Hình Ảnh In Tranh Tây Phương Cực Lạc Thánh Chúng A Di Đà, Tây Phương Cực Lạc Và Phật A Di Đà

Chúng ta ai cũng biết! Kinh Phật thuyết đại thừa Vô Lượng Thọ hay Kinh Pháp Hoa và pháp môn tu hành Tịnh Độ niệm danh hiệu Phật A Di Đà là từ kim khẩu của Phật Thích Ca Mâu Ni và đức Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền và mười phương chư Phật thuyết ra. Như ngài A Nan đã nói hộ chúng con: “Mặt trăng mặt trời còn có thể rơi, núi Diệu Cao còn có thể lung lay còn lời Phật dạy không bao giờ hư dối. Vì sao? Vì ba nghiệp thân, khẩu, ý của Phật đã tuyệt đối thanh tịnh”.


Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni thuyết về Phật A-Di-Đà và pháp môn tu hành Tịnh Độ qua pháp hội đại thừa vô lượng thọ hội thượng Phật Bồ tát. Xin giới thiệu với các bạn về chủ đề này để các bạn thấ rõ những luận điệu xằng bậy của hàng Tăng Thượng mạn phỉ báng chính pháp khi nói không có Phật A-Di-Đà và pháp môn tu hành Tịnh-Độ
*
Các quý Phật tử xa gần thân mến! Tại sao trong phẩm thứ bốn mươi lăm của Kinh Phật Thuyết đại thừa vô lượng thọ trang nghiêm thanh tịnh bình đẳng giác, đức Phật Thích Ca Mâu Ni khẳng định rằng: “Ta nay do vì hết thảy các chúng sinh nói Kinh pháp này khiến cho mọi người thấy Phật Vô Lượng Thọ và được Phật pháp này. Vì thế mà tất cả các thứ cùng cõi nước kia đều có thể cầu đạt được những việc nên làm. Chẳng nên sau khi ta đã diệt độ, ở trong đời sau lại sinh tâm nghi hoặc. Ta vì lòng từ bi thương xót chúng sinh nên ở đời khi đạo tận diệt, đặc biệt lưu lại chỉ một Kinh này, trụ thế trăm năm. Có chúng sinh nào được gặp Kinh này, tuỳ theo ý nguyện đều được độ thoát”. Như thế, tất cả các pháp môn của Phật thuyết Pháp trong suốt 49 năm, sau cùng duy nhất chỉ còn lại một Kinh Phật thuyết đại thừa vô lượng thọ trang nghiêm thanh tịnh bình đẳng giác và pháp môn Tinh Độ này có thể giúp chúng sinh (dù là người xuất gia hay người tu tại gia) lấy đó mà tu hành thì chắc chắn thoát được sinh tử luân hồi mà thôi. Tại sao lại có thể khẳng định như vậy? Vì những lý do sau đây: Nguyên nhân thứ nhất là đức Phật đã dạy:“Phật pháp phải phù hợp với pháp của thế gian, không được trái với pháp thế gian và phải hằng thuận chúng sinh, tuỳ cơ nói pháp, tùy duyên thuyết Pháp”. Pháp thế gian mà đức Phật nói đó chính là hoàn cảnh, điều kiện xã hội của chúng ta đang sống. Ý Phật dạy ở đây Phật pháp phải phù hợp với pháp thế-gian đó chính là pháp môn ấy đưa ra phương pháp để tu hành phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh sống hiện tại, phù hợp với căn cơ, trình độ của chúng sinh. Có như thế mới có thể giúp chúng sinh dễ dàng tiếp thu và vận dụng nó vào cuộc sống hàng ngày của mình để tu hành đạt kết quả. Các quý vị đồng tu thân mến! Nhìn lại quá trình hoằng dương chánh pháp của đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong suốt bốn mươi chín năm, chúng ta thấy rõ: Tuỳ theo căn cơ, trình độ của mỗi hạng người, mỗi hoàn cảnh sống, mỗi một giai đoạn lịch sử mà Ngài đã đưa