Khám Phá Thiền Viện Vạn Hạnh Tphcm, Thiền Viện Vạn Hạnh (Thành Phố Hồ Chí Minh)

Tin tứcTu họcĐời sốngTuổi trẻDiễn đànNgười thời nayThời đạiVăn hóaVăn họcPhật giáo Việt NamNghiên cứuQuốc tếThư viện

*
Tin TứcVăn hóaChùa Việt Nam
*

Thiền viện Vạn Hạnh - Tp. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem: Khám Phá Thiền Viện Vạn Hạnh Tphcm, Thiền Viện Vạn Hạnh (Thành Phố Hồ Chí Minh)


*

Tam quan thiền viện
*

*

Trước năm 1975, nơi đây là Phân khoa Khoa học Ứng dụng thuộc Viện Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn do Hòa thượng Tiến sĩ Thích Minh Châu làm Viện trưởng. Năm 1976, Hòa thượng đã tạo lập thiền viện làm nơi tu trì, nghiên cứu Phật học.

Trong khuôn viên thiền viện, hiện đặt văn phòng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Trường cao cấp Phật học Việt Nam (nay là Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh), văn phòng Hội đồng phiên dịch kinh Đại Tạng Việt Nam. Đến nay đã dịch và ấn hành 36 tập thuộc kinh điển Pali và A-hàm.

Tam quan thiền viện được xây dựng năm 1990 theo kiểu kiến trúc cổ Phật giáo ở Huế do hai Đại đức Tâm Đoan và Tịnh Quang đảm trách.

Chánh điện (trước đây) thờ đức Phật Thích Ca thiền định trên tòa sen, vẻ mặt đầy bao dung. Hai bên là phòng đọc sách của Thư viện. Tầng lầu là phòng khách và phòng làm việc của Hòa thượng Viện chủ.

Xem thêm: chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản


Ngày 30 – 5 – 2001, Hòa thượng Viện chủ đã có lời cáo bạch đại trùng tu ngôi chánh điện thiền viện. Lễ đặt đá đại trùng tu ngôi chánh điện thiền viện được tổ chức ngày 04 – 12 – 2001. Ngôi chánh điện được xây dựng từ năm 2002 do kiến trúc sư Phan Trường Sơn phác họa kiến trúc kiểu chùa cổ ở Huế, nghệ nhân Lê Duy thực hiện phần trang trí nội thất.

Thiền viện đã tổ chức trọng thể lễ khánh thành ngôi chánh điện vào ngày 24 – 10 – 2004 (ngày 11 tháng 9 năm Giáp Thân). Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Án giữa, bậc cao nhất, tôn trí tượng Tam Thế Phật, bậc kế trước tôn trí tượng đức Phật Thích Ca. Căn phía sau điện Phật là bàn thờ Tổ, thờ cố Đại lão Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, nguyên Đệ nhất Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.

Xem thêm: trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn

Giảng đường xây 2 tầng: điện Phật ở tầng lầu được bài trí đơn giản, trang nghiêm, chính giữa thờ đức Phật Thích Ca; tầng trệt là giảng đường của thiền viện, nơi thường tổ chức các buổi giảng pháp, hội thảo khoa học, biểu diễn văn nghệ…

Thiền viện Vạn Hạnh hiện giữ một vị trí quan trọng trong việc nghiên cứu và hoằng dương Phật pháp của Phật giáo Việt Nam. Hòa thượng Viện chủ Thích Minh Châu là một vị cao tăng thạc đức, đương nhiệm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh.


Thiền viện thường xuyên đón tiếp nhiều đoàn đại biểu Phật giáo quốc tế đến làm việc và đông đảo Phật tử, du khách đến lễ bái, sinh hoạt.

vạn hạnh, tọa lạc, chí minh, phân khoa, khoa học, ứng dụng, đại học, sài gòn, thượng tiến, minh châu, tạo lập, nghiên cứu, phật học, văn phòng, cao cấp, học viện, phật giáo, hội đồng, phiên dịch, ấn hành, kinh điển