Ý Nghĩa Tam Quy Ngũ Giới Là Gì, Ý Nghĩa Tam Quy Và Ngũ Giới

(Trưởng lão Thich Thông Lạc, trích TAM QUY, NGŨ GIỚI)link sách:TAM QUY, NGŨ GIỚI

1.- MỤC ĐÍCH ĐẦU TIÊN

Bạn đang xem: Ý Nghĩa Tam Quy Ngũ Giới Là Gì, Ý Nghĩa Tam Quy Và Ngũ Giới

Mục đích đầu tiên của Phật giáo là đào tạo con người một nhân cách tương đối. Nhân cách tương đối nghĩa là con người xứng đáng với danh nghĩa con người. Con người phải sống có nghĩa cử lòng nhân, có tình cảm lương tri, có ý thức sáng suốt (một con người sống đúng với đạo đức nhân bản – nhân quả của nhà Phật) – Làm chủ nhân cho sự sống an bình ở thế giới hôm nay cũng như ngày mai và cũng từ con người làm cơ sở tiến hóa cho nhân cách viên mãn.

2.- MỤC ĐÍCH TỐI HẬU

Khi có nhân cách tương đối làm cơ sở rồi, mục đích của Phật giáo lại còn nhắm vào việc tiến dẫn con người đó hướng thượng đến hoàn thành nhân cách viên mãn. Nhân cách viên mãn là thành tựu “Tri giác Vô thượng” (đoạn sạch tham sân si ác pháp, làm chủ sanh, lão, bịnh, tử – Tâm vô lậu, sống thanh thản an lạc – Tứ vô lượng tâm đầy đủ) – Con người phải đến đó mới biết được những gì cần phải biết (Trí) diệt được những gì cần phải diệt (Dũng) và làm được những gì cần phải làm (Bi).

Nói tóm, phải đến đó mới gọi là sự tiến hóa vô thượng của con người tu học theo đạo Phật.

Như vậy, mục đích của Phật pháp là cốt đào tạo cho chúng ta “Làm Người”và “Làm Thánh” – “LÀM NGƯỜI ÐỂ RỒI LÀM PHẬT”. Còn quây quần chung quanh mục đích “làm người” thì Phật pháp chú trọng vào việc hóa cải toàn diện đời sống của con người gồm bản thân của nó trước, nhưng gia đình và xã hội cũng không bỏ quên.

Sau khi đã tìm hiểu được mục đích của Phật pháp rồi thì chúng ta có thể hình dung Phật pháp một cách cụ thể dễ dàng. Toàn bộ Phật pháp tuy nhiều, nhưng không ngoài đạo lý “nhân quả & duyên sinh”. Phương pháp tu hành để chuyển hoá nhân quả thân tâm thì cũng rất rõ ràng nơi “ba mươi bảy (37) phẩm trợ đạo” (Tứ Diệu Ðế) và được gói gọn vào “Tam vô lậu học” là “Giới sanh Ðịnh, Ðịnh sanh Tuệ”.

Với hai mục đích nêu trên, nên chúng ta có thể hiểu Phật pháp qua hai phần chính sau đây:

1) PHẦN CĂN BẢN: Ðể hoàn thành mục đích thứ nhất, chữ căn bản có hai nghĩa: Là giáo lý căn bản của toàn bộ Phật pháp, nên gọi là căn bản – Và cũng là giáo lý đào tạo cái căn bản cho sự hướng thượng, nên gọi là căn bản. Phần giáo lý căn bản nầy nhắm vào mục đích thứ nhất của Phật pháp là đào tạo nhân cách tương đối.

2) PHẦN HƯỚNG THƯỢNG : Ðể hoàn thành mục đích tối hậu. Phần hướng thượng là bộ phận giáo lý nhắm vào mục đích thứ hai của Phật pháp, mục đích tiến dẫn đến nhân cách viên mãn là làm chủ sanh, lão, bệnh, tử – Sống đời thanh thản an lạc vô sự – Giải thoát luân hồi đau khổ.

I.- PHẦN CĂN BẢN CỦA TAM QUY NGỦ GIỚI

Sở dĩ, phần giáo lí này được gọi là căn bản ví mấy lí do sau:

a) Phần giáo lí này là căn bản của toản bộ PHẬT PHÁP. – Toàn bộ Phật pháp đều thiết lập trên nó, và sự tu hành đều lấy nó làm căn bản, làm chỗ nương tựa để rèn luyện giới hạnh, thân-khẩu-ý, mà bước đầu tiên của người theo Ðạo Phật tu hành là : “THỌ TAM QUY & TRÌ NGŨ GIỚI”. Ðó là nền tảng căn bản của một người Phật tử. Nên gọi phần giáo lý này là căn bản.

b) Mục đích đầu tiên của PHẬT PHÁP là hoàn thành NHÂN CÁCH TƯƠNG ÐỐI.

– Mục đích chánh của giáo lý phần căn bản là như thế. Tuy nhiên nói như vậy vẫn chưa đủ. Phải nói rằng hoàn thành nhân cách tương đối: Công việc ấy vừa là bắt đầu, vừa là cứu cánh của mục đích giáo lý phần căn bản. Sự hoàn thành đó gồm có toàn diện đời sống của con người – Tức là:

- 1) Hóa cải bản thân

- 2) Hóa cải gia đình

- 3) Hóa cải xã hội.

Nói hoàn thành nhân cách tương đối, tức nói đến sự đổi mới con người và những gì của nó, nghĩa là nói đến cả ba phương diện trên, chớ không phải một vài phiến diện. Bởi vậy, nói rằng mục đích chánh của phần giáo lý căn bản là xây dựng “Nhân gian Phật-giáo” là vậy. Cũng chính vì lý do này mà cổ đức từng nói giáo lý phần căn bản là “Nhân thừa” – Giáo lý nhắm vào toàn diện đời sống của con người (sanh y).

c) Gây cơ bản cho sựHƯỚNG THƯỢNG.

Như trước đã nói, chính cái nhân cách tương đối như vừa trình bày ởtrên là cơ bản của sự hướng thượng. Cho nên, đứng về phần hướng thượng mà nói, thì chính vì chú trọng sự hướng thượng mà phải chú ý đến cơ sở của nó là nhân cách tương đối, mà phần giáo lý căn bản này đào tạo. Vì, muốn “làm Thánh, làm Phật” nên phải chú trọng đến cơ sở của sự “làm Thánh, làm Phật” là “làm Người”.

