Thầy Thích Chân Quang 2014 ), Thầy Thích Chân Quang Giảng Gì Về Đạo Chúa (2014)


Từ thực tế chuyến đi, Thượng tọa đã truyền lại cho các phật tử những bài học, những kinh nghiệm mà bản thân mình đã thấy được, để việc tu tập của các phât tử được thuận lợi, dễ dàng hơn.
Sau một chuyến đi dài ngày, đươc gặp lại các phật tử, Thượng tọa không giấu niềm vui mừng. Thượng tọa chia sẻ: “Người Việt mình bên Lào đông nhưng ít người đến chùa tu tập. Vì không ở bên đó lâu nên Thầy không dám đánh giá nhưng Thầy thấy lo và buồn. Nhìn vào chùa mình, phật tử về đây quây quần tu tập, rất ấm cúng dù chùa chưa xây xong. Vui nhất là nhiều người vào chùa rồi không muốn về nhà nữa”.
*

Ngồi nói chuyện với các phật tử trong chính ngôi chùa mà mình là người đặt nền móng cũng như đóng góp lớn vào việc xây dựng, Thượng tọa thấy rất thân quen, gần gũi. Chùa Viên Quang mang dấu ấn kiến trúc của một ngôi chùa thế kỷ XXI. Đây là một ngôi chùa sinh thái, từ móng cho đến mái hoàn toàn không có một mảnh gỗ nào. Theo Thượng tọa “Nhiều nơi thích xây chùa bằng gỗ vì nó sang nhưng các cột gỗ lại che mất tầm nhìn, gây bất tiện khi sinh hoạt hay làm lễ. Chùa Viên Quang là ngôi chùa hiếm hoi tại Việt Nam không sử dụng gỗ trong xây dựng”.
*
*

Người nhấn mạnh xây dựng chùa thì phải quan tâm đến việc thiết kế, thi công làm sao để vừa tiện lợi, tiết kiệm, lại vừa bảo vệ môi trường sinh thái. Hơn nữa, xây chùa thì cũng phải chú ý nên xây nhà vệ sinh trước hết, đây là việc làm rất quan trọng. Và phải xây làm sao cho đẹp. Dù hai mươi năm sau vẫn không lạc hậu, vì đây là cái văn minh căn bản đầu tiên của con người, buộc ta phải theo kịp thời đại.
Chùa là nơi sinh hoạt của các phật tử, có chùa rồi thì các phật tử mới có nơi tu tập. Xây dựng chùa là việc làm hết sức cần thiết. Tuy nhiên, có chùa thì phải có phật tử. Không phải ngẫu nhiên mà chùa Việt bên Lào rất đẹp, rộng và yên tĩnh nhưng người dân ta lại ít lui tới. Một trong những nguyên nhân chính là dân ta không hiểu được nội dung mà kinh tụng nói đến. Hầu hết người Lào theo phái Tiểu thừa (Phật giáo Nam tông), tụng kinh bằng tiếng Pali, giống như Bắc tông một thời gian dài tụng bằng chữ Nho.
Những người không vào chùa, không hiểu đạo thì tâm không tăng trưởng, dần dần lớp trẻ chán rồi bỏ chùa, và rồi ngoại đạo tới, họ thu hút lấy hết. Đó là lý do mà ta mất nước, cả trăm năm làm nô lệ cho Pháp, chỉ vì đạo Phật không có phổ cập tới tất cả mọi người. Ngày xưa, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc có câu nói rất sáng suốt: “Muốn giành lại độc lập phải xây dựng lại và phát triển đạo Phật cái đã”. Câu nói đó hơn 100 năm sau ta mới hiểu và thấy chính xác là vậy.
*
*

Những năm gần đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam có chủ trương Việt hóa nghi thức tụng niệm. Lúc đó, lác đác một vài ngôi chùa bắt đầu xuất hiện một số bài Kinh, bài Sám bằng tiếng Việt để mọi người hiểu, nhưng lối dịch rất cổ. Hiện nay, khuynh hướng Việt hóa kinh Nhật tụng ngày càng nhiều nên rất nhiều phật tử, kể cả những người trẻ đã hiểu và đến với đạo Phật hơn. Lại nữa, chúng ta có một bước tiến mới là đưa âm nhạc vào trong các bài Kinh khiến giới trẻ có cảm xúc với đạo Phật. Khi đến với đạo Phật, lối tu tập của giới trẻ cũng khác với những người lớn tuổi. Ví dụ, người lớn tuổi thì cố gắng làm phúc và tu tập tâm linh, riêng người trẻ tuổi thì phải rèn luyện, gánh vác, dấn thân rất nhiều.
Nói về giáo lý của sự tu hành, Thượng tọa khẳng định: “Tu hành có rất nhiều giáo lý, rất nhiều công hạnh nhưng ta phải nhớ hai điều. Thứ nhất, ta làm phúc thật nhiều để có cuộc sống bình an, để tăng cái phước của mình. Một người sống giữa cuộc đời cần có cái phước để làm giá trị căn bản, sau đó mới nghĩ đến những cái cao siêu hơn. Thứ hai là đi tới con đường vô ngã, là con đường tâm linh. Tu tập tâm linh là tu tập để hướng tới vô ngã, diệt đi cái tôi cá nhân. Ai chưa nói được cái vô ngã thì chưa phải đệ tử Phật”.
*
*

