Dịch Cân Kinh ( Phất Thủ Dịch Cân Kinh (Phất Thủ Liễu Pháp), Thích Nhật Từ

Tập Dịch Cân Kinh không còn là khó khăn bí truyền nữa qua hướng dẫn cách tập phất thủ dịch cân kinh chính xác nhất của TT Thích Nhật Từ và BS Phan Anh Tuấn sẽ giúp chúng ta tăng cường sức khỏe tiêu trừ và ngừa bách bệnh.


Phất Thủ Vẩy Tay – Đạt Ma Dịch Cân Kinh

Ý nghĩa về môn khí công này là:

Bạn đang xem: Dịch Cân Kinh ( Phất Thủ Dịch Cân Kinh (Phất Thủ Liễu Pháp), Thích Nhật Từ

Đạt Ma Dịch Cân Kinh gọi đơn giản là Tập Phất Thủ tức tập phẩy tay, Đạt Ma là Bồ Đề Đạt Ma là vị Tổ khai sáng võ thuật Thiếu Lâm Trung Quốc. Dịch cân kinh giúp chuyển đổi gân cốt và cơ bắp từ suy nhược thành sung mãn.

*

Tập Dịch Cân Kinh thường xuyên giúp chúng ta điều hòa máu huyết, điều chỉnh các huyệt đạo khai thông những bế tắc trong kinh mạch, lục phủ ngủ tạng, thần kinh, cột sống, thoát vị đĩa đệm các chứng bệnh liên quan đến viêm tê khớp đau nhức, bại liệt, v.v.

Nếu là người khỏe mạnh thường xuyên tập sẽ giúp càng tăng cường sức khỏe thêm chứ không có hại, muốn tập bao lâu bao nhiêu đều được. Nhưng tối thiểu phải 700 – 1000 cái / ngày. Nếu như mới tập thì sẽ rất mỏi tay và chân thì chúng ta cứ tăng dân dân lên từ 100 cái, 200 cái ….hoặc có thể chia đều cho mỗi lần tập miễn sau trong 1 ngày sẽ đủ 800 cái hoặc hơn đều tốt, nói đơn giản là rảnh thì tập mỏi quá thì nghỉ ngơi.

▐ Cách tập phất thủ dịch cân kinh chính xác nhất

Yêu cầu đối với người muốn tập luyện phương pháp dịch cân kinh là phải có sự quyết tâm và kiên trì. Đồng thời, tinh thần người bệnh cũng phải lạc quan, vui vẻ, không sợ bệnh và có niềm tin chiến thắng bệnh tật hoặc tập để tăng cường sức khỏe tâm chí phải thoải mái. Dưới đây là một số bước tập dịch cân kinh chính xác nhất đối với từng bộ phận trên cơ thể, được nhiều người áp dụng thành công.

*

▐ Nguyên lý cơ bản cần nắm rõ:

. Tâm chí thoải mái không suy nghĩ hay lo lắng vướng bận gì trong khi tập.

. Hai chân rộng bằng vai hình chữ V giữ chắc, cổ thả lỏng tự nhiên, lưng thẳng, 10 ngón chân bấm chặt xuống nền ko mang dép giày khi tập.

. Bắt đầu 2 tay đưa thẳng ngang vai hít vào, Nhón gót vẫy tay về phía sau hơi hơi dùng sức và thở ra và thả tự nhiên khi đưa hai tay trở lại phía trước theo quán tính và hít vào. Hít thở bằng mũi, ko dùng miệng.

. Hai tay đưa lên thả lỏng, úp nắm bàn tay khi đẩy về phía sau.

. Hai mắt nhìn thẳng nhìn bình thường về trước ngang trán.

. Miệng ngậm tự nhiên, lưỡi đưa lên nứu răng hàm trên.

. Nhíu hậu môn khi tay đánh về phía sau và mở hậu môn khi tay đưa về phía trước.

▐ Cách tập Phất Thủ Đạt Ma Dịch Cân Kinh:

*

Đứng thẳng, hai chân dang ra song song ngang vai, các ngón chân bám chặt vào mặt đất, hậu môn nhíu lại, bụng dưới hơi thót, ngực hơi thu vào, vai xuôi tự nhiên, hai mắt khép hờ, đầu lưỡi chạm nướu răng trên, trong lúc tập không suy nghĩ gì về quá khứ, hiện tại và tương lai, giữ suy nghĩ tâm chí thoải mái nhẹ nhàng.

Hai cánh tay, bàn tay và các ngón tay duỗi thẳng tự nhiên. Đưa hai cánh tay về phía trước. Nhón gót lên dùng lực vẫy hai cánh tay ra phía sau đến hết tầm và thở ra. Khi hết tầm tay ra phía sau, hai cánh tay theo đà của lực quán tính trở về phía trước, đồng thời hít vào. Sau đó lại tiếp tục vẫy tay ra phía sau. Một lần hít vào, một lần thở ra là một cái lắc tay. Làm liên tục nhiều cái. Tối thiểu 700 cái một lần tập. Mỗi ngày có thể tập hai lần. Nếu để chữa bệnh hay tập nâng cao hơn thì mỗi lần tập phải thực hành từ 1.500 cái trở lên.