Như vậy, hoàn thành nhân cách tương đối, quả thật là phần cơ bản quan trọng của sự hướng thượng. Nếu không chú ý đến nhân cách tương đối, là chúng ta đã bỏ lơi sự hóa cải bản thân, gia đình và xã hội, thì con người đó không thể làm gì thành được. Ðức Phật cũng từ thân con người, làm tròn bổn phận người đời rồi mới xuất gia và tuyên bố rằng : “Hết thảy kết quả Giác Ngộ đều được bởi thân con người”. Mà chúng ta mới học Phật, lẽ nào lại khinh bỏ phần cơ sở của sự tu học ấy !? Phần cơ sởấy, chính là mục đích của giáo lý căn bản này xây dựng. Vì vậy, những người Phật Tử chúng ta nên học và hành cho thật kỹ phần căn bản này. Ðó là công việc cơ bản của những người con Phật như chúng ta hiện nay phải làm.

d) Tính chất căn bản của PHẬT PHÁP ở phần này là:

Thứ nhất là hóa cải đời sống,

Thứ hai là làm cơ sở cho sự tiến hóa tối thượng.

Hai điều đích thực ấy đã gợi lên được chữ CĂN BẢN CỦA NÓ mà chúng ta nhắc tới nhắc lui trong phần này.

Vì phải có căn bản, cho nên “Người Tu Học Phật” bước đầu tiên phải quay về nương tựa ba ngôi Phật-Pháp-Tăng (Tam Quy) và phải sống đúng năm tiêu chuẩn làm người (Ngũ Giới) để trở thành một đời sống có đạo đức nhân bản của một con người Phật hoá – Một “con người mới”. Con người mới đó là căn bản của một “gia đình mới” và một “xã hội mới” – Con người mới đó lại còn là cơ bản cho sự hướng thượng, tiến tới nhân cách viên mãn.

Thành phần chính của phần này là THỌ TAM QUY VÀ TRÌ NGŨ GIỚI (vì nhắm vào mục đích làm người, “Nhân Thừa”)

A.- PHƯƠNG PHÁP THỌ TAM QUY

Ðạo lý nhân bản - nhân quả của nhà Phật chỉ cho chúng ta cần phải sống với sự sống có đạo đức, sống không làm khổ mình khổ người, sống tươi sáng an bình. Sự sống ấy bắt đầu từ BA-QUY Y:

a) – VẬY, QUY Y LÀ GÌ ? – Quy-Y có nghĩa là quay lại và sống theo. Chính cái định nghĩa này có một quyết định quan trọng: Từ bỏ chiều sống mê mờ thiếu đạo đức – Sống làm khổ mình, khổ người, khổ chúng sanh – mà thay vào bằng chiều sống Giác Ngộ có tri kiến chân chánh, sống có đạo đức – Sống không làm khổ mình, khổ người. Nên khi Quy Y tức là rẽ đôi đời mình ra, vừa kết thúc sự sống mê mờ khổ đau luân hồi, vừa mở đầu cho cuộc sống giác ngộ, sống thanh thản an lạc giải thoát.

b) – NHƯNG QUAY VỀ ÐÂU VÀ SỐNG THEO CÁI GÌ? NGHĨA LÀ QUY-Y Ở ÐÂU MÀ GỌI LÀ SỐNG THEO CHIỀU GIÁC NGỘ? – Tức là Quy Y Tam Bảo.– Vậy Tam Bảo là gì? – Trước hết phải hiểu vắn tắt nhưng đích xác đã: Tam Bảo là Phật, Pháp, Tăng. – Pháp là sự thật, Phật là đấng đã giác ngộ và thuyết minh sự thật, còn Tăng là người đang thực hành và chứng đạt sự thật đó.

Tam Bảo như vậy, chứng tỏ phật pháp không phải chỉ có lý thuyết, mà lý thuyết ấy đã có người giác ngộ chứng đạt và có người đang thực hành để đi đến sự chứng đạt giải thoát.

Mục đích và ý nghĩa của Quy Y Tam Bảo là chứng tỏ muốn sống theo lẽ thật và để giác ngộ lẽ thật điều chơn. Hay nói để làm Người có đạo đức, rồi tiến đến làm Thánh, làm Phật cũng như nhau. Vì điểm này, mà ba QuyY thành căn bản cho sự đào tạo nhân cách tương đối, mà cũng chính nó quyết định mục đích và làm cơ bản cho sự hướng thượng tới nhân cách viên mãn.

1) SỰ QUY Y TAM BẢO

Quy y Phật là quỳ dưới chân Phật phát nguyện trọn đời y cứ nơi Ngài, mong Ngài hướng dẫn dắt dìu đến chỗ giác ngộ, nếu còn Phật tại thế. Trường hợp Phật đã nhập Niết Bàn, Quy y Phật là đến chùa quì dưới Phật Ðài, trước Chúng Thánh Tăng, chí thành tưởng niệm như Phật còn hiện tiền, phát nguyện trọn đời theo gương hạnh sáng suốt của Ngài để tu tập sớm đẩy lùi tứ khổ,chứng ngộ vô sanh.

Quy y Pháp là y cứ vào những lời đạo đức vàng ngọc, những phương pháp hành trì giới đức mà phật đã chỉdạy, nương tựa vào Pháp dể có công năng ngăn và diệt trừ ác pháp phiền não khổ đau, đem lại đời sống an lạc, làm chủ sanh tử luân hồi.

Quy y Tăng là lựa chọn những bậc Thánh Tăng Ðệ Tử Phật đã tu chứng, có giới hạnh đầy đủ, có khảnăng hướng dẫn chúng ta tu tập, đến kết quả trên đường giải thoát. Chúng ta phải tìm những Bậc Thánh Tăng tu chứng chân chính để đại diện Ðức Phật truyền trao Quy Giới cho chúng ta tu tập.

Chúng ta nương tựa vào ba ngôi Tam Bảo đang thường trụ này để gieo thiện duyên phước điền tu học gọi là “Sự Quy Y Tam Bảo”.

2) LÝ QUY Y TAM BẢO

– Quy y Tam Bảo là nương tựa ở Phật, Pháp, Tăng; không những Tam Bảo thường trụở đời, mà chính Phật, Pháp Tăng nơi tự tâm của mỗi chúng ta nữa. Mỗi khi ta làm quấy, nói sai, lòng ta thấy hổ thẹn, lương tâm ta tự căn rứt hối hận không vui. Cái biết tự khiển trách điều quấy, hoan hỷ những điều Giới đức, nhiệt tình vui vẻ trong những việc thiện lành, ý thức luôn sáng suốt – Ðó là Giác ngộ là PHẬT.

– Trông thấy người đau khổ, ta nghe lòng mình nao nao thương xót, muốn cứu giúp họ, là tâm từ bi của ta – Ðó chính là PHÁP.

