Tiểu Sử Của Thầy Thích Thông Lạc Là Ai, Tiểu Sử Của Thầy Thích Thông Lạc

*
*
Hòa thượng Thích Thích Thông Lạc có nhiều “nhận định” mang tính đảo lộn, phủ định kinh sách, phủ định những pháp môn đã có từ hàng ngàn năm nay. Ngoài ra, HT còn nhận định con người sau khi chết “không có linh hồn”, tất cả các hiện tượng tâm linh, ngoại cảm đều do tưởng uẩncủa con người tưởng tượng ra…

Thời gian gần đây, có phật tử khi truy cập trang Chơn Lạc, xem một số đoạn video trên youtube.com, đọc sách, xem băng đĩa CD, VCD…của Hòa thượng (HT) Thích Thông Lạc đã bày tỏ băn khoăn về một số bài giảng, nhận định của HT.

Bạn đang xem: Tiểu Sử Của Thầy Thích Thông Lạc Là Ai, Tiểu Sử Của Thầy Thích Thông Lạc

Trong đó có nhiều “nhận định” mang tính đảo lộn, phủ định kinh sách, phủ định những pháp môn đã có từ hàng ngàn năm nay. Ngoài ra, HT còn nhận định con người sau khi chết “không có linh hồn”, tất cả các hiện tượng tâm linh, ngoại cảm đều do tưởng uẩn của con người tưởng tượng ra…Sau khi đọc, xem các đoạn video, bài giảng và sách của HT Thích Thông Lạc. Chúng tôi nhận thấy, HT đã có cách viết ngắn gọn, rõ ràng, nêu luậncứ cụ thể. Đọc, xem, nghe…các nhận định đó, chúng tôi cũng đồng nhận thức về một số nhận định, luận điểm và lập luận của HT về một số vấn đề.Ví dụ: Khi nói về loài hoa Vô Ưu, có người đã thần thánh hóa, cho đó là loài hoa hàng ngàn năm mới nở một lần, và lần nào nở, ai thấy được hoa nở thì đó là cơ duyên đặc biệt, hàng ngàn năm mới có. Bao đời nay, người ta tin như vậy, và gần đây ở Việt Nam cũng đã có nhiều báo dẫn câu chuyện trên và tả cây hoa vô ưu nở ở gia đình một nôngdân Trung Quốc như là sự kiện 3000 năm, mới có một lần.HT Thích Thông Lạc, không tin như vậy, trong quyển sách “Không có linh hồn”, HT có đoạn viết: Người ta nói đến hoa VÔ ƯU là nói đến sự không buồn phiền, đó là người ta khéo tưởng tượng một đức Phật sinh ra nơi gốc cây VÔ ƯU có nghĩa là một bậc Thánh không còn phiền não.Bao đời con người cũng hay tưởng tượng một đấng GIÁO CHỦ rồi bịa ra hoa VÔ ƯU để ca ngợi đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một bậc Thánh từ cung Trời Đâu Suất sinh về thế gian nên mới có những hiện tượng hoa VÔ ƯU nở.Hiện giờ ở Việt Nam người ta trồng cây VÔ ƯU rất nhiều hoa nở liên tục mùa nào cũng có hoa nở. Do đó chứng tỏ người ta khéo ca ngợi đức Phật màthành dối trá lừa đảo mọi người. Cho nên trên cuộc đời này đừng bao giờnghe người ta nói mà hãy nhìn rõ mọi việc người ta làm rồi mới có tin.Khi thấy hoa VÔ ƯU tại đền thờ Phật và đền thờ đức Trần Nhân Tông tại TPHồ Chí Minh ở Việt Nam mùa nào cũng nở thì người ta lại lý luận Phật Giáo Việt Nam hưng thịnh.

