Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa Đông Cực Thanh Hoa Đại Đế. Ý nghĩa của từ Đông Cực Thanh Hoa Đại Đế theo Tự điển Phật học như sau:


Đông Cực Thanh Hoa Đại Đế có nghĩa là:

Bạn đang xem: Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn

Xem thêm: Hướng dẫn cách chơi bài liêng chi tiết cho tân binh

(東極青華大帝): còn gọi là Thanh Huyền Cửu Dương Thượng Đế (青玄九陽上帝), là hóa thân của Đông Hoa Đế Quân (東華帝君), tức Mộc Công (木公) hay Đoàn Hoa Mộc Công, ngự tại Đông Cực (東極). Hậu thế thường cho là Đông Cực Thanh Hoa Đại Đế và Đông Hoa Đế Quân có cùng nguyên khí hóa hợp; nhưng thực thế thì Đông Hoa Đế Quân có liên quan đến Đông Vương Công (東王公). Vương Công tức là Mộc Công, hay Đông Hoàng Thái Ất (東皇太乙), cùng với Tây Vương Mẫu (西王母) quản lý hai khí, phân thành âm dương, định ra càn khôn; về sau hóa thành Đông Hoa Đại Đế (東華大帝) và Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn (太乙救苦天尊). Khí của Thanh Hoa Đại Đế hóa thành Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn, thệ nguyện cứu độ chúng sanh, nên được tôn xưng là “Vạn Vị Đế Chúa Đông Cực Thanh Hoa Đại Đế (萬彙帝主東極青華大帝)”, thuộc vào một trong Tứ Ngự của Đạo Giáo. Ngài Cứu Khổ Thiên Tôn cùng với Chu Lăng Thiên Tôn (朱陵天尊) và Độ Mạng Thiên Tôn (度命天尊) được gọi là Thái Ất Tam Cứu Khổ, là vị thần chủ tể tối cao cứu độ vạn loại. Sau khi biến hóa thành Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn, Đông Cực Thanh Hoa Đại Đế lại ứng hóa khắp mười phương, nên có hiệu là “Thập Phương Cứu Khổ Thiên Tôn (十方救苦天尊).” Chư vị Thiên Tôn trong 10 phương có hiệu là: Đông Phương Bảo Hoàng Thượng Thiên Tôn (東方寶皇上天尊), Nam Phương Huyền Chơn Vạn Phước Thiên Tôn (南方玄眞萬福天尊), Tây Phương Thái Diệu Chí Cực Thiên Tôn (西方太妙至極天尊), Bắc Phương Huyền Thượng Ngọc Thần Thiên Tôn (北方玄上玉宸天尊), Đông Nam Phương Hiếu Sanh Độ Thiên Tôn (東南方好生度天尊), Đông Bắc Phương Độ Tiên Thượng Thánh Thiên Tôn (東北方度仙上聖天尊), Tây Nam Phương Thái Linh Hư Hoàng Thiên Tôn (西南方太靈虛皇天尊), Tây Bắc Phương Vô Lượng Thái Hoa Thiên Tôn (西北方無量太華天尊), Thượng Phương Ngọc Hư Minh Hoàng Thiên Tôn (上方玉虛明皇天尊) và Hạ Phương Chơn Hoàng Động Thần Thiên Tôn (下方眞皇洞神天尊); được gọi chung là Linh Bảo Thập Phương Cứu Khổ Thiên Tôn (靈寶十方救苦天尊). Vị Thiên Tôn này còn quản lý luôn cả việc thần quỷ dưới Minh Phủ, hóa thành Thập Điện Minh Vương (十殿冥王) như: Đông Phương Thiên Tôn hóa thành Tần Quảng Vương (秦廣王) của điện thứ nhất, cư trú ở Huyền Minh Cung (玄冥宮); Nam Phương Thiên Tôn hóa thành Sở Giang Vương (楚江王) của điện thứ hai, cư tại Phổ Minh Cung (普明宮); Tây Phương Thiên Tôn hóa thành Tống Đế Vương (宋帝王) của điện thứ ba, cư tại Củ Tuyệt Cung (糾絕宮); Bắc Phương Thiên Tôn hóa thành Ngũ Quan Vương (五官王) của điện thứ tư, cư tại Thái Hòa Cung (太和宮); Đông Bắc Phương Thiên Tôn hóa thành Diêm La Vương (閻羅王) của điện thứ năm, cư tại Củ Luân Cung (糾倫宮); Đông Nam Phương Thiên Tôn hóa thành Biện Thành Vương (卞城王) của điện thứ sáu, cư tại Minh Thần Cung (明晨宮); Tây Nam Phương Thiên Tôn hóa thành Thái Sơn Vương (泰山王) của điện thứ bảy, cư tại Thần Hoa Cung (神華宮); Tây Bắc Phương Thiên Tôn hóa thành Bình Đẳng Vương (平等王) của điện thứ tám, cư tại Thất Phi Cung (七非宮); Thượng Phương Thiên Tôn hóa thành Đô Thị Vương (都市王) của điện thứ chín, cư tại Bích Chơn Cung (碧眞宮); và Hạ Phương Thiên Tôn hóa thành Chuyển Luân Vương (轉輪王) của điện thứ mười, cư tại Túc Anh Cung (肅英宮). Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn có đầy đủ thần lực tự tại, sức trí tuệ lớn vô lượng, thường giải ách nạn, phá tà, hàng ma, cũng như giải trừ hết thảy bệnh tật cho con người; cho nên cũng có tên là Thái Ất Y Vương (太乙醫王). Ngài có đủ sức thần thông nên có thể ngao du khắp nơi như lên trời, xuống cõi người, Địa Phủ, v.v. Vì vậy, trên Trời Ngài có tên là Thái Nhất Phước Thần (太一福神), trên đời gọi là Đại Từ Nhân Giả (大慈仁者), dưới lòng đất là Nhật Diệu Địa Quân (日耀地君), nơi chỗ ngoại đạo là Sư Tử Minh Vương (獅子明王), dưới Thủy Phủ là Động Uyên Đế Quân (洞淵帝君). Ngài thường hóa hiện các thân hình, theo âm thanh để cứu độ chúng sanh, nên cũng được gọi là Thái Ất Tầm Thanh Cứu Khổ Thiên Tôn (太乙尋聲救苦天尊). Trong Tống Sử (宋史), phần Phương Kỷ Truyện Hạ (方技傳下), Lâm Linh Tố (林靈素) có câu: “Thần Tiêu Ngọc Thanh Vương giả, Thượng Đế chi trưởng tử, kỳ đệ hiệu Thanh Hoa Đế Quân giả, chủ Đông phương (神霄玉清王者、上帝之長子、其弟號青華帝君者、主東方, Thần Tiêu Ngọc Thanh Vương là trưởng tử của Thượng Đế, em trai ông hiệu Thanh Hoa Đế Quân, chủ quản phương Đông).” Hay như trong bài thơ Bộ Hư (步虛) của Lục Du (陸游, 1125-1210) nhà Tống có câu: “Bán túy kỵ nhất hạc, khứ yết Thanh Hoa Quân (半醉騎一鶴、去謁青華君, nữa say cỡi con hạc, đến yết Thanh Hoa Quân).” Trong Thái Thượng Vô Cực Đại Đạo Tam Thập Lục Bộ Tôn Kinh (太上無極大道三十六部尊經) có câu kính lễ rằng: “Chí tâm quy mạng lễ, Thanh Hoa Trường Lạc Giới, Đông Cực Diệu Nghiêm Cung, Thất Bảo phương khiên lâm, Cửu Sắc Liên Hoa tòa, vạn chơn hoàn củng nội, bách ức thoại quang trung, Ngọc Thanh Linh Bảo Tôn, Ứng Hóa Huyền Nguyên Thỉ, hiệu Kiếp Thùy Từ Tế, Đại Thiên Cam Lồ Môn, Diệu Đạo Chơn Thân, Tử Kim Thoại Tướng, Tùy Cơ Phó Cảm, Thệ Nguyện Vô Biên, Đại Thánh Đại Từ, Đại Bi Đại Nguyện, Thập Phương Hóa Hiệu, Phổ Độ Chúng Sanh, Ức Ức Kiếp Trung, Độ Nhân Vô Lượng, Tầm Thanh Phó Cảm, Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn, Thanh Huyền Cửu Dương Thượng Đế (志心皈命禮、青華長樂界、東極妙嚴宮、七寶芳騫林、九色蓮花座、萬真環拱內、百億瑞光中、玉清靈寶尊、應化玄元始、號劫垂慈濟、大千甘露門、妙道眞身、紫金瑞相、隨機赴感、誓願無邊、大聖大慈、大悲大願、十方化號、普度眾生、億億劫中、度人無量、尋聲赴感、太乙救苦天尊、青玄九陽上帝, Một lòng quy mạng lễ, Thanh Hoa Trường Lạc Giới, Đông Cực Diệu Nghiêm Cung, rừng hương thơm Bảy Báu, tòa Hoa Sen Chín Sắc, vạn loài đều củng phục, trong trăm ức hào quang, Đấng Ngọc Thanh Linh Bảo, Ứng Hóa Huyền Nguyên Thỉ, hiệu Kiếp Thùy Từ Tế, Đại Thiên Cam Lồ Môn, Diệu Đạo Chơn Thân, Tử Kim Thoại Tướng, Tùy Cơ Phó Cảm, Thệ Nguyện Vô Biên, Đại Thánh Đại Từ, Đại Bi Đại Nguyện, Mười Phương Hóa Hiệu, Phổ Độ Chúng Sanh, Trong Muôn Ức Kiếp, Độ Người Vô Lượng, Tầm Thanh Phó Cảm, Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn, Thanh Huyền Cửu Dương Thượng Đế).” Ngày thánh đản của Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn là 11 tháng 11 Âm Lịch.

Trên đây là ý nghĩa của từ Đông Cực Thanh Hoa Đại Đế trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.