– Thấy sự thuận hoà êm ấm của mọi gia đình, nhìn cảnh thanh bình an lạc của muôn loài, lòng ta mến chuộng; nghe những việc nồi da xáo thịt, thấy người hiền lương bị lừa đảo, hành hung hiếp đáp, ta tìm cách can ngăn – Lòng nghĩa cử thuận hoà ấy. Chính đó là TĂNG vậy.

– Chúng ta trở về với Ðức tánh giác ngộ sáng suốt, với tâm từ bi cứu khổ yêu thương, với lòng thanh tịnh thuận hoà là ta đã tương ưng với ba ngôi Tam Bảo. Là “Lý Quy Y Tam Bảo”. Vì, Phật là Giác ngộ sáng suốt, Pháp là Từ bi chân thật, Tăng là Thanh tịnh thuận hoà.

– Trở về với đức tánh giác ngộ sáng suốt ta sẽ sa thải bọn Quỷ si mê.

– Trở về với tâm từ bi yêu thương tha thứ, ta cố thanh trừng bọn ác Ma tham lam ích kỷ.

– Trở về với lòng thanh tịnh thuận hoà, ta quyết diệt trừ bọn A Tu La sân hận gây gỗ đấu tranh.

Vì thế, Quy y Tam Bảo không có nghĩa là hoàn toàn ỷ lại nơi Phật, Pháp, Tăng bên ngoài, mà chính ý thức chúng ta luôn biết sử dụng những phương pháp bỏ điều xấu ác, nương việc thiện lành, lìa mê mờ phiền khổ, về chỗ tươi sáng, hạnh phúc thanh lương vậy.

Tóm lại, giáo lý nhà Phật lúc nào cũng giữ tính cách “Trung Ðạo – Viên dung”. Người Quy y Tam bảo không phải hoàn toàn ỷ lại nơi Phật, Pháp, Tăng bên ngoài, mà phải trực nhận Phật, Pháp, Tăng ở lòng mình. Ngược lại, cũng không tự cao nơi Phật, Pháp, Tăng của mình, mà thờ ơ sự sùng kính nơi thế gian Trú trì Tam bảo. Chúng ta Quy y Tam Bảo phải “viên dung sự, lý” và quyết định một hướng đi, tạo cho mình một nghị lực dũng mãnh, ngăn ác diệt ác pháp, làm tăng trưởng thiện lành, quyết tiến thủ trên con đường từ phàm đến Thánh. Quy y Tam bảo là một ý chí quyết tiến không lùi, nó vừa mở đầu, lại vừa dẫn đến cuối cùng của chiều sống đạo đức, sống giác ngộ, sống thanh thản an lạc, sống giải thoát.

c) – QUY Y NHƯ VẬY ÐIỀU CẦN THIẾT LÀ GÌ?

– Là phải quyết định giữ vững “Chánh-Tri-Kiến”. Vì khi phát tâm Quy Y ta tự hứa nguyện dưới Phật đài và trước Thánh Chúng rằng:

“Con nguyện suốt đời tiến theo chiều Giác ngộ giải thoát, mà đức Phật đã trải qua, con hứa tránh mọi điều tội lỗi, làm tất cả điều lành, để trọn nhân cách con người”. Và “Con nguyện suốt đời Quy Y Phật thì không Quy Y Thiên thần Quỷ vật, Quy Y Pháp thì không Quy Y ngoại đạo tà giáo, QuyY Tăng thì không Quy Y tổn hữu ác đảng”.

Lời thệ nguyện đó quyết định về “Chánh tri kiến” và giữ đúng như vậy thì Quy Y còn, mà không giữ thì mất! Do những lời hứa nguyện này, tạo thành một năng lực dũng mãnh khiến ta tinh tấn không ngừng trên đường tự giác. Ngày xưa Ðức Thích Ca Mâu Ni cũng đã chỉ cội cây Bồ Ðề mà thệ nguyện rằng:

“Nếu ngồi dưới cội cây này, mà tìm không được đạo, thì dù xương tan thịt nát Ta quyết không rời bỏ chỗ ngồi này...”

Như thế việc Quy Y duy nhất thì chánh tri kiến còn, mà chánh tri kiến mất thì Quy Y cũng hỏng.

d) – VẬY Ý NGHĨA CHÁNH TRI KIẾN TRONG VIỆC QUY-Y LÀ GÌ?

– Ðiều đó phật tử cần phải hiểu cho thật kỹ. Nó vô cùng quan trọng! Bởi vì Quy Y rồi dù không thọ và không giữ giới đầy đủ nổi, thì cũng vẫn còn TAM QUY – Nhưng nếu thọ và giữ giới mà Quy Y mất (Tức phá hủy Chánh-tri-kiến) – Nghĩa là “Phá Kiến” thì chỉlà người tà kiến ngoại đạo mà thôi !!!...

Chánh tri kiến trong sự Quy Y là ẩn nơi lời thệ nguyện trên. Có nghĩa là ta đã xác nhận và quyết định lấy đạo đức nhân bản nơi Phật, Pháp, Tăng làm lẽ sống đạo của mình, làm lý tưởng lập trường của đời mình. Vì chủ trương của Ðạo Phật về cuộc đời là “Sống đạo đức nhân bản –nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người, khổ cả hai, sống hỗ trợ sinh tồn”.

Nếu ta phản bội chủ trương đó, vô tình hay cố ý thừa nhận và tuyên truyền cho những tưởng tri ảo giác siêu hình mê tín, những đường lối cầu khẩn Thần quyền (nương vào tha lực – phi đạo đức nhân quả) hoặc những tư tưởng cạnh tranh… hóa trang dưới bất cứ hình thức nào khác, thì chánh tri kiến mất. Thà chúng ta chỉ có một mình “phạm giới”, không giữ nổi sự sát sanh, trộm cắp, v.v… những sự việc đó không làm lầm lạc ai được, dù không ai cho sự việc đó là phải nhưng không lôi cuốn ai vào tội ác như mình.

Nhưng nếu ta dùng tà kiến, tà tưởng biện minh để che dấu sự phá giới! Chẳng hạng như: Nói Phật cho huỷ bỏ những học giới nhỏ nhặc hoặc có thể dùng tam tịnh nhục, và lợi dụng tín ngưỡng để thoã lòng tham dục, sân si (sống thiếu đạo đức) rồi phủ che những chiêu bài như để “thử thách” hoặc “khảo đảo cho tiêu nghiệp” hay để “trả nghiệp”, v.v… thì không những đã tự làm mất “Chánh tri kiến” và tự mình phản lại lý tưởng của Phật pháp mà còn tiếp tay cho những tà tưởng đạo đức trá hình, xuyên tạc cạnh tranh lợi dưỡng… thì ngàn vạn người, thế hệ này tiếp thế hệ khác, sẽ mê theo sự cổ võ những chiêu bài tà tưởng ấy để bước vào con đường sinh sát nhau liên miên vô tận đó! Con đường mà loài người sẽ diệt vong bởi chính những hành vi tà tưởng của loài người.

