* Năm Độc Tham Sân Si Mạn Nghi Là Gì? Cách Giảm Như Thế Nào?

Tham, sân, si, mạn, nghi là gì? Cách giảm như thế nào?Tham, sân, si, mạn, nghi là gì? Cách giảm như thế nào?

Trong bài pháp đầu tiên của đức Phật – Tứ đế, ngài có nhắc đến đầu tiên là Khổ đế. Đã sống trên đời không ai chối cãi được cái khổ. Sinh ra đã là nỗi khổ nên phản xạ chào thế giới đầu tiên là khóc, bệnh tật, đói khát, lo mất địa vị, sợ bị ăn hiếp, sợ không thể giàu sang phú quý… tất cả đều là khổ đau bám víu con người ta, không trừ một cuộc sống nào.

Bạn đang xem: * Năm Độc Tham Sân Si Mạn Nghi Là Gì? Cách Giảm Như Thế Nào?

Chung quy lại, đức Phật đã chỉ ra 4 tướng khổ của đời người. Một là sinh khổ. Hai là già khổ. Ba là bệnh khổ. Bốn là chết khổ. Vậy khổ đau từ đâu mà thành?

*

Tham, sân, si, mạn, nghi: Cội rễ của khổ đau

Phật dạy, khổ không tự nhiên mà thành. Nỗi khổ đau của con người xuất phát từ tập nhân sanh. Tập nhân là tất cả những phiền não tự thân trong mỗi cá nhân hình thành, đó là tham, sân, si, mạn, nghi…

Bản thân “phiền não” là tâm lý phiền muộn, là xác thân khổ não, là khổ đau. Tham – sân – si – mạn – nghi được coi là gốc rễ khởi sinh phiền não. Trong đó, tham, sân, si còn được quy vào “tam độc phiền não” mà ai ai cũng có.

Tham, sân, si, mạn, nghi là gì?

Trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada) có đề cập đến các khái niệm trên như sau:

Tham

Tham là tham lam, là sự ham muốn quá mức đến mức bị cuốn theo, bị đắm chìm vào những thứ khiến mình ưa thích, lòng tham không biết chán, không có điểm dừng, càng có được những thứ bản thân ưa thích lại càng tham. Khởi tạo lòng tham xuất phát từ chính những như cầu của con người về: Ăn uống (thực), ngủ nghỉ (thùy), sắc đẹp (sắc), tài sản (tài) và danh vọng (danh).

Lòng tham trước nhất là vì bản thân mình, sau đến là cho gia đình, mở rộng ra là xã hội, quốc gia. Lòng tham thường đi liền với điều ác, đó là tranh giành, ganh ghét, đấu đá, chém giết, chiến tranh… ắt là để giành bằng được thứ mình muốn (tham) bằng bất cứ thủ đoạn nào (ác).

Sân

Sân nghĩa là cơn giận, lòng thù hận, giận dữ khi không được vừa lòng, thỏa ý muốn của bản thân. Sân cũng chính là sự bất bình, cảm thấy bị xúc phạm nên “mượn” lý do đó để làm điều sai trái. Từ giận dữ ban đầu hóa thành sự oán trách, ấm ức trong lòng, giữ đó làm cái cớ để trả thù về sau. Phật dạy, sân xuất phát từ sự yêu thích, bảo vệ “cái ta” hoặc “cái của ta”. Điều này cũng có thể hiểu rằng “cái tôi” của mỗi cá nhân.

Ví dụ, nếu kẻ nào đó chê bai, nhiếc móc người khác, mình nghe mình không cảm thấy bị làm sao cả. Nhưng nếu những nhiếc móc đó là dành cho mình hoặc người thân của mình thì trong lòng sẽ cảm thấy rất khó chịu, ấm ức, nóng giận “phừng phừng”. Trong Kinh Hoa Nghiêm có nhắc đến sự ảnh hưởng của “sân” như sau: “Một niệm lòng sân hận nổi lên, thì trăm ngàn cửa nghiệp chướng đều mở ra. Một đốm lửa sân có thể đốt hết muôn mẫu rừng công đức”.

