Những Điểm Giống Nhau Kỳ Lạ Giữa Đức Phật Giáo Và Thiên Chúa Giáo

*
Nhật Ký Điện Tử Cô Long

Khác biệt thiên chúa giáo và phật giáo

Bạn đang xem: Những Điểm Giống Nhau Kỳ Lạ Giữa Đức Phật Giáo Và Thiên Chúa Giáo

*

14 tháng 2, 2011


1. Giáo chủ

Chúa giáo : Chúa nói "Ta là sự sống, ta là ánh sáng, ta là con đường ... Ai không theo ta thì tan tác. Kẻ nào không muốn ta ngự trị trên chúng thì đem đến trước mặt ta mà giết ngay."

Phật giáo : Phật nói : "Ta là Phật đã thành, các trò là Phật sẽ thành ... Muôn vật đều có tính Phật".

Chúa giáo : Chúa là con ông thợ mộc Joseph và bà Maria nheo nhóc 6 con, kinh "thánh" biện giải là dòng dõi vua David cho hợp với Cựu ước.

Phật giáo : Phật là hoàng tử bỏ cung điện đi tu.

Chúa giáo : mò lần tìm từng chút di tích để chứng minh Dê Xu đã từng tồn tại .

Phật giáo : xá lị Phật có cả hũ.

2. Tín đồ , tu sĩ

Chúa giáo : tín đồ muốn là tôi tớ ngoan, là con chiên con vật cho Chúa chăn nuôi .

Phật giáo : tín đồ quyết tu để thành Phật hoặc ít nhất để làm đệ tử Phật.

Chúa giáo : tu sĩ là chủ chăn , người nắm giữ phần hồn của tín đồ.

Phật giáo : tu sĩ là thầy , là người hướng dẫn tu tập

Chúa giáo : tu sĩ càng dính đến chính trị càng được tín đồ cho là tu sĩ tốt .

Phật giáo : tu sĩ dính đến chính trị thì tín đồ xa cách

Chúa giáo : mỗi khi có biểu tình này nọ , chỉ thấy đàn bà con nít khóc lóc đi đầu , đàn ông hò hét vác gậy gộc đi sau, tu sĩ đi sau cùng hoặc xuất hiện sau khi đã bị "đàn áp".

Phật giáo : tu sĩ đi đầu , có khi tự thiêu để phản đối bạo chúa .

Chúa giáo : tu sĩ mặc áo choàng đen làm chính trị.

Phật giáo : giặc đến, tu sĩ cởi bỏ cà sa để khoác chiến bào , hy sinh vì Tổ Quốc .

3. Về phương diện lý thuyết tôn giáo

Chúa giáo : Thiên Chúa toàn năng toàn trí tạo ra tất cả

Phật giáo : Mọi sự vật không tự sinh tự diệt mà có quan hệ với nhau theo quy luật Nhân - Quả , luân hồi xoay chuyển từ dạng này sang dạng khác.

Chúa giáo : Theo đạo để tin Chúa , thờ phụng Chúa thông qua giáo hội và tu sĩ thì sau khi chết được lên thiên đường . Ngược lại xuống địa ngục .

Phật giáo : Theo đạo để tu tập, giác ngộ, thấu hiểu các nguyên nhân khổ đau trong đời mà giảm thiểu nó. Giúp bản thân và giúp chúng sinh.

4. Về niềm tin

Chúa Giáo: tin mù quáng,có khi còn bảo vệ niềm tin bằng bạo lực

- "Phúc cho ai không thấy mà tin"

- Đầu óc con người không thể hiểu được sự mầu nhiệm của Thiên chúa

Phật giáo: đề cao lý trí. Phật dạy 10 nguyên tắc của niềm tin "Các vị phải quan sát , suy nghĩ, chiêm nghiệm ..." (Kinh niềm tin)

5. Về phương diện thực hành và giáo đạo

Chúa giáo : Chúa dạy thương yêu kẻ thù nhưng suốt 2000 năm đã có hàng chục triệu người bị giết và tra khảo vì tội "dị giáo". Bản thân Chúa trong kinh "thánh" cũng chẳng thương yêu gì kẻ thù và trong Cựu ước thì xúi dân Do Thái đi đánh giết cướp bóc các dân tộc khác .

Phật giáo : Phật xem thù hận cũng như "hỷ nộ ái ố" là những nguyên nhân đau khổ . Suốt 2500 năm truyền đạo nổi tiếng là hiền hòa, tôn giáo của hòa bình .

Chúa giáo : Sống "phúc âm" trong lòng dân tộc . Nhưng phúc âm khẳng định Thiên chúa là trên hết . Giáo hội thì khẳng định giáo hội là đại diện của Chúa ở trần gian.

Phật giáo : Đồng hành cùng dân tộc đã hàng ngàn năm.

Chúa giáo : Tín đồ được khuyến khích đi nhà thờ hàng tuần để nghe giảng và đọc kinh, ko đi lễ chủ nhật là mang tội trọng. Cần phải trau dồi đức tin để tránh bị nhạt đức tin.

Phật giáo : Tín đồ được khuyến khích là "thờ Phật tại tâm", có thể thờ Phật tại gia, có thể không đến chùa , có thể không đọc kinh, chỉ cần giữ cho mình một chữ "Tâm" (câu chuyện của cao tăng đời Chiến quốc và vua Tề). Tu tập là để giác ngộ và thấu hiểu chứ không phải để tin.

Chúa giáo : Làm lễ Dâng Tổ Quốc , giáo phận , thánh địa ... lên ĐM , lên giáo hội .

Phật giáo : Làm lễ cầu cho Quốc thái dân an.

Chúa giáo : Thường theo quân ngoại bang .

Phật giáo : Thường theo quân khởi nghĩa chống ngoại bang .

Chúa giáo : Làm "thánh" lễ ca tụng các thánh tử đạo .

Phật giáo : Làm lễ cầu siêu cho tất cả những ai đã chết .

Chúa giáo : đủ các thứ lễ thờ ĐM Maria

Phật giáo : làm lễ Vu lan báo hiếu tổ tiên ông bà cha mẹ .

Chùa chiền, đất đai

Chúa giáo : thường theo kiến trúc của Tây

Xem thêm: chứng minh văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có

Phật giáo : tuyệt đại đa số theo kiến trúc Á Đông truyền thống .

Chúa giáo : nhà thờ thường chiếm vị trí trung tâm của các đô thị , làng mạc, nơi nhiều người qua lại .

Phật giáo : nhiều chùa chiền ở trên núi non phong cảnh hữu tình , không khí yên tĩnh phục vụ cho tinh thần tu tập

Chúa giáo : nhiều nhà thờ ở Việt Nam do giặc Pháp ban

Phật giáo : thường các chùa chiền là có từ ngàn xưa hoặc do các Phật tử phát tâm hiến đất , góp tiền xây chùa

Chúa giáo: cầu nguyện, biểu tình "đòi" đất. Có trường hợp đập phá trường học, nhà máy, công sản để "đòi" đất cho nhà thờ.

Phật giáo: hiến đất chùa để làm trường học cho trẻ em, bệnh viện cho người nghèo.

Chúa giáo : giáo dân đóng tiền cho nhà thờ là nghĩa vụ, quyên góp tận nhà ghi sổ sách, bán bằng ân nhân, ơn đại xá cho người góp nhiều tiền. Nhiều linh mục xin được ít tiền quá thường rêu rao trên nhà thờ, trách giáo dân ki bo.

Phật giáo : đến chùa thì tùy lòng hảo tâm mà cúng dường, được ăn "cơm chùa", ngủ chùa.

Chúa giáo : nhà thờ có treo thập ác (Tin Lành) hoặc tượng Chúa Dê Xu máu me khóc lóc , tượng ĐM lâu lâu chảy máu chảy dầu nhờn ...

Phật giáo : nhà chùa có tượng Phật từ bi hiền hòa , có ông Phật Di Lặc cười phúc hậu vui tính .

6. Quan hệ với xã hội

Chúa giáo : thường thì nơi nào, thời nào dân trí càng thấp và càng đói nghèo thì càng dễ thu nhận tín đồ.

Phật giáo : thường thì nơi nào, thời nào dân trí càng cao và cuộc sống vật chất càng tốt thì Phật giáo càng phát triển đúng hướng.

Chúa giáo : những nơi có tự do tôn giáo thì Chúa giáo thường la hét đòi "tự do tôn giáo" nhiều nhất . Còn những nơi bị cấm tiệt thì im thin thít.

Phật giáo : thường đấu tranh bất bạo động khi bị "kỳ thị tôn giáo" vì bị xâm hại bởi các thế lực tôn giáo khác.

Chúa giáo : xuất hiện ở đâu là gây xáo trộn xã hội ở đó, nhưng cũng là số 1 luôn than khóc là bị "bách hại" để kêu gọi "tử vì đạo".

Phật giáo : lặng lẽ , hòa đồng với tôn giáo bản địa, không cạnh tranh thu thập tín đồ , thường bị các tôn giáo khác bức bách hiếp đáp.

Chúa giáo : coi các tôn giáo khác là dị giáo , tà giáo , sai lầm ...

Phật giáo : khuyến khích các tín đồ tìm hiểu sáng suốt để chọn cho mình tôn giáo tốt đẹp mà theo (Kinh nền tảng niềm tin).

Chúa giáo : lôi kéo , yêu sách hôn nhân , dụ dỗ người ngoài theo đạo. Có 1 tỷ tín đồ khắp thế giới , tập trung nhiều ở những nước nghèo và đang phát triển . Bị mang tiếng khi nhiều danh nhân trí thức thế giới công khai lên án là xấu xa hoang đường.

Phật giáo : quan niệm "có duyên ắt thấy" , nhiều khi bị phê phán là thụ động . Một số trí thức nổi tiếng tự tìm đến Phật giáo và khen ngợi sau khi tìm hiểu qua sách vở mà không có ai truyền đạo.