Trong Kinh nói rằng tội “Phá Kiến” rất nặng, điều đó rất đúng. Bởi vậy, mọi người phật tử chúng ta đều phải xác nhận rằng sự mong mỏi hợp lý của nhân loại hôm nay cũng như ngày mai là phải được sống có đạo đức, được sự hỗ trợ của nhau, được an bình và được tiến hóa, chứ “ngày mai” không thể là cái ngày kết quả của sự tham cầu lợi dưỡng cạnh tranh... Chính muốn ngày mai không thể như vậy, cho nên ngày nay: Chúng ta, những người phật tử, mới quyết tâm Quy Y theo lý tưởng của Phật Pháp. Sự quả quyết nầy phải duy nhất, phải giữ vững thì mới không mất ba Quy Y, và không mất lý tưởng lập trường của một người phật tử chân chánh là “Quy Y Phật thì không Quy Y Thiên thần Quỷ vật, Qui Y Pháp thì không Quy Y ngoại đạo tà giáo, QuyY Tăng thì không Quy Y tổn hữu ác đảng”.

Như vậy, chúng ta đã rõ nghĩa cụm từ QUY Y TAM BẢO:

– Quy Y có nghĩa là quay về nương tựa.

– Tam bảo là ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng.

– Phật là giác ngộ (Tánh toàn Chơn)

– Pháp là chơn chánh (Tâm toàn Thiện)

– Tăng là tịnh hạnh (Hạnh toàn Mỹ)

e) – NHƯNG HIỆN GIỜ CÓ QUÁ NHIỀU PHẬT, PHÁP, TĂNG THÌ LÀM SAO BIẾT ÐƯỢC PHẬT, PHÁP NÀO CHƠN CHÁNH? LÀM SAO BIẾT ÐƯỢC BẬC NÀO LÀ THÁNH TĂNG TU CHỨNG CÓ ÐỦ TỊNH HẠNH ÐỂ NƯƠNG TỰA QUY Y? – Ðiều nầy rất quan trọng, nếu không tìm hiểu tới nơi tới chốn cho thông suốt rõ ràng thì dễ bị danh lợi tà đạo mượn cữa tín ngưỡng, đội lốt Phật giáo, như chùm gởi bám vào cây Bồ Ðề nhà Phật để mê hoặc lợi dụng lừa đảo một số tín đồ Phật tử ngây thơ, nhẹ dạ đã trở thành con chiên ngoan đạo của Thần Si-Va, Thần tà … Do lòng danh lợi, tham dục mà họ tìm mọi cách để đầu độc, mê hoặc những kẻ khát khao đến cầu đạo, dễ thành cuồng tín, mê tín một cách đáng thương… như hiện nay đang diễn ra ởcác chốn Thiền môn !...

1) PHẬT BẢO

Phật Bảo là ngôi báu vô giá tối thượng. Châu báu trong đời dù quí giá đến mức nào cũng có thể định được giá trị của bảo vật ấy – Còn gương hạnh ân đức cao thượng của Ðức Phật là vô giá để cho loài người từ vua chúa, quan thần đến muôn dân nương về Quy Y ngôi Phật Bảo này đều được lợi ích lớn. Vì Phật đã đoạn diệt mọi phiền não, tham ái, ác pháp, có đầy đủ năm đức tối thượng là Giới đức, Ðịnh đức, Tuệ đức, Giải thoát đức và Giải thoát tri kiến đức. Hoàn toàn trong sạch cao thượng.

Trong kinh Chi Bộ đức Phật dạy:

Này chư Tỳ Kheo, một bậc độc nhất vô nhị tu chứng xuất hiện trong thế gian, không có người đồng đẳng; không có người cạnh tranh… Bậc không giống như tất cả chúng sanh… là bậc tối thượng trong tất cả chúng sanh có hai chân. Bậc độc nhất vô nhịấy là đức Như Lai, đức Alahán, đức Phật Chánh Ðẳng Giác… Này chư Tỳ Kheo, bậc độc nhất vô nhị này đang xuất hiện trong thế gian là bậc tối thượng trong tất cả, để chúng sanh quy ngưỡng nương về”.

Trong đời, những thứ châu báu như kim cương, hột xoàn, ngọc ma ni, vàng y bốn số 9… là những báu vật, đồ trang sức của hạng giàu sang phú quí, người nghèo khổ thiếu thốn nhìn thấy được những thứ quí giá ấy cũng là điều khó. Huống chi được sử dụng chúng làm đồ trang sức cho mình, phải không thưa quí vị ? Nhưng, những thứ châu báu trong cõi người này không thể nào so sánh với Phật Bảo tối thượng được.

Vì, Phật Bảo là vô giá cao thượng, nên những người đến Qui Y nương tựa nơi Phật Bảo là những người có phước duyên, đã từng tạo thiện duyên tích luỹ nhiều đời nhiều kiếp trong thời Ðức Phật Thích Ca còn tại thế hoặc các vị Thanh Văn Thánh Chúng đệ tử của Phật. Nên kiếp hiện tại này những người ấy mới có chủng tử phước điền đến xin Quy Y nương về Tam Bảo.

Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni là một con người có thật trên hành tinh này, người Ấn Ðộ dòng dõi Hoàng tộc, là Thái tử Sĩ-Ðạt-Ta kết duyên với công chúa Gia-Du-Ðà-La và đã sinh Hoàng tôn La-Hầu-La. Ngài cũng có gia đình vợ con như bao nhiêu người khác, nhưng giác ngộ được nỗi khổcủa kiếp làm người, rời bỏ hoàng cung bèo mây hạnh phúc, để tìm lối giải thoát bốn nỗi khổ sanh, già, bệnh, chết… Ngài là người có lịch sử tu chứng hẳn hoi, là Giáo Chủ của Ðạo Phật đã để lại cho loài người một nền đạo đức nhân bản – nhân quả tuyệt vời, để lại một phương pháp tự lực tu tập đến chỗ làm chủ được bốn sự khổ sinh, lão, bệnh, tử chấm dứt luân hồi. Ngài đã chỉ rõ cho loài người đường lối tự lực tu tập rất rõ ràng. Ngài dạy rằng “Trên đầu con người chẳng có một đấng thiêng liêng siêu hình nào cai quản cả, và trước Ngài cũng chưa có vị Phật nào ra đời cả…” Như vậy, thì chúng ta chỉ Quy Y và thờ duy nhứt một Ðức Phật Thích Ca để tưởng nhớ công đức của Ngài và lấy gương hạnh của Ngài để soi sáng nhắc nhở đạo tâm chúng ta hằng ngày phải tu tập sống buông xả như Ngài. Còn những gì khác được đặt để như “Phật quá khứ hay Phật vị lai hoặc Bồ Tát Long Thần…” thì đều là của Bà La Môn Ða Thần Giáo sau này đưa vào chùa nên không có lịch sử gương hạnh và giáo pháp để lại rõ ràng như Ðức Phật Thích Ca thì chúng ta không Quy Y thờ phụng những vị Thần mạo danh Phật ấy !!!.

