Tại Sao Gọi Là Hồ Con Rùa Qua Các Thời Kỳ Lịch Sử, Sài Gòn: Địa Danh Và Giai Thoại

Có bao giờ bạn tự hỏi "Vì sao lại gọi là Hồ Con Rùa" nhưng lại không có một con rùa nào. Hay tại sao có những tên gọi là lạ ở Sài Gòn như "ĐaKao", "Thị Nghè", "Thủ Thiêm" có nguồn gốc từ đâu?

Để hiểu rõ hơn hãy cùng Sóng Việt truy tìm nguồn gốc lý do vì sao có những tên gọi như thế này nhé

Bạn đang xem: Tại Sao Gọi Là Hồ Con Rùa Qua Các Thời Kỳ Lịch Sử, Sài Gòn: Địa Danh Và Giai Thoại

1. Hồ Con Rùa

*

Hiện nay, Hồ Con Rùa là nơi lý tưởng để mọi người tập hợp bạn bè nói chuyện, ăn uống, nghỉ trưa,… Nhiều người thắc mắc: Tại sao tên là Hồ Con Rùa mà không hề thấy con rùa nào ở đây? Sự kiện xây Hồ Con Rùa lại gắn liền với một công trình quan trọng khác: Dinh Độc Lập.Ngô Đình Diệm đang xây Dinh Độc Lập thì bị ám sát năm 1963. Theo thuật phong thủy, vị trí xây dựng của Dinh Độc Lập nằm trên đầu của Long mạch, nên nơi đây còn có tên gọi khác là Phủ Đầu Rồng. Vị trí đuôi rồng thì nằm ở khu vực Hồ Con Rùa. Mỗi khi rồng thức dậy, sẽ vẫy đuôi, và những gì xây dựng trên Long mạch này sẽ sụp đổ.Vì lý do đó, Nguyễn Văn Thiệu đã cho xây dựng Hồ Con Rùa ở vị trí đuôi rồng với hy vọng con rùa nặng nề là một trong tứ linh có khả năng trấn giữ đuôi rồng, không cho rồng vùng vẫy khi thức dậy!Kiến trúc Hồ Con Rùa có 5 cột trụ tụ lại thành hình cái tháp, khu trung tâm là một con rùa bằng kim loại, trên lưng có đội 1 bia đá. Hình dáng tháp cao này giống như hình một thanh gươm (hoặc cây đinh), đóng xuống hồ nước để giữ chặt đuôi rồng.Dù “trấn yểm” kỹ càng như vậy, nhưng năm 1975, Việt Nam Cộng hòa vẫn sụp đổ. Năm 1978, một nhóm người đã đặt bom phá hủy con rùa với ý đồ phá hoại Long mạch. Họ bị bắt giữ, nhưng con rùa kim loại đã bị phá hủy. Dù mất con rùa, thì “Hồ Con Rùa” vẫn còn đó, nằm giữa trung tâm Sài Gòn hoa lệ như một chứng nhân của lịch sử.

2. Thị Nghè

*

Điểm qua tên của một số địa danh, kênh rạch, phường ở khu vực quận 1, người ta sẽ dễ dàng nghe đi nghe lại cái tên Thị Nghè.

Theo quyển "Gia Định thành thông chí", mục "Trấn Phiên An", Thị Nghè là tên dân gian của bà Nguyễn Thị Khánh– con gái quan Khâm sai Nguyễn Cửu Vân, và là vợ một viên thư kí. Bà Nguyễn Thị Khánh có chồng là thư kí mỗ, nên người đương thời gọi là Bà Nghè mà không xưng tên. Sở dĩ có tên ấy là do bà đã có công cho khai hoang đất ở và bắc cầu để tiện việc đi lại cho dân chúng. Cảm phục bà, người ta quyết định gọi cây cầu là cầu Bà Nghè, cũng gọi sông ấy làsông Bà Nghè.

Cho đến ngày nay, cái tên Thị Nghè vẫn còn được giữ lại như một cách hậu thế ghi nhớ công đức của bà Nguyễn Thị Khánh.

