Phương Pháp Niệm Phật Nhất Tâm Bất Loạn Pháp Sư Tịnh Không, Niệm Phật Cầu Nhất Tâm Bất Loạn Sẽ Bị Trở Ngại

Để được “Nhất tâm bất loạn”, người tu chỉ cần Chú ý kỹ và mạnh hơn một chút, rồi một chút nữa (cái khéo của người tu nằm tại chỗ này) cho đến khi nào thấy không có một ý nghĩ nào khởi lên hay xẹt ra được nữa, chỉ còn lại 4 chữ A Di Đà Phật mà thôi. Như vậy, là niệm Phật được “Nhất tâm bất loạn” rồi đấy.

Xem thêm: cấu tạo hình ống nan xương ở đầu xương xếp vòng

Bạn đang xem: Phương Pháp Niệm Phật Nhất Tâm Bất Loạn Pháp Sư Tịnh Không, Niệm Phật Cầu Nhất Tâm Bất Loạn Sẽ Bị Trở Ngại

*

Trong kinh Tiểu bổn A Di Đà, đức Phật có dạy: “Muốn được vãng sanh về Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà, người tu phải đáp ứng đủ ba điều kiện dưới đây:

1. Phước đức và căn lành phải lớn (Nguyên văn: Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sanh bỉ quốc).

2. Niệm Phật cho được “Nhất tâm bất loạn” từ một ngày cho tới 7 ngày, (Nguyên văn: Chấp trì danh hiệu, nhược nhứt nhựt, nhược nhị nhựt, nhược tam nhựt, nhược tứ nhựt, nhược ngũ nhựt, nhược lục nhựt, nhược thất nhựt “Nhất tâm bất loạn”).

3. Khi sắp lâm chung tâm không điên đảo. (Nguyên văn: Kỳ nhân lâm mạng chung thời. A Di Đà Phật dữ chư Thánh chúng hiện tại kỳ tiền, thị nhân chung thời, tâm bất điên đảo (= không loạn động), tức đắc Vãng sanh A Di Đà Phật, Cực Lạc quốc độ)”.

Để đáp ứng cho một trong ba điều kiện nêu trên, chúng tôi hân hạnh giới thiệu “Phương pháp niệm Phật để được Nhất tâm bất loạn” như sau:

1. Ngồi kiết già hay bán già hoặc xếp bằng.

2. Hai mắt nhắm lại (vừa khít thôi).

3. Không quán tưởng.

4. Không nhớ đến Phật và Bồ Tát.

5. Không lần chuổi.

6. Trong tâm liên tục mặc niệm (niệm thầm trong tâm) bốn chữ “A Di Đà Phật” hay sáu chữ “Nam mô A Di Đà Phật”, mỗi chữ khoảng 1 giây đồng hồ.

7. Trong khi đang mặc niệm bốn chữ A Di Đà Phật, người tu dùng con mắt tâm (tâm nhãn) quan sát trong thân (từ hai vai xuống tới rún) xem coi bốn chữ A Di Đà Phật khởi lên ở chỗ nào. Khi nước tâm (tâm thủy) lóng trong, người tu sẽ thấy được Điểm Niệm Phật (chỗ 4 chữ A Di Đà khởi lên).(Chú ý: Nếu người tu mặc niệm vài ba câu rồi ngừng lại để tìm Điểm Niệm Phật thì không thể thấy được, vì Điểm Niệm Phật đã tan rồi. Phải vừa mặc niệm vừa tìm, mới thấy được).

8. Khi thấy được Điểm Niệm Phật rồi, người tu tập trung sự CHÚ Ý (CON MẮT TÂM) nhìn thẳng ngay vào Điểm Niệm Phật, giống như con mèo rình chuột vậy, không được lơi lỏng.

9. Trong khi vừa mặc niệm vừa chú ý, vừa chú ý vừa mặc niệm một cách miên mật (như mèo rình chuột), người tu sẽ phát hiện có ý nghĩ này hay ý nghĩ nọ (tạp niệm) khởi lên xen vào, thì nên biết rằng mình niệm Phật chưa được “Nhất tâm bất loạn”.

10. Để được “Nhất tâm bất loạn”, người tu chỉ cần Chú ý kỹ và mạnh hơn một chút, rồi một chút nữa (cái khéo của người tu nằm tại chỗ này) cho đến khi nào thấy không có một ý nghĩ nào khởi lên hay xẹt ra được nữa, chỉ còn lại 4 chữ A Di Đà Phật mà thôi. Như vậy, là niệm Phật được “Nhất tâm bất loạn” rồi đấy. (Chú ý: Đừng chú ý mạnh quá, sau khi nghỉ dụng công sẽ nặng đầu).Pháp niệm Phật này còn có tên khác là “Pháp cột tâm một chỗ” (Chế tâm nhứt xứ) dù là người mới bắt đầu lần thứ nhất, chỉ cần một thời gian ngắn là có thể đạt đến chỗ “Nhất tâm bất loạn”.

Pháp này có hai tác dụng: thu hút vọng tưởng tạp niệm và tẩy rửa tâm linh sạch sẽ. Do đó, người mới bắt đầu tu tập mỗi lần dụng công chừng nửa giờ (30 phút), ngày vài lần, cộng chung lại khoảng hai, ba tiếng đồng hồ là được. Còn những người đã từng ngồi được từ một tiếng đồng hồ trở lên, thì mỗi lần dụng công từ 50 đến 60 phút, tổng cộng đúng 3 giờ hay 4 giờ, dành cho một ngày.

Đã có rất nhiều người nhờ tu pháp này mà được lợi ích thiết thực trong việc tu hành. Nếu như có vị nào không tin, hãy thử tu thử vài tuần lễ xem sao, vì đâu có tốn đồng xu cắc bạc nào mà sợ.

Ghi chú:– Mặc niệm hay niệm thầm trong tâm là tu trong tâm. Còn mở miệng niệm Phật là lìa tâm mà tu.– Nhắm mắt thấy tâm, mở mắt thấy cảnh.

tamkyrt.vn & tamkyrt.vnnhiemmau.com