Theo Phật sử ghi lại, sau 6 năm tu khổ hạnh không thành, Ngài đến dưới cội Bồ Ðề miên mật trong 49 ngày đêm thực hành “Pháp Tứ Niệm Xứ” và Ngài đã chứng đạt chân lý –thành Phật. Rồi liền tìm lại 5 người bạn cũ đồng tu khổ hạnh đã rời bỏ Ngài qua ở vườn Lộc Uyển (Vườn Nai). Nơi đây, Ngài đã cất lên tiếng Sư Tử Hống Chuyển Pháp Luân lần đầu tiên bằng bài kinh “Chuyển Pháp Luân – Tứ Diệu Ðế ” (ngày nay Hội Phật Giáo Thế Giới dùng biểu tượng hai con Nai trắng đỡ bánh xe Pháp Luân, mà chúng ta thường thấy biểu tượng này trong các kinh sách của Phật Giáo). Ngài đã gởi thông điệp đến cảnh báo cho loài người, nếu muốn tu hành có kết quả để thoát kiếp nhân sanh đau khổ như Ngài thì nên tránh xa hai cực đoan: “Một là tránh xa sự đam mê thụ hưởng ngũ dục, lạc thú thấp hèn làm mất chủng tử Thánh thiện, mất phẩm chất cao thượng –Hai là không nên tự ép xác hành hạ mình, sống đời khổ hạnh ức chế thân tâm mê lầm phiền não”. Và Ngài đã vạch ra con đường “Trung Ðạo” chỉ rõ bốn chân lý “Khổ, Tập, Diệt, Ðạo” của kiếp người cho 5 anh em ông Kiều Trần Như. Cả năm anh em nhờ nghe bài pháp này liền được Pháp Nhãn thanh tịnh xin Qui Y theo Phật và sau đó họ tu tập chứng đạt Thánh quả.

Xem thêm: Hướng dẫn cách chơi bài mậu binh chi tiết cho người mới

Vì duyên phước hội tụ đầy đủ, ngôi Tam Bảo ra đời từ đây – Ngài là Phật Bảo, bài kinh Chuyển Pháp Luân - Tứ Diệu Ðế là Pháp Bảo và 5 anh em Kiều Trần Như là Tăng Bảo đầu tiên. Thế là phước duyên của loài người đã đến, ngôi Tam Bảo được thiết lập ở trần gian, mặt trời Chánh Pháp đã chiếu soi. Dòng dõi Sư Tử (dòng họ Thích) bắt đầu truyền bá chánh pháp, đi đến đâu là quét sạch 62 luận thuyết siêu hình của Bà La Môn đến đó… Các vị giáo chủ Bà La Môn lúc bây giờ như Ngài Mục Kiền Liên, Ngài Ca Diếp, Ngài Xá Lợi Phất… mỗi Ngài đều dẫn cả mấy trăm đồ đệ của mình đến xin Qui Y Ðức Phật và được Phật tiếp độ cho xuất gia nhập vào Tăng Ðoàn để tu tập, nhiều vị đã chứng đạt Thánh Quả, chỉ trong một thời gian mà Tăng Ðoàn của Phật đã lên đến 1250 vị. So với dân số ít ỏi ởẤn Ðộ thời đó và sự ngự trị của 62 hệ phái siêu hình nơi kinh điển truyền thống của tư tưởng Vệ Ðà đã tiêm nhiễm lâu đời, độc tôn chiếm giữ cả bốn giai cấp trong xã hội Ấn Ðộ lúc bấy giờ.

Một khi có Bậc tu chứng, có Phật Bảo xuất hiện thì những sương mù tà giáo của thế giới siêu hình đều được soi sáng dưới mặt trời Chánh Pháp và đã bị quét sạch… đủ biết oai đức và sự cảm hoá của Phật pháp khi có Bậc Thánh Tăng La Hán tu chứng xuất hiện là thế nào rồi… Như vậy, Phật Bảo là nơi nương về của hàng chúng sanh cao quí. Mặc dầu Phật đã tịch diệt Niết Bàn cách đây 2.550 năm (2006). Nhưng, những chứng tích lịch sử về đời sống đạo hạnh của Phật vẫn hiện hữu trên đất nước Ấn Ðộ và Giáo pháp mang tính nhân bản cao của Phật giáo luôn ngự trị nơi lòng người khắp hành tinh, cùng sự thành kính tri ân của nhân loại ở thời đại văn minh ngày nay đang hướng về Phật – Một Bậc Thánh Nhân Giáo Chủ Vĩ đại… đã để lại một nền đạo đức nhân bản - nhân quả tuyệt vời mà chưa có một vị Giáo Chủ nào trên trái đất này làm được như Ngài.(Vì còn nhập thất không có tư liệu để tra cứu, xin quí vị đọc thêm những sách nói về lịch sử Ðức Phật & Phật Pháp – H.T. Thích Minh Châu phiên dịch từ tạng kinh Pali thì đáng được tin cậy hơn kinh sách tưởng giải của đại Thừa…).

2) PHÁP BẢO

Pháp Bảo là những lời dạy của Ðức Phật, sau khi tu tập chứng đạt, Phật liền đem kinh nghiệm thành quả tu hành của Ngài chỉ dạy lại cho chúng ta rất rõ ràng.

Ngài dạy: “Ta chỉ là người chỉ đường, các con hãy tự lực thắp đuốc lên mà đi…” hoặc Ngài dạy: “Nếu Ta nói một điều gì mà mọi người hiểu được, biết được bằng ý thức thì Ta không có nói dối. Còn Ta nói ra một điều gì mà mọi người phải hiểu bằng tưởng ngoài sức hiểu biết bằng ý thức của con người thì Ta đã có nói dối trong Ta…”.