ra các Pháp môn tu hành thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh của chúng sinh để tạo những thuận lợi cho người tu hành dễ dàng đạt được thành tựu viên mãn. Chúng ta đã thấy, vào thời kỳ Phật còn tại thế, đức Thế-Tôn đã vì hàng Bồ tát mà thuyết Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện v.v.. để cho họ tu hành vượt lên cao, được các Pháp Đà-La-Ni và thâm nhập vào tri kiến Phật, thành bậc chánh đẳng chánh giác; còn với hàng chư Thiên, Thần Thánh, A-Tu-La v.v.. thì Phật thuyết Kinh Phương-Đẳng ở nơi Không-Hải để họ tu hành chứng vào Niết-Bàn. Nhưng còn đa số những người tu tại gia như chúng ta thì sao? Số lượng những người này chiếm hơn 80% trong các hàng phật tử của Phật, chẳng lẽ Ngài lại không có Pháp môn nào cho những người con yêu này của Phật sao? Tâm Phật là bình đẳng tuyệt đối và lòng từ bi đó của Ngài là vô bờ bến. Vì thế, đức Phật đã dành cho chúng ta một sự quan tâm ưu ái đặc biệt, đó là thuyết Pháp môn Tịnh-Độ và diễn nói cho chúng ta Kinh Phật Thuyết Đại-Thừa Vô-Lượng-Thọ Trang-Nghiêm Thanh-Tịnh Bình-Đẳng Giác. Đó chính là duyên khởi mà chúng tôi đã trình bày với các quý vị ở trên. Nguyên nhân thứ hai: Đức Phật chỉ bày cho chúng ta Pháp môn Tịnh Độ và Kinh này là do Thế Tôn đã dựa trên căn bản của bốn mươi tám lời thệ nguyện rộng sâu của Đức Phật A-Di-Đà và tha-lực vĩ đại của Ngài mà cho chúng ta Pháp môn Tịnh-Độ và Kinh này. Đây là nguyên nhân rất quan trong. Chúng ta nên nên biết! Là phàm-phu, tự-lực của mỗi chúng ta thật là nhỏ bé so với tha-lực vĩ đại bất-khả tư-nghĩ của các chư Phật, đặc biệt là của Phật A-Di-Đà. Chúng ta sống trong thế giới Ta-Bà lại ở cuối đời mạt pháp đầy phiền não, cạm bẫy chẳng khác nào như người đang phải nặn ngụp giữa biển khơi đầy sóng gió mênh mông, khó thể vào bờ kia. Vậy nếu có một chiếc tàu biển sừng sững đến, người trên tầu vất phao cứu giúp ta lên tầu để đưa vào bờ, bạn có ôm lấy phao để họ cứu giúp không? Chắc chắn là phải chớp ngay cơ hội quý báu này để nhờ họ cứu giúp mình rồi. Cái tầu đây cũng chính là ngụ cho Phật A-Di-Đà, cái pháp Phật vất xuống cứu ta là pháp môn Tịnh-Độ đó. Cho nên, không ai đó bảo rằng không cần sự giúp đỡ đó, tôi sẽ tự tôi bơi quả biển cả mênh mông đầy sống gió lớn để vào bờ, vì chẳng có ai có đủ sức để vượt qua đến bờ kia bằng sức tự lực nhỏ nhoi của chính mình nếu không trông chờ vào tha lực vĩ đại của Phật A-Di-Đà. Như thế, các pháp môn Thiền, Mật, Luận v.v...chỉ có thể phù hợp với người xuất gia thời Phật còn tại thế trực tiếp chỉ dạy, hay thời Tượng pháp nương vào sự trợ giúp chỉ dạy trực tiếp của các vị Bồ tát mà thôi, đến thời kỳ Mạt pháp này thì không còn phù hợp với những người tại gia khi mà phải ngày ngày lo làm ăn, có gia đình ông bà, bố, mẹ, vợ, chồng, con cái, vẫn phải tìm cầu cho cuộc sống đời thường v.v...mà không thể ngồi yên một chỗ để tu hành các pháp môn này. Vậy, duy nhất chỉ có pháp môn Tịnh-Độ là duy nhất hợp với căn cơ, khế cơ, hoàn cảnh của xã hội, của chính