Động tác lắc tay phải bền bỉ, đều đặn, nhẹ nhàng, linh hoạt. Không cần dùng sức mạnh để cố vẫy tay ra phía sau mà chỉ dùng sức bình thường, tương ứng với nhịp thở điều hòa của cơ thể. Việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống đất cũng vậy. Chỉ cần dùng sức vừa phải nhằm bảo đảm tâm lý thoải mái và thể lực dẻo dai để có thể thực hành đến hàng ngàn cái mỗi lần tập.

▐ Video hướng dẫn của Thượng Tọa Thích Nhật Từ:

https://www.youtube.com/watch?v=P-rMBEygBBE

*

▐ Video hướng dẫn của Bác Sĩ Phan Anh Tuấn:

Xem thêm: trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn

https://www.youtube.com/watch?v=ERYJIJF2_Yo

*

▐ Những lưu ý khi tập dịch cân kinh

Quá trình tập, người tập có thể đau, tức, nhức, ngứa ngáy, do việc khai mở một số huyệt vị và kinh. Thông thường như đau nhức bắp chuối, 2 đầu gối đi nghe cộp cộp, 2 tay nhức mỏi, hơi nóng đỉnh đầu hơi choáng… những phản ứng trên sẽ hết sau vài ngày do ta chưa quen và tất cả ko ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Để tránh đau nhức chúng ta nên chia đều từ từ mỗi lần tập 50, 100, 200 cái 1 lần rồi từ từ tăng lên 700 cái, 1000 cái 1 lần tùy theo độ tuổi sức khỏe mỗi người. Mệt hay mỏi nghỉ, khỏe đỡ mỏi tập tiếp.

Không được tập khi đã ăn no, tập lúc bụng đói hoặc vừa đói vì ăn no khi tập sẽ hại cho dạ dày. Uống nước nhiều trước khi tập giúp cơ thể bài tiết.

▐ Công dụng của tập Phất Thủ - Dịch Cân Kinh chữa bệnh gì?

Sở dĩ nhiều người tham gia luyện tập dịch cân kinh vì cực kỳ tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là tác dụng chữa lành hầu hết các bệnh. Rất nhiều người đã chia sẻ công dụng tuyệt vời của môn dịch cân kinh giúp họ đẩy lùi bệnh tật và khỏe mạnh trở lại. Do vậy, bạn chỉ cần kiên trì, tập luyện đúng cách để mang lại kết quả tốt cho sức khỏe của mình.

Tương truyền, kinh này xuất phát từ chùa Thiếu Lâm (Trung Quốc), là công phu do Đạt Ma sư tổ truyền dạy nhằm giúp chư tăng có đủ sức khỏe để tu tập giáo pháp. Dịch cân kinh giúp chuyển đổi gân cốt và cơ bắp từ suy nhược thành sung mãn.

▐ Cơ chế nguyên lý tác động của tập Phất thủ (Dịch Cân Kinh)

Động tác hít thở phối hợp với lắc tay điều hòa và liên tục tác động vào các cơ ngực và thành bụng, nhất là cơ hoành, giúp xoa bóp các nội tạng, thúc đẩy sự vận hành khí huyết và tăng cường chức năng của các cơ quan.

*

Nó cũng có tác dụng khai thông những bế tắc, ứ trệ trong kinh mạch hoặc tạng phủ. Những người tiêu hóa đình trệ sau khi thực hành khoảng 500-700 cái sẽ có trung tiện hoặc ợ hơi, có cảm giác dễ chịu rất rõ. Phất thủ liệu pháp là phương pháp đơn giản nhất để chữa bệnh đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa. Những trường hợp khí nghẽn, khí bế, khí uất do stress, bệnh tật hoặc do tập khí công sai lệch cũng có thể làm cho thông bằng tập Phất thủ (Dịch Cân Kinh)

Theo quan điểm của y học truyền thống và khí công cổ đại, con người và vũ trụ có quan hệ giao hòa thông qua hô hấp. Hai nhà bác học người Pháp Jacqueline Chantereine và Camille Savoire cũng kết luận: “Lực vũ trụ nhập vào con người ở đầu và xuất ra nơi bàn chân phải, âm lực của quả đất nhập vào con người nơi chân trái để lên đến đỉnh đầu ở phía sau ót”. Những động tác của phất thủ liệu pháp tuy đơn giản nhưng đã trực tiếp phát huy quy luật này đối với việc chữa bệnh và tăng cường nội khí.