Nhưng, hiện giờ Tam tạng kinh điển của Ðại thừa (tức là kinh sách phát triển của khoảng 20 hệ phái sau thời Ðức Phật đến nay) trong các thư viện lớn của Phật giáo trên thế giới đã thống kê có trên mười hai ngàn (12.000) quyển mỏng dày, gồm trên một triệu (1.000.000) trang giấy đủ cỡ. Chứa đựng nội dung tám mươi bốn ngàn (84.000) pháp môn tu tập, phần lớn là nương cầu vào tha lực siêu hình trừu tượng mơ hồ ngoài sức hiểu biết bằng ý thức của con người, lại đều mang nhãn mác chánh pháp của Ðức Phật Thích Ca thuyết!... Vì vậy, chúng ta phải sáng suốt phân minh những giáo pháp nào không có phương pháp hành trì cụ thể ngoài ý thức hiểu biết của con người, tha cầu bạc nhược, không có công năng của Pháp Bảo là tự lực ngăn ác diệt trừ ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp, chuyển mê khai ngộ, không tiến dẫn con người từ chỗ sống thiếu đạo đức, sống mê mờ phiền khổ đến chỗ đạo đức thanh lương, làm chủ sanh, lão, bịnh tai ương – Thì đó không phải là “Chánh Phật Pháp” – Mặc dầu quí Hoà Thượng hay các nhà học giả đã dịch trong kinh Nguyên Thuỷ hay kinh sách phát triển Ðại thừa Tối thượng thừa… gì gì đi nữa, thì chúng ta cũng không y chỉ theo những loại kinh Pháp đó để tu hành vì đó là tà Pháp do các Tổ sau này không tu chứng như Phật, lòng còn danh lợi ngồi tưởng tượng vẽ vời, tự ý đưa vào tam tạng kinh điển rồi mạo danh Phật thuyết!.

Tạng Kinh Nikaya của Phật Giáo Nguyên Thuỷ không nhiều như kinh sách của Ðại thừa. Nhưng, những lời nào đúng là của Ðức Phật dạy còn lại nơi Tạng Kinh Nikaya chưa bị người đời sau thêm bớt sửa đổi xuyên tạc thì đó là PHÁP BẢO VÔ GIÁ mà không có một tôn giáo nào trên hành tinh này có được những Bảo Pháp như bốn chân lý Tứ Diệu Ðế, 37 phẩm trợ đạo của Phật Giáo…Vì đó, là những pháp môn tự lực tu hành có công năng ngăn ác và diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp, chuyển mê khai ngộ, chuyển khổ thành vui, tiến dẫn con người từ phàm phu tu chứng Thánh quả làm chủ sanh, già, bịnh, chết. Chấm dứt kiếp luân hồi đau khổ.

Vì vậy, chúng ta phải y chỉ nương tựa vào 37 đạo phẩm này để tu tập đến chỗ viên mãn mà cốt lõi của nó là “Giới – Ðịnh – Tuệ” trong Tám Ðường Chánh Ðạo. (xin quí vị nghiên cứu kỹ những bộ sách của Trưởng Lão Thích Thông Lạc một người đã tu chứng biên soạn do NXB Tôn Giáo liên kết với TV Chơn Như ấn hành: Bộ Những Lời Gốc Phật Dạy 4 tập, Ðường Về Xứ Phật 10 tập, Văn Hoá Phật Giáo Truyền Thống đã in 2 tập, và 1 tập Những Chặng Ðường Tu Học Của Người Cư Sĩ.. Ðây là những Pháp Bảo quí giá mà những người Tu Học Phật cần phải nghiên cứu kỹ rồi mới Quy Y Tu Tập sẽ có kết quả).

3) TĂNG BẢO

Tăng Bảo là những vị Tăng Sĩ đệ tử Ðức Phật, cạo bỏ râu tóc, đắp áo Cà Sa, khất thực, ăn chay ngày một bữa, sống y như Phật, thiểu dục tri túc, giới đức tinh nghiêm, làm gương hạnh sáng cho mọi người soi. Tăng Bảo là Bậc Thánh Tăng phạm hạnh, người đã chứng đạt chân lý mới đủ Dũng-Trí-Bi, có đủ Tứ vô lượng tâm… luôn làm gương hạnh thiện pháp cho Phật Tử làm nơi nương tựa Quy Y để Tu tập.

Trong thời Pháp nhược ma cường này mà tìm được Bậc Thánh Tăng tu chứng làm gương hạnh, các Bậc Thánh Tăng tu chứng nầy như ngọn hải đăng đứng tự tại giữa cuồng phong để chỉ đường dẫn lối cho tàu thuyền tránh khỏi những chặng đường quỷ quái đá ngầm; những rặng san hô độc ác, gây hiểm trở nơi đại dương thì không phải dễ! Cho nên, muốn tu theo đạo Phật không phải đụng đâu Quy Y đó, mà phải tìm hiểu rất kỹ rồi mới tin, lòng tin phải có căn cứ. Ðức Phật dạy : “Chớ có tin, chớ có tin… Chớ y cứ vào tin đồn, vào truyền thống kinh điển… Muốn tìm hiểu Phật Giáo thì phải chọn một vị Thầy tâm hết tham, sân, si… để thân cận, phải thấy các Bậc Thánh, tu tập thuần thục pháp các bậc Thánh…”. Nếu chưa chọn được vịThánh Tăng như vậy thì không nên vội vàng Quy Y Tam Bảo để rồi hiến cuộc đời của mình cho tà sư ngoại đạo, để tạo cho mình duyên nghiệp trùng trùng nơi tà kiến không lối thoát!

Quý vị hãy nhìn vào chùa chiền thờ phụng cúng tế và các hàng Tăng Ni Phật Giáo hiện nay thì đủ biết, do vậy phải nên hết sức thận trọng khi tìm một vị Thầy tu chứng để Quy Y. Nếu chưa tìm ra thì hãy khoan đã!

Vì, duyên khởi duyên, trùng trùng duyên khởi…Hễ nương Thầy tà sẽ dẫn tới đường tà!Chánh Ðiện càng to thì Chánh Ðạo càng xa!!Kiếp sau cũng sẽ đến nhà Ðàn Na để cúng!!!...

Vì vậy, Quy Y Tăng Bảo rất hệ trọng. Tăng Bảo cũng như Phật hiện tiền tại thế. Pháp Bảo là giáo lý chân lý của Phật cũng được từ Tăng Bảo triển khai. Nếu chân lý Chánh pháp của Phật không có những Bậc Thánh Tăng kế thừa tu chứng triển khai giảng dạy thì chúng ta khó có thể giác ngộ được chân lý, nếu chân lý không giác ngộ thì biết đâu để hộ trì và nếu chân lý không được hộ trì, thì làm sao có thể chứng đạt được chân lý ấy. Phải không quí vị? Cho nên, Tăng Bảo là một báu vật quí giá nơi đời. Vì có Tăng Bảo mới soi sáng cho chúng ta thấy được Pháp Bảo và Phật Bảo.