Theo chúng tôi cách đặt vấn đề đó, nhận định riêng về câu chuyện kể trên của HT Thích Thông Lạc hoàn toàn chính xác, không riêng gì HT mà với nhiều nhà nghiên cứu Phật học, các yếu tố mang tính huyền thoại, do người đời vì lòng tôn kính mà truyền tụng cũng cần được làm rõ, tránh cái hiểu màu nhiệm, nặng tính nhân cách hóa, phi thực tế. Ngoài ra, chúng tôi cùng đồng suy nghĩ với một số nhận định khi HT viết và nhận định về xây dựng nền đạo đức cá nhân, đạo đức xã hội, mô tả các hiện tượng mê tín, dĩ đoan như cúng, bái, đốt vàng mã, sự lừa lọc của một số “nhà ngoại cảm” về thế giới tâm linh là như thế này, thế kia…sự mê muội, hoang đường của không ít tín ngưỡng, tôn giáo.Song ở một số nhận định khác, chúng tôi với tri thức nhỏ bé, trình độ Phật học sơ cơ lại có cách hiểu khác với nhận định của HT Thích Thông Lạc. Rất tiếc, các nhận định cơ bản, xuyên suốt tạo nên “hiện tượng” Thích Thông Lạc khi đem đối diện với cách hiểu của chúng tôi lại khác nhau căn bản.Chúng tôi mạnh dạn trao đổi một số vấn đề mà HT đã nhận định, mà quí đạohữu đã tin cậy hỏi, “chất vấn”, “tham vấn” chúng tôi xung quanh “hiện tượng” HT Thích Thông Lạc.

Thiết nghĩ, tất cả chỉ trên tinh thần khiêm hạ của những người con Phật. Những điều trao đổi và cách hiểu của chúng tôi, chưa hẳn đã tường minh, là người con Phật, chúng tôi sẵn sàng lắng nghe những chỉ giáo củacác bậc cao minh, quí đạo hữu và bạn đọc.

Hỏi: HT. Thích Thông Lạc tự xưng đã chứng Tứ Thiền, Tam Minh, đắc quả vị A La Hán? Như vậy, có đúng không?Trả lời: Để chứng cho người nào đắc đạo, đắc quả vị nào, Bồ Tát, A La Hán thì phải có Người chứng đắc quả vị cao hơn, chứng (biết) cho người đắc quả vị thấp hơn, trừ trường hợp đặc biệt, Phật chứng quả vị Phật cho tên hiệu của vị Phật khác. Do vậy, để chứng cho vị nào đắc quả vị A La Hán hay Bồ Tát thì chỉ có những Người đắc quả vị Phật mới chứng được.

Xem thêm: Cách chơi xúc xắc tố online đổi thưởng chi tiết

Hỏi: HT Thích Thông Lạc cho rằng chỉ có Phật Thích ca là vị Phật duy nhất, có phải đúng tinh thần câu kệ nổi tiếng được Phật sơ sinh tuyên bố khi Ngài đản sinh “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”,có nghĩa là chỉ có đức Phật Thích Ca là duy nhất – độc tôn.

Vậy tại sao, đức Phật Thích Ca lại nói: Ta là chúng sinh đã thành, và các con là chúng sinh sẽ thành”. Có gì mâu thuẫn không?

Với chúng sinh ở trái đất, sau đức Phật Thích ca có ai đắc quả vị Phật không?

Xem thêm: Khuyến mãi nhà cái Bj88 và những điều bạn nên biết

Trả lời: Chúng tôi hiểu, bất cứ ai tu theo đúng chính pháp của đức Phật Thích Ca đã chỉ dạy đều có thể trở thành Phật.

Câu “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”, có nghĩa là, Phật Pháp là Pháp tính chân như của vũ trụ, không do bất cứ ai, một “thượng đế nào” sáng tạo ra. Nó vốn vẫn vậy, không sinh, không diệt. Đức Phật ThíchCa trước khi đắc đạo cũng là chúng sinh như chúng ta muôn một, trải quavô số kiếp tu hành đã đầu thai xuống trái đất, và tu hành đắc đạo, đắc quả vị Phật. Thái tử Tất Đạt Đa đã tự mình tu hành đắc đạo, không có thầy chỉ dạy, sau khi giác ngộ nhận thức ra con đường giải thoát, đức Phật đã thành lập tăng đoàn, khai sinh một tôn giáo mới, tôn giáo đó mang tên là đạo Phật.