họ mà thôi. Cho nên, đức Phật nhấn mạnh: "Nếu đời quá-khứ, hiện-tại và vị-lai các chư vị Phật muốn giúp chúng sinh giải thoát sinh-tử luân-hồi thì không thể nào khác là chỉ bầy cho họ dùng pháp môn Tịnh-Độ trì danh niệm Phật". Các bạn đồng tu thân mến! Khi còn là vị Bồ tát, Ngài Pháp Tạng Tỳ-Kheo (tức là pháp danh của Phật A-Di-Đà xưa), Ngài có bốn mươi tám lời nguyện rộng sâu, lời thệ hàm linh, trong đó, đặc biệt là lời nguyện thứ mười tám và mười chín trước Phật Thế-Gian Tự-Tại-Vương Như-Lai rằng: “Lúc con làm Phật, mười phương chúng sinh nghe danh hiệu con, hằng nhớ nước con, phát tâm Bồ-Đề kiên cố không thoái chuyển, trồng các cội công đức, chí tâm hồi hướng muốn sinh về cõi nước Cực-Lạc của con thảy sẽ được toại nguyện. Nếu các đời trước vốn tạo các nghiệp ác, nghe danh hiệu con liền tự sám-hối, vì Đạo làm lành, thụ trì Kinh giới, nguyện sinh nước con, đến khi mạng chung không còn đọa lạc vào ba đường ác, liền sinh về nước của con. Nếu không được như vậy, con thề không thành Chánh-Giác”. Những lời thệ nguyện cao tột ấy của Ngài đã được Phật thế gian tự tại vương Như Lai chấp nhận và lại được tất cả các chư vị Phật ở khắp mười phương đều đồng thanh khen ngợi. Sau khi được thành Phật, Ngài lấy hiệu là A-Di-Đà và suốt năm tiểu kiếp đằng đẵng Ngài đã ra công xây dựng Đạo tràng Tây phương Cực-Lạc tuyệt đẹp, thù thắng không có nơi nào có thể sánh bằng. Từ đó đến nay đã thu hút vô lượng vô biên không sao tính kể các vị Bồ tát và mọi chúng sinh ở khắp mười phương thế giới về Cực-Lạc của Phật A-Di-Đà. Cho nên chúng ta thấy ở bất cứ đâu, mọi người từ vua, quan đến các người dân thường, câu đầu tiên chào nhau là: A-Di-Đà Phật! Người già cũng câu A-Di-Đà Phật! Người trẻ cũng câu: A-Di-Đà Phật! Và lành thay, ngay cả các cháu trẻ nhỏ cũng bập bẹ câu: A-Di-Đà Phật! Đó là sự chỉ rõ tự tánh A-Di-Đà ở trong mỗi người chúng ta, chúng ta chào tự tánh A-Di-Đà đó. Nhưng khi chúng ta niệm danh hiệu của Ngài thì phải niệm đủ sáu chữ hồng danh: Nam mô A-Di-Đà Phật đúng như Phật Thích-Ca Mâu-Ni và đức Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, đức Đại-Hạnh Phổ-Hiền Bồ-Tát đã chỉ dạy rõ trong Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật. Trong Kinh đây Phật còn nói mười phương Phật cũng đều nói niệm: Nam mô A-Di-Đà Phật! Thế mới biết sáu chữ hồng danh Nam mô A-Di-Đà Phật có uy phong, thần lực và sự hấp dẫn không thể nghĩ bàn! Hiện nay có một số người không chuyên sâu nghiên cứu Kinh điển của Phật, chẳng hiểu lời Phật dạy nên chỉ niệm bốn chữ A-Di-Đà Phật. Nếu niệm bốn chữ A-Di-Đà Phật thì là chỉ gọi đến tên Ngài mà thôi, còn đó không phải là niệm Danh hiệu của Ngài. Như Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật và Kinh A-Di-Đà thì cả Phật Thích-Ca Mâu, Ni, đức Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, Đại-Thế-Chí Bồ-Tát, Đại Hạnh Phổ-Hiền Bồ-Tát cả mười phương các chư vị Phật đều dạy chúng ta phải niệm sáu chữ hồng danh Nam mô A-Di-Đà Phật. Trong Kinh vẫn nói: