5. Nghiên cứu lập kế hoạch, bố trínguồn vốn từng bước hạ ngầm lưới điện cao áp trong khu vực phát triển đô thị(ưu tiên khu vực trong Vành đai 4) góp phần cải tạo cảnh quan kiến trúc của khuvực, tăng hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo HLBVATLĐCA theo quy định.

7. Phải tháo dỡ thu hồi các kết cấu củahạng mục, công trình lưới điện do đơn vị quản lý; hoàn trả mặt bằng trong vòng06 tháng kể từ khi hạng mục, công trình lưới điện đó được tách khỏi hệ thống điệnvà không còn khai thác, sử dụng.

8. Thực hiện ngừng giảm cung cấp điệntheo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ antoàn lưới điện cao áp và an toàn điện theo quy định; thông báo và giám sát cáckhách hàng sử dụng điện không được cấp điện cho công trình, điểm vi phạm.

Điều 15. Tráchnhiệm của các cơ quan khác có liên quan

1. Công an Thành phố:

Chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh, antoàn lưới điện cao áp trong phạm vi các đơn vị trực thuộc; tham mưu, phối hợp vớicác Sở, ban, ngành của Thành phố, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trong kiểm tra, xửlý và ngăn chặn kịp thời các vi phạm quy định về bảo vệ an toàn lưới điện caoáp và vi phạm an toàn điện theo quy định; chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, Công ancác quận, huyện, thị xã kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm về bảovệ an toàn lưới điện cao áp và vi phạm an toàn điện, trộm cắp trang thiết bị lướiđiện, phá hoại lưới điện, trộm cắp điện năng.

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành,UBND cấp huyện liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong Đềán đảm bảo an ninh, trật tự hệ thống truyền tải điện 500kV trên địa bàn thànhphố Hà Nội.

2. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội:

Chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh, antoàn lưới điện cao áp trong phạm vi các đơn vị trực thuộc; tham mưu, phối hợp vớicác Sở, ban, ngành của Thành phố, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trong kiểm tra, xửlý và ngăn chặn kịp thời các vi phạm quy định về bảo vệ an toàn lưới điện caoáp và vi phạm an toàn điện theo quy định; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc kịp thờiphát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định pháp luật như: trộm cắp trangthiết bị lưới điện, phá hoại lưới điện, trộm cắp điện năng.

3. Sở Tài chính:

Phối hợp với các Sở, ban, ngành củaThành phố tham mưu báo cáo UBND Thành phố bố trí kinh phí từ nguồn chi thườngxuyên ngân sách Thành Phố để triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Tham mưu UBND Thành phố giải quyếtcác nội dung liên quan đến quy hoạch sử dụng đất xây dựng các công trình điện lực,đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng phục vụ đầu tư, cải tạo các công trình lướiđiện trên địa bàn Thành phố.

Chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành cóliên quan hướng dẫn việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ theo quy định của Nhà nước.

5. Sở Quy hoạch - Kiến trúc:

Phối hợp cung cấp thông tin về quy hoạch(khi nhận được đề nghị của cơ quan chủ trì) để phục vụ công tác bảo vệ, xử lývi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp theo quy định.

6. Các cơ quan truyền thông:

Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội,Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế đô thị và các cơ quan thông tin truyền thông khác củaThành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm tham gia, tuyên truyền về tầmquan trọng của công tác bảo vệ lưới điện cao áp, đảm bảo an toàn trong cung ứng,sử dụng điện trên địa bàn Thành phố.

Chương V

KHEN THƯỞNG, KỶLUẬT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 16. Khenthưởng, kỷ luật

1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệmtrong công tác bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và an toàn điện có thành tích xuấtsắc thì được xét khen thưởng theo quy định hiện hành.

2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảovệ an toàn lưới điện cao áp do thiếu trách nhiệm hoặc cố ý làm trái các quy địnhcủa Nhà nước gây thiệt hại cho người dân, cho đơn vị, gây mất an toàn cho lướiđiện sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạchhoặc buộc thôi việc và phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sựtheo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 17. Kinh phíhoạt động

1. Kinh phí cho lĩnh vực quản lý, đảmbảo an toàn điện thuộc kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển điện lựcThành phố được cấp từ ngân sách Thành phố, Sở Công Thương có trách nhiệm lập dựtoán và quản lý kinh phí hoạt động hàng năm theo quy định.

2. Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạophát triển điện lực cấp huyện và của UBND cấp xã cho lĩnh vực quản lý, đảm bảoan toàn điện trên địa bàn được cấp từ ngân sách địa phương và quản lý theo quyđịnh của Luật ngân sách.

Điều 18. Giảiquyết khiếu nại, tố cáo

Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối vớicác tổ chức, cá nhân trong việc xử lý vi phạm quy định về bảo vệ an toàn lướiđiện cao áp và an toàn điện được thực hiện theo Luật Khiếu nại, tố cáo và cácvăn bản liên quan.

Điều 19. Tổ chứcthực hiện

1. Sở Công Thương có nhiệm vụ phối hợpvới các Sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đôn đốc thựchiện Quy định này; báo cáo định kỳ (6 tháng, cả năm) và theo yêu cầu đối vớiUBND Thành phố và Bộ Công Thương.

Xem thêm: giai vo bai tap toan lop 5 tap 2 bai 152

2. UBND cấp huyện, UBND cấp xã chịutrách nhiệm và tổ chức thực hiện Quy định này trên địa bàn, thực hiện báo cáo địnhkỳ (quý, năm) và theo yêu cầu về tình hình vi phạm an toàn điện, công tác xử lývi phạm HLBVATLĐCA trên địa bàn với Sở Công Thương.

3. Các đơn vị Điện lực quản lý vậnhành lưới điện tổ chức thực hiện Quy định này; thực hiện báo cáo nhanh về tai nạnđiện và các vi phạm đối với hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp theo quyđịnh, báo cáo định kỳ (quý, năm) và theo yêu cầu về tình hình vi phạm an toànđiện, công tác xử lý vi phạm HLBVATLĐCA trong phạm vi quản lý vận hành với UBNDcấp huyện quản lý địa bàn nơi xảy ra vi phạm và với Sở Công Thương.

Trong quá trình thực hiện quy định, nếuvướng mắc các tổ chức, cá nhân liên quan phản ánh kịp thời về Sở Công Thương đểđược hướng dẫn thực hiện đồng thời báo cáo UBND Thành phố để bổ sung, điều chỉnhkịp thời./.