Xem thêm: chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản

Si

Si là sự si mê đến mê muội, vô minh, không sáng suốt. “Si” khiến con người ra không còn khả năng hiểu lẽ phải, phân biệt đúng sai, tốt xấu… từ đó vô tình hoặc cố ý tạo ra những điều sai trái, có hại cho cả bản thân và người khác.

Sự vô minh khiến con người ta không thể thấy và hiểu được những thói hư, tật xấu đang dần hủy hoại bản thân, khiến bản thân sa lầy vào con đường tội lỗi không cách nào thoát ra nổi. “Si” còn tai hại hơn “tham”, “sân” ở chỗ nếu “tham”, “sân” nổi lên nhưng con người ta sáng suốt, không “si” mê, mê muội thì “tham” hay “sân” cũng chẳng thể làm gì được.

Mạn

Mạn là ngã mạn, ngạo mạn, tự mãn, kiêu căng, cho mình là nhất, là hơn người. Con người khi có điểm vượt trội hơn kẻ khác thường sinh ra tâm lý so sánh hơn thua, kiêu căng, khinh thường, tự mãn hoặc coi mình là “trung tâm của vũ trụ”. Từ “mạn” mà sinh ra sự ghét bỏ, đố kỵ, hãm hại lẫn nhau từ đó sinh ra khổ đau, phiền não.

Nghi

Là hoài nghi, ngờ vực. “Nghi” được ví như kẻ thù cuối cùng tâm ta khởi sinh rồi mang tới khổ đau. Vì “nghi” nên luẩn quẩn không lối thoát. Vì “nghi” nên không thể nhìn ra, nhìn xa được. Cũng giống như hành trình tìm nước trên sa mạc nhưng “tay không bắt giặc” – không bản đồ, không vật dụng hay mặt hồ phủ đầy rong rêu, đục ngầu không thể thấy đáy.

Lòng nghi hoặc ở đây là việc nghi ngờ phật pháp, nghi ngờ giáo huấn của thánh nhân, nghi ngờ lẫn nhau trong đời sống. Đáng sợ hơn, lòng nghi hoặc tai hại nhất chính là nghi ngờ về khả năng của bản thân mình, nghi ngờ chính trực giác của mình từ đó kìm hãm, giam cầm chính sự phát triển của chính mình.

Cách giảm tham, sân, si, mạn, nghi như thế nào?

Bản thân “tham, sân, si, mạn, nghi” nằm tại tâm của ta. Vì vậy, để đuổi hết tham sân si mạn nghi thì phải bắt đầu từ tâm, phải tu tập từ từ sao cho thật sự hiểu, thật sự có thể buông bỏ thì mới thành.

Xem thêm: bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2019 của đảng viên violet

*

Phật cũng dạy ta rằng, “nhân chi sơ, tính bản thiện”, con người sinh ra vốn dĩ thiện lương, thuần khiết, trong sạch như tờ giấy trắng. Vì vậy, “tham, sân, si, mạn, nghi” vốn dĩ cũng chẳng phải là bản chất. Có chăng đây là những phiền não tích tụ, lớn dần cùng với thời gian, va vấp mà đời người gặp phải. Vì vậy, ta hoàn toàn có thể tiết chế “tham, sân, si, mạn, nghi”. Từ tiết chế thành kìm hãm và tiêu diệt nó.

Dẫu biết, sống giữa nhân sinh va vấp là điều không thể tránh, ta cũng chẳng thể kháng lại luân hồi, nghiệp báo nhưng ta hoàn toàn có thể tự khởi tạo cho mình những nhân duyên tốt đẹp. Trước hết, phải biết hết tham để nuôi dưỡng thiện lương, sau đấy phải biết đủ, biết bằng lòng để tạo nên hạnh phúc. 

Lời Phật dạy nhắc cho chúng ta nhớ: Đời người là hữu hạn. Nghĩ ngắn nhưng không quá ngắn, thấy dài nhưng không quá dài. Vì vậy, hà cớ gì lại nuôi dưỡng “tham, sân, si, mạn, nghi” giống như tự chuốc lấy thuốc độc, gây khổ đau cho mình?