3. Suối Tiên có thật sự có Tiên?

*

Trong ký ức của những người đầu tiên đến khai khẩn đất vẫn còn lưu giữ hình ảnh một vùng đất hoang sơ. Tại đây còn có một miếu thờ bảy cô gái ở ven suối có cùng tuổi rồng đến đây tắm và qui tiên ở đoạn suối sâu. Bảy cô gái rất linh thiêng độ cho đời nên bà con thường xuyên nhang khói, phụng thờ nên suối này có tên gọi là Suối Tiên.Trong một thời gian dài đất được quy hoạch làm khu lâm trại trông rừng, cây ăn trái và nuôi các loài thú quý hiếm. Năm 1992, cùng với sự phát triển kinh tế cả nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng dự án xây dựng khu Du Lịch Văn Hóa Suối Tiên đã trở thành hiện thực, các hạng mục công trình lần lượt được xây dựng. Ngày 02 tháng 09 năm 1995, nhân kỷ niệm lễ Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam, Du Lịch Văn Hóa Suối Tiên chính thức mở cửa đón du khách cho đến nay.

Xem thêm: Hướng dẫn cách chơi bài mậu binh chi tiết cho người mới

4. ĐaKao

*

Đakao – tên gọi mà biết bao người Sài Gòn đã quen mặt, một cái tên gây ấn tượng mạnh mẽ khi vừa nghe thì giống tên Việt Nam nhưng khi viết thì lại mang đậm dáng dấp phương Tây. Lịch sử đằng sau cái tên"nửa người nửa ta"này có gì đặc biệt?

Thời xưa, có giai đoạn hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn được sáp nhập lại thành"Địa phương Sài Gòn – Chợ Lớn" (Région de Saigon – Cholon) với tổ chức bên dưới là các hộ (quartier), tương đương cấp tổng ở các tỉnh. Người đứng đầu một hộ gọi là Hộ trưởng (Chef de quartier). Tên gốc của vùng đất Đakao ngày nay làĐất hộ(đất của hộ hoặc đất do hộ quản lí). Trong sách báo và các văn bản thời trước, người Pháp đã phiên âm địa danh Đất Hộ thành Đakao. Trên thực tế, địa danh Đakao chỉ phổ biến rộng tại Sài Gòn từ thập niên 1950 – 1960 trở về sau.

5. Hàng Xanh hay Hàng Sanh?

*

Khu vực Hàng Xanh trước năm 1945 trồng nhiều cây sanh – một loại cây lớn có họ hàng với cây đa, cây đề, cây si… Cây sanh được trồng dọc hai bên đường Bạch Đằng ngày nay kéo dài cho đến ngay bùng binh, nên ngày xưa đường Bạch Đằng còn có tên gọi là đường Hàng Sanh.Nếu ai có điều kiện tham khảo bản đồ Sài Gòn những năm 60 vẫn có thể thấy đầu đường Bạch Đằng được chú thích là đường Hàng Sanh, và ngã tư ngay sát đó được gọi là ngã tư Hàng Sanh. Người dân đọc từ Hàng Sanh nhiều năm thành Hàng Xanh. Dù tên gì đi nữa, nơi đây hiện là trục giao thông quan trọng của thành phố.

6. Thủ Thiêm

*

Xem thêm: trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn

Đa số tên gọi cho các con đường, cây cầu, phường, chợ... ở Sài Gòn đều lấy tên những người có công với đất nước, thành phố hoặc đơn giản là chỉ với người dân của khu vực đó. Có vẻ như Thủ Thiêm không phải là một cái tên được đặt theo công thức trên.

Trước đây, "thủ"là danh từ chỉ đồn canh gác dọc theo các đường sông. Vì khá phổ biến thời trước nên "thủ" đã đi vào một số địa danh hiện nay như Thủ Đức, Thủ Thiêm, Thủ Ngữ (Sài Gòn), Thủ Thừa (Long An) hay Thủ Dầu Một (Bình Dương). Đức, Thiêm, Ngữ, Thừa được cho là tên những viên chức được cử đến cai quản các thủ này và đã giữ chức vụ khá lâu nên tên của họ đã được người dân gắn liền với nơi làm việc. CònThủ Dầu Mộtthì ở thủ đó ngày xưa có một cây dầu mọc lẻ loi.

Trôi theo dòng chảy thời gian, những tên gọi ấy đã có tuổi đời lên đến vài trăm năm, là một phần linh hồn của Sài Gòn xưa và là một bộ phận địa giới hành chính không thể tách rời của thành phố Hồ Chí Minh. Những tên gọi ấy còn gợi nhắc về những năm tháng trước, in đậm dấu ấn lịch sử nối liền với hiện tại của mảnh đất này. Qua bài viết này, hẳn bạn đã có thêm hiểu biết về một ít tên gọi địa danh độc đáo, lạ tai ở Sài thành rồi phải không nào? Và đừng quên khám phá thêm nhiều nguồn gốc tên gọi của những địa danh khác nhé!