Ở phía trên, động tác hít thở và lắc tay kích hoạt huyệt Bách hội ở đỉnh đầu và Đại chùy ở giữa hai bả vai để thu thiên khí, khai thông và tăng cường hoạt động của các đường kinh dương. Bách hội và Đại chùy đều là những điểm giao hội của các đường kinh dương và mạch Đốc.

Khi nhón gót bấm đầu ngón chân giúp kinh mạch từ dưới chân được thông mạch.

*

Ở phía dưới, việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống mặt đất kích thích hai huyệt Trường cường và Hội âm ở hai bên hậu môn và tĩnh huyệt của các đường kinh âm. Quan trọng nhất là huyệt Dũng tuyền ở giữa lòng bàn chân và Ẩn bạch ở đầu ngoài móng ngón chân cái. Động tác này có tác dụng hấp thu địa khí, khai thông và tăng cường hoạt động của các âm kinh.

Tập Phất thủ (Dịch Cân Kinh) có tác dụng kích thích, xúc tiến để cơ thể tự khai thông, tự chỉnh lý vì thế tác động kích thích đồng thời các huyệt bách hội, hội âm và trường cường. Do đó, bách hội và hội âm tạo ra những van an toàn để trung hòa với chân hỏa phát sinh từ trường cường, khó xảy ra trường hợp chênh lệch thái quá giữa âm và dương nên không gây nguy hiểm cho người tập.

Tập Phất thủ (Dịch Cân Kinh) tuân thủ nguyên tắc thượng hư hạ thực và tâm ý quán chiếu Đan điền, khiến năng lượng của cơ thể không chạy lên đầu gây tổn thương cho não, không xảy ra những chứng trạng mà người ta thường gọi là tẩu hỏa nhập ma.

Việc đầu lưỡi chạm nướu răng trên và nhíu hậu môn làm nối liền hai mạch Nhâm, Đốc, tạo ra sự thông nhau giữa hai bể khí âm và dương. Sự tương thông này giúp nội khí tuần hoàn trong thân người, điều hòa âm dương và sinh lực giữa lục phủ ngũ tạng.

Theo học thuyết Kinh lạc, dương phải thường giáng và âm phải thường thăng. Vì lắc tay liên tục đến hàng ngàn cái nên khi các đường kinh dương được khai thông và đi dần xuống (Dương giáng) điểm cuối ở đầu ngón chân, chúng sẽ tự động kích hoạt những tĩnh huyệt của kinh âm, khiến các đường kinh này chạy ngược trở lên (âm thăng). Đối với các đường kinh âm cũng vậy, khi chạy đến điểm cuối ở phía trên, nó sẽ lại kích hoạt các đường kinh dương đi trở xuống và cứ thế tiếp tục luân chuyển tuần hoàn trong cơ thể. Đây chính là một biểu hiện của quy luật Cực dương sinh âm và Cực âm sinh dương.

Tập Phất thủ (Dịch Cân Kinh) có tác dụng cân bằng âm dương, thuận khí, giáng hư hỏa. Theo y học cổ truyền, khí dương thường thừa mà khí âm thường thiếu. Âm hư có thể do bẩm sinh, hay quá căng thẳng, lo âu trong cuộc sống. Sự mất cân bằng đó là đầu mối của nhiều bệnh tật mà Đông y gọi chung là chứng Âm hư Hỏa vượng (hay sốt về chiều, mờ mắt, mắt đỏ, khô cổ, ù tai, đau lưng, hay lở miệng, hay ho, suyễn, viêm họng, viêm xoang mạn).

Tập Phất thủ (Dịch Cân Kinh) có thể chữa các chứng này bằng cách kích thích các đường kinh âm để sinh âm, bồi bổ âm khí. Chính tư thế của liệu pháp cũng bảo đảm nguyên tắc thượng hư hạ thực (như thư giãn phần vai, cứng chắc phần hạ bộ, nhíu hậu môn, bám các đầu ngón chân…) - biện pháp điều trị hữu hiệu với những chứng hư hỏa. Nguyên tắc này đòi hỏi người tập luôn giữ cho phần trên của cơ thể được thư giãn về hình, hư linh về ý. Ngược lại, phần dưới phải đầy đặn, cứng chắc nhằm đưa trung tâm lực của cơ thể dồn xuống.

Xem thêm: đề thi học kì 1 lớp 3 môn tiếng anh

Bài viết mục đích giúp mọi người tập đúng cách tăng cường sức khỏe ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh tật và được biên soạn tổng hợp từ nhiều nguồn từ:

★ Báo Sức khỏe & Đời Sống: suckhoedoisong.vn★ Thượng Tọa Thích Nhật Từ: facebook.com/ThichNhatTu★ BS. Phan Anh Tuấn: facebook.com/Dr.PhanAnhTuanOfficial

Hảo Vị Món - Nấu Ăn Ngonweb dạy cách nấu các món ăn ngon dễ làmbí quyết công thức nấu ăn đơn giản đầy dinh dưỡng cho gia đình.