Chúng ta nhìn qua lịch sử kinh sách văn học Phật Giáo trên 2500 năm qua, thì biết được có Bậc Thánh Tăng nào tu chứng hay không. Bậc Thánh Tăng tu chứng xuất hiện, như Sư Tử Vương giữa ngàn loài thú… và ngàn loài thú đều lo sợ tiếng rống của Sư TửVương… (bằng chứng là tập sách “Tạo Duyên Hoá Ðộ Chúng Sanh” và bộ sách "Ðường Về Xứ Phật” vừa được Nhà Xuất Bản Tôn Giáo cho in và cho phổ biến).

Thời kỳ Ðức Phật ra đời, ởẤn Ðộ lúc bây giờ đã có 62 luận thuyết siêu hình tưởng của kinh điển Vệ Ðà đã thống trịtín ngưỡng cả bốn giai cấp của xã hội Ấn Ðộ thời ấy! Khi đức Phật rời bỏ Hoàng Cung, xuất gia làm Ðạo Sĩ… Ngài cũng bị cọng nghiệp chung lặn hụp vào các pháp tà tưởng siêu hình của Bà La Môn ấy, để tu tập khổ hạnh suốt sáu năm không thành! Cuối cùng, Ngài tự rời bỏ các vị giáo chủ này và đã tìm ra con đường giải thoát cho chính mình, rồi chỉ lại đường lối “Tu Tập – Trung Ðạo” mà Phật đã tìm ra, để con người tự lực tu tập đúng với đạo đức nhân bản của con người ở hành tinh này. Nhưng đến ngày nay, Chánh Pháp của Phật đã bị tà giáo lai tạp xen vào! Nếu không có Bậc Thánh Tăng tu chứng, chỉnh đốn lại và khai thị cho chúng ta, thì chúng ta khó mà biết được pháp nào là Chánh Pháp của Phật, Pháp nào là tà pháp mạo danh Phật thuyết, đưa vào kinh sách của nhà Phật!...

Như vậy, ba ngôi Tam Bảo ví như ba cái vòng tròn, có chung một tâm điểm, tuy một mà có đủ ba, mà Tăng Bảo là vô cùng hệ trọng. Vì có Tăng Bảo thì Pháp Bảo mới được thực hành soi sáng, và có sự truyền bá của Tăng Bảo thì Pháp Bảo mới đem lại lợi ích cho muôn người. Tăng Bảo cũng là người đại diện cho Phật Bảo, làm gương hạnh cho chúng ta noi theo. Vì vậy, chúng ta phải tìm hiểu kỹ càng, chọn Bậc Thánh Tăng giới hạnh đàng hoàng, có tu chứng cụ thể rõ ràng, rồi mới xin Quy Y, nương tựa thân cận nơi các Ngài để tu học, sẽ được khai thị soi sáng, lợi ích lớn lao trên đường tu tập. Vì: “Không có Thầy, thì đố mầy tu nên – Bá đạo bá tri, vị chi tu bá láp!”

“Vậy, ai là Trí giả?Phải rõ kẻo lầm…Mình còn láng quáng, cõng câm dắt mù!...Cả ba đều té lăn cù xuống mương!!...”

Tam Bảo cũng là ba đức tánh giác ngộ, chơn chánh, thanh tịnh, đang ẩn tàng nơi mỗi chúng ta – Ba đức: Sáng suốt (Giác ngộ), trong sạch (Thanh tịnh) và chơn thật bất hư (Chơn chánh) - Ba đức tánh đó đã được Phật và chư vị Thánh Tăng phát huy viên mãn. Chúng ta nương về Tam Bảo tu học, tức là để phát huy ba đức tánh đó đến chỗ rốt ráo thành Thánh, thành Phật như các Ngài chớ chẳng có chi lạ cả.

Chúng ta đã có đầy đủ phước duyên Quy Y Tam bảo thì phải luôn luôn cố gắng phát huy ba đức tánh ấy đầy đủ mới tròn nghĩa Quy Y. Ngược lại nếu chúng ta mang danh là phật tử theo đạo giải thoát của Phật mà chẳng thực hành theo giáo pháp Phật để lại, đặng sớm thành tựu ba đức tánh cao quý ấy thì hóa ra chúng ta chỉ có “Quy” mà không có “Y”. Như thế chưa phải là người đã Quy Y Tam Bảo.

g) – MUỐN TRỞ VỀ VỚI BA ÐỨC TÁNH ẤY PHẢI LÀM SAO?

– Trước hết phải tịnh tu tam nghiệp “Thân – Khẩu – Ý” bằng cách:

1) - Thân: Không sát sanh, trộm cắp, dâm dục là đã trở về với đức tánh “Thanh-tịnh”.

2) - Khẩu: Không vọng ngôn, ác khẩu, ỷngữ, lưỡng thiệt tức là trở về với đức tánh “Chơn-chánh”.

3) - Ý: Không tham lam, sân hận và si mê tức là đã trở về với đức tánh “Giác-ngộ”.

Nói tóm, là phải tu tập mười thiện pháp để cho thân khẩu ý thường được tương ưng với Phật-Pháp-Tăng tức là đã quy-y tam bảo đúng pháp.

“Giữ gìn tam nghiệp.Khế hiệp Chơn tâm,Thân không sát đạo tà dâm,Khẩu không thêu dệt thọc đâm hai chiều.Cũng không dối gạt đặt điều,Chuyện không nói có, nói điều điêu ngoa,Miệng không mắng chưởi rầy la,Nói lời dịu ngọt ôn hòa hiền lương,Ý mã luôn đặt dây cương,Chẳng cho tham dục giận hờn phát sinh,Vẹt tan bóng tối vô minh,Nhờ đèn Tam Bảo quang minh soi lòng,Luôn luôn nhìn lại bên trong,Cầm cương ngựa ý đề phòng tâm viên,Diệt trừ vọng tưởng đảo điên,Ngăn ác diệt ác – Thiện chuyên hành trì.Ai người chân thật Qui-Y“Tam nghiệp” “thập thiện” tu trì chớ quên.Niết Bàn thanh thản bước lên,Từ đây thoát kiếp lênh đênh luân hồi”.

B.- CÁCH THỨC THỌ TRÌ NĂM GIỚI

Trước khi muốn THỌ TRÌ NĂM GIỚI, thì chúng ta hãy tìm hiểu nghĩa của THỌ TRÌ NĂM GIỚI là gì trước đã :

“THỌ TRÌ” có nghĩa là chấp nhận, đồng ý, gìn giữ, duy trì.

“GIỚI” là giới cấm, điều nghiêm cấm.

Ghép chung cụm từ “THỌ TRÌ NĂM GIỚI” có nghĩa là chúng ta hoan hỷ chấp nhận sống giữ gìn đúng năm điều nghiêm cấm không hề vi phạm một lỗi nào trong năm giới cấm này, thì mới đủ tiêu chuẩn đúng nghĩa làm người.