Sự độc Tôn ở đây là mang ý nghĩa tự nhận biết, ý nghĩa “phát minh”, tự tìm ra quy luật bản thể và tìm ra con đường “giải thoát”. Đức Phật Thích Ca đã tự tu, tự chứng quả nên không bị ảnh hưởng giáo pháp của ngoại đạo, không bị ảnh hưởng bởi bất cứ một giáo pháp nào có từ trước đó. Giáo Pháp mà đức Phật Thích Ca giác ngộ ra là do Ngài tự “ngộ”.Các chúng sinh sau thời đức Phật Thích Ca, căn cứ vào những chỉ dạy của đức Phật Thích Ca, tu hành viên mật đều có thể thành Phật, tức là dựa theo giáo pháp mà Ngài đã thấu triệt và chỉ rõ. Hiểu một cách nôm na, Thái tử Tất Đạt Đa là Người đã “tự” giác ngộ và tựsoạn giáo án để chỉ dạy cho chúng sinh con đường tu giải thoát. Còn cácđệ tử sau Phật một cơ số X thời gian nhất định, có thể tu thành Phật bởi “giáo án” đã có sẵn ở thế gian do đức Phật Thích Ca soạn. Nên hiểu sự “độc nhất” là như vậy, không phải độc nhất là duy nhất Ngài thành Phật, mà không thể ai khác.Như vậy, là với chúng sinh sau thời đức Phật hoàn toàn có thể tu thành Phật, nhưng con đường tu không phải do chúng sinh đó tự nhận thức ra bảnthể của con đường giải thoát, mà chúng sinh đó tự tu thân – tâm – khẩu theo những lời chỉ dạy của đức Phật Thích Ca để giải thoát khỏi sinh - tử, hòa vào bản thể chân như (vốn không sinh, không diệt, và không có bản quyền riêng của bất cứ ai, Thái tử Tất Đạt Đa sau khi giác ngộ với tên hiệu đức Phật Thích Ca chỉ là một trong hằng hà sa số Phật, Thái tử vì giác ngộ nhận biết được Phật tính của vũ trụ mà thành Phật, chứ khôngphải Phật tính của vũ trụ là do Phật Thích Ca sáng tạo ra) của vũ trụ.Hỏi: Trong một số bài giảng, HT Thích Thông Lạc nhận định không có Phật A Di Đà, Phật Di Lặc, chỉ có Phật Thích Ca. Cũng theo HT Thích Thông Lạc, hình ảnh các vị Phật khác là do tà ma, ngoại đạo dựng lên, không có thật, điều đó có đúng không? Trả lời: Chúng tôi có cách hiểu, ngay sau khi đức Phật Thích Caviên tịch, nhập niết bàn, đạo Phật đã có sự phân hóa và các đệ tử, những người con Phật, và cả những thành phần ngoại đạo đã có những thảo luận, biện giải theo những hướng khác nhau. Theo chúng tôi, đó là điều bình thường, vì nó thể hiện trình độ nhận thức, giác ngộ và các căn cơ khác nhau của chúng sinh. Không phải đến bây giờ mới tạo nên “hiện tượng” Thích Thông Lạc. Bản thân phật Pháp vốn không lời, không sinh – không diệt, không đúng – không sai, không bớt cũng chẳng thêm. Nó là một thuộc tính bản thể chân như không thuộc bản quyền của ai theo tư cách sở hữu “gốc”, chỉ có chúngsinh nào có cơ duyên để nhận thức, giác ngộ thấu triệt được mà thôi. Kể cả khi trước khi đạo Phật ra đời với tư cách một tôn giáo thì Phật – Pháp vốn vẫn vậy, không phải sau khi đức Phật Thích Ca đắc đạo thì mới có Phật Pháp. Thái tử Tất Đạt Đa sau khi giác ngộ với tên hiệu đức Phật Thích Ca chỉ là một trong hằng hà sa số Phật, Thái tử vì giác ngộ nhận biết được Phậttính của vũ trụ mà thành Phật, chứ không phải Phật tính của vũ trụ là do Phật Thích Ca sáng tạo ra. Phật pháp hiểu theo nghĩa tính từ thì không sinh, không diệt, không có thời gian, không gian…Sau khi giác ngộ, thấu triệt về Phật Pháp, đức Phật Thích Ca đã hướng dẫn chúng sinh tu tập để cùng nhận biết, giác ngộ và thấu triệt được nhưNgười. Nên tôn giáo mang tên gọi Phật giáo ra đời, Ngài là người sáng lập tôn giáo – đạo Phật, không phải là Người sáng lập Phật Pháp, chính nhờ công đức đó của Ngài mà Phật Pháp có mặt ở thế gian, trong nhận thứccủa thế gian.Như vậy, xét riêng ở thế giới Ta bà, nhỏ hơn là cõi Nhân ở trái đất, đứcPhật Thích Ca là giáo chủ sáng lập đạo Phật mang tên Phật giáo. Trước đó, một cơ số X thời gian nhất định, về lý thuyết hoàn toàn có thể có một vị Phật khác, và sau này khi Phật Pháp đã “mạt vận” (1) ở thế gian, về mặt lý thuyết có thể lại xuất hiện một vị Phật khác, có sự giác ngộ, thấu triệt để nhận biết được tính bản thể chân như của Phật Pháp để khaisáng cho chúng sinh trong giai đoạn niên đại X + N đó tu tập…