Ngoài ra, Thượng tọa còn cho các phật tử biết rằng: “Tất cả mọi triết thuyết, mọi tôn giáo đều dạy người ta tô điểm cái tôi, để cái tôi này vinh quang, vẻ vang, sung sướng, hưởng thụ, chỉ riêng đạo Phật có mục tiêu diệt mất cái tôi đi”. Đức Phật đã dạy chúng ta diệt bản ngã để đi đến vô ngã hoàn toàn. Ai cảm nhận được mục tiêu vô ngã (diệt cái tôi), người đó là người có thiện căn lớn, có trí tuệ. Đó cũng là người theo đúng con đường của Phật.
Diệt cái tôi cá nhân là một việc làm rất khó. Chúng ta phải đấu tranh với bản thân mình rất vất vả, thường xuyên. Qua đó, để giúp các phật tử sớm đạt được mục tiêu vô ngã của mình, Thượng tọa chỉ rằng: “Ta phải lậy Phật thật nhiều với tất cả sự tôn kính, vì Phật là đấng vô ngã, ta phải lạy người vô ngã để ta đạt được cái vô ngã đó. Bao nhiêu lời kinh, tiếng kệ đưa ta về mục tiêu vô ngã, bớt cái bản ngã, ta mới yêu thương được mọi người. Và khi ta đi trên con đường vô ngã thì bao nhiêu phúc lành, bao nhiêu đạo đức tự động mở ra hết. Tu tập tâm linh, chúng ta có thể theo các pháp môn khác nhau miễn là mục đích cuối cùng là chỉ bày cho người tu hướng về vô ngã. Tuy nhiên, điều đáng buồn là hiện nay rất nhiều nơi quên mất mục tiêu này. Vì vậy khi đến với đạo, ta phải đặt mục tiêu vô ngã lên đầu dù xuất gia hay tại gia.”
*
*
*

Nói về quá trình và cách tu hành của các phật tử, Thượng tọa đặc biệt quan tâm: "Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Chúng ta tu tốt chưa phải là tất cả mà ta còn phải giúp người khác biết và đến với đạo Phật. Mình không đưa được một người về với Phật pháp là điều kém phước cho mình, cũng là điều không hay cho cuộc sống”. Hiện tại, xã hội có rất nhiều người cần Phật Pháp nhưng không ai đến nói với họ. Do đó, chúng ta phải tự hứa cuộc đời này, phải đưa được ít nhất 50 người về với đạo Phật. Muốn làm được vậy, chúng ta phải học thêm kĩ năng làm quen, vì chúng ta không chỉ độ cho những người quen, những người có duyên với đạo Phật mà chúng ta còn phải độ cho những người ta chưa quen. Độ cho càng nhiều người đến với đạo thì chúng ta càng có phước.
Theo đạo Phật, chúng ta không chỉ lễ Phật ở chùa mà còn lễ Phật ở nhà. Hiện nay có một vấn đề là chúng ta ở nhà chung cư nhiều, nhà này chồng lên nhà kia. Cho nên vấn đề thờ Phật không trang nghiêm mà có khi còn phạm giới. Để tránh điều này, Thượng tọa đã đưa ra 2 giải pháp: Một là ta treo một biểu tượng của đạo Phật như hoa sen, chữ vạn để mình hiểu mình là đệ tử Phật chứ đừng thờ hình Phật. Hai là nhà ta cần có cửa sổ nhìn ra bầu trời, khi ta muốn lạy Phật thì ta lạy về phía bầu trời và nghĩ rằng đức Phật đang ở nơi đó. Để tránh điều cấm kị, ta buộc lòng phải làm như vậy.
Cuối buổi nói chuyện, Thượng tọa đã hướng dẫn các phật tử cách thiền sao cho đúng. Thượng tọa đặc biệt nhấn mạnh việc kiểm soát toàn thân trong khi thiền. Việc kiểm soát, biết toàn thân trong khi thiền là căn bản của thiền Nguyên thủy như đức Phật đã dạy. Thượng tọa nói: “Nhớ! luôn luôn tỉnh giác biết rõ toàn thân. Mắt nhìn xuống, tâm quay vào kiểm soát biết rõ toàn thân. Nếu tâm mình loạn động quá thì dùng câu niệm Phật. Khi niệm Phật thì tâm yên, quay vào kiểm soát toàn thân trở lại”, v.v…
*
*
*
*

Những kinh nghiệm mà Thượng tọa đã chia sẻ được rút ra từ chính chuyến hành hương cũng như quá trình tu tập. Không phải ai cũng có đủ duyên cũng như đủ tinh tấn để có thể tự rút ra những kinh nghiệm đó. Vì vậy, những chia sẻ của Thượng tọa là những bài học cực kì quý giá cho việc tu tập của các phật tử. Nó giúp các phật tử tu tập theo con đường đúng đắn, sớm đạt được mục tiêu vô ngã của mình.
Được biết, hiện nay các phật tử địa phương mỗi tối đến chùa Viên Quang tu tập rất đông, riêng mỗi kỳ lễ lớn của Phật giáo thì có đến bốn hoặc năm nghìn người tham dự, mặc dù làm lễ nơi Chính điện tạm. Giờ đây, ngôi Chính điện mới chùa Viên Quang đang từng ngày hiện hữu khang trang hơn và đi vào giai đoạn hoàn thiện. Các phật tử về chùa tu tập cần có chỗ sinh hoạt ổn định, thoải mái. Vì vậy, còn nhiều công trình phục vụ khác phải quan tâm, đó là nhà ở, nhà giảng, nhà bếp, nhà ăn, v.v.. Thượng tọa Thích Chân Quang đã phải cố gắng hết sức mình để đưa công trình đi với tiến độ nhanh nhất, nhằm hướng tới sự tu tập chung cho đại chúng.