Vì năm giới cấm này là năm tiêu chuẩn làm Người sống có đạo đức, rồi mới tiến lên làm Thánh làm Phật. Ðạo Phật là đạo tự tri, tự giác, tự nguyện nên ai đến với đạo Phật phải tự giác ngộ, phải thông suốt bằng niềm tin chân thật từ nơi lòng mình, mình liệu sức tự nguyện chấp nhận những giới đức, giới hạnh để đem lại cuộc sống lương thiện đạo đức. Vì đạo Phật là đạo giác ngộ giải thoát nên không có sự bắt buộc kẻ khác hoặc khuyến dụ mê hoặc một ai cả.

a) THỌ TRÌ NĂM GIỚI CÓ HAI PHƯƠNG DIỆN:

1) Phương diện CHỈ (ngăn ác diệt ác pháp) thì kể như sau đây:

- Không được sát hại chúng sanh (Ðức hiếu sinh – Tôn trọng sự sống)

- Không được tham lam trộm cướp (Ðức buông xả – Không tôn trọng tài sản)

- Không được tà dâm (Ðức chung thuỷ – Tôn trọng hạnh phúc)

- Không được vọng ngữ dối trá (Ðức thành thật – Tôn trọng sự thật)

- Không được rượu chè (Ðức minh mẫn – Tôn trọng lý trí)

2) Phương diện TÁC (sanh thiện tăng trưởng thiện pháp) thì kể như thế này :

- Phải hộ sinh mạng

- Phải bố thí

- Phải phạm hạnh

- Phải chân thật

- Phải trí tuệ.

(xin quí vị đọc kỹ tập sách “NHỮNG CHẶNG ÐƯỜNG TU HỌC CỦA NGƯỜI CƯ SĨ” Phần Thọ Ngũ Giới trang 52 Trưởng Lão Thích Thông Lạc đã biên soạn rất công phu rõ ràng từng Giới đức một, rất đầy đủ, ở đây khỏi phải mất thời giờ của quí vị!).

b) CÁCH THỌ TRÌ NĂM GIỚI NHƯ THẾ NÀO?

Cách thọ năm giới có bốn phần như sau :

- Một phần (chỉ một giới)

- Ít phần (chỉ hai giới)

- Nhiều phần (chỉ ba hay bốn giới)

- Toàn phần (thọ cả năm giới)

(Trẻ em chỉ thọ có 3 giới trừ 2 giới tà dâm & uống rượu chưa thọ vì còn nhỏ chờ khi lớn khôn đủ tuổi).

Như vậy, chúng ta phải tự lượng sức và hoàn cảnh của mình kham giữ được bao nhiêu rồi mới thọ, không nên thọ bừa. Nếu không đủ sức thọ môt giới nào cả, mà chỉ thọ ba Quy y thôi, thì cũng gọi là ƯuBàTắc, Ưu Bà Di (nam nữ phật tử). Ðó chính là lời Phật đạy trong kinh “Ưu Bà Tắc Giới”.

c) GIỚI VÀ DIỆU HẠNH KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Ngoài Giới ra, còn có Diệu Hạnh. Vậy hai thứ ấy khác nhau thế nào?

– Thí dụ như việc “không sát sanh”, vềphương diện “Giới”, một khi thề suốt đời không sát sanh, thì không được phạm vào giới ấy dù vì bất cứ lý do gì, cho dù tánh mạng bị nguy hiểm đi nữa cũng không được sát sanh. Giới thì một khi đã thọ, đã thề giữ “không sát sanh” rồi thì dầu suốt đời không gặp hoàn cảnh nào để sát sanh mà vẫn có cái công đức giữ giới “không sát sanh” ấy. Tuy nhiên, Phật tử không đủ sức và hoàn cảnh để thọ được Giới nào cả, thì vẫn có thể thọ ba Qui y và thực hành Diệu hạnh, như vậy còn hơn là thọ rồi mà không gìn giữ.

Còn về phương diện “Diệu Hạnh”, thì chỉ khi nào mình giữ không sát hại thì đó là Diệu hạnh. Như vậy, Giới là vĩnh viễn, mà Diệu hạnh thì chỉ có lúc không phạm giới. Diệu hạnh đó vẫn có những kết quả tương đương của nó, nhưng có làm mới có diệu hạnh.

d) PHẢI CÓ ĐIỀU KIỆN GÌ KHI THỌ GIỚI

Muốn thọ năm cấm giới, thì cũng cần phải hiểu biết rõ ràng những Giới Ðức, Giới Hạnh, Giới Hành và thực hiện bổn phận của một người Phật tử sau đây :

1) Chánh tri kiến – Chánh tri kiến đối với năm giới là xác nhận năm giới đức này làm căn bản đạo đức – nhân quả, của một đời sống nhân bản, sống có đạo đức hợp lý.

2) Bất phóng dật – Không lúc nào, dù là nguy nan, hay an lạc, cũng không xao lảng sự ngăn ác diệt ác pháp, làm sanhthiện, tăng trưởng thiện pháp.

3) Thành Kính lục phương – Biết bổn phận và tận lực đối với :

- Cha Mẹ

- Tam Bảo.

- Vợ con

- Thân quyến

- Thiện hữu

- Tôi tớ

Nói chung, là niệm tưởng “TỨ ÂN”, nhận thức rõ ràng bổn phận của một phật tử và gắng sức phục vụ gia đình xã hội. Gọi là “Lễ bái lục phương”.

4) Như lý cầu tài : Là cư sĩ phải tùy diều kiện phải làm việc siêng năng cần mẫn, tạo dựng sản nghiệp tiền của một cách hợp lý hợp đạo. – Phụ vào điều nầy có hai điều :

- Phải học biết nghề nghiệp

Xem thêm: mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

- Phải chi tiêu hợp lý.

Sự chi tiêu tài sản gọi là hợp lý phải chú ý vào những điều sau đây: Một phần chi dụng, một phần sanh lợi, một phần phòng hộ, một phần công ích và góp phần vào sự truyền bá Phật pháp bằng hai phương diện: Cúng dường Tam Bảo và phổ biến chánh pháp.

Thọ Quy Giới phải gìn gắng chặcY Giới Quy vững chắc tu triPhật trao Ngũ Giới Tam QuyẤy là ánh đuốc từ bi nhiệm mẩuGiới Quy như những nhịp cầuÐưa người qua biển khổ sầu tham mê.Muốn trở về quêMột bề giữ GIỚIThì mới đắc ÐỊNHTâm tịnh TUỆ khaiNHƯ LAI KỀ CẬN.