Chúa giáo : đã từng cáo thú 7 núi tội lỗi nhưng vẫn tự cho mình là thánh thiện , khoa học, bác ái.

Phật giáo : được bình chọn là tôn giáo tốt nhất thế giới , bởi cả những vị từ tôn giáo khác .

62 Bình luận

Ở đời có ai là hoàn hảo ko? Dĩ nhiên là ko có. Vậy có tôn giáo nào hoàn hảo ko?

Thực ra các tôn giáo cho dù có tự xưng là do Chúa sáng lập cũng ko tránh khỏi những sai lầm nghiêm trọng. ko có người hoàn hảo, mà tôn giáo thực tế cũng là do tập hợp những con người ko hoàn hảo này thể hiện thôi thì làm sao hoàn hảo. Nói đến tôn giáo tốt thì trước hết phải nói đến ảnh hưởng thực tế với xh này khoan hãy nói tới đời sau, đời này còn chưa tốt thì nói gì chuyện xa xăm.

Vậy tại sao ko lấy cái tốt của người khác mà học hỏi và ko ngừng phát hiện nhược điểm của mình làm cho mình tự trở nên tốt hơn?

Mình luôn sống trong mâu thuẫn bước qua từng ngày với suy nghĩ một mặt muốn tháo giỡ cái phức tạp cũ, một mặt lại nhốt mình trong cái hành lang mới, muốn thoát ly những rào cản vô hình trong xh để kiến lập 1 tôn giáo mới cho riêng mình, nhưng tôn giáo này quan trọng nhất ko phải là dùng tên gì làm nhãn hiệu, mà là làm sao để đạt được cảm giác thoải mái làm quen với tư tưởng đa tôn giáo trong khi nền tảng tín lý các tôn giáo mâu thuẫn nhau, đồng thời cùng tiếp thu mọi tôn giáo thì sẽ rơi vào cảm giác tự đánh nhau với chính bản thân mình.

Đặc biệt khi niềm tin tuyệt đối giành cho 1 phía thì rất khó tiếp nhận được hiện thực để nhận ra nhược điểm và chắc chắn chuyện thay đổi cũng không dễ. Làm sao nhìn ra được những giới hạn, hạn chế của chính tôn giáo mình suy tôn thật sự là ko dễ dàng nhưng nếu có căn bản tri thức tôn giáo và ngộ tính tự nhiên qua trải nghiệm thực tế mình nghĩ là dù ko đạt được mục đích thì cũng rèn luyện được bản thân trở nên tốt hơn về mặt nào đó.

Các tôn giáo tự khép kín mạnh ai nấy tuyên truyền mà ko giao lưu học hỏi nhau thật là hạn chế tư tưởng, ko tháo gỡ được những mắt xích mâu thuẫn nảy sinh trong xh giữa các tôn giáo. Tại sao đạo TL ban đầu chỉ là tập hợp nhỏ những tín đồ TCG kháng cách lại trở nên phổ biến, còn CG đóng kín cửa ko thay đổi nền tảng thì thậm chí lụi tàn dần ở các văn minh? Vì sao TL ko giữ truyền thống mà tự lập TL kháng cách? Họ cảm thấy CG có vấn đề nên lên tiếng, trải qua nhiều biến cố và cọ sát với thực tế sinh tồn khi bị CG truy giết và đối mặt với thách thức về sự phát triển, họ đã mở ra hướng đi mới, sáng lập 1 tôn giáo dựa trên nền tảng CG nhưng thay đổi tối đa để biểu đạt tất cả tinh hoa văn hóa Giesu dễ chấp nhận hơn đối với mong muốn thực tế của xh, nhưng dù sao vẫn gói gọn trong niềm tin kito.

bạn ladydragon sao nghiên cứu tôn giáo nhìu thế? bạn có theo tôn giáo nào ko?

Chuyện tôi theo đạo nào ko còn quan trọng, vì nói ra sẽ có nhiều người phỉ báng hoặc là nói tôi nhận vơ.

Tội nghiệp cho bạn, vì bạn chỉ biết Chúa bằng cái từ, bằng những lời tố cáo. Nếu bạn muốn biết Chúa là ai, thì mời bạn hãy đọc kinh thánh, và hãy tìm xem những mẫu gương chứng tá của người Công giáo, của những tiền nhân đã chết để làm chứng cho đức tin của họ. Chúa là từ chỉ Thượng Đế theo tiếng gọi dân gian, hoặc Đấng Tạo Hóa, hoặc Đấng Vĩnh Hằng, vì người Công giáo và Thiên Chúa giáo nói chung tin vào Ông Trời, vào Thiên Chúa chính là ông Trời mà dân Việt thường gọi. Ngài là đấng Tạo Hóa, vì không có cái gì mà tự có cả. Ngài đã tạo nên vũ trụ này từ hư vô. Nếu không có Ngài thì cũng chẳng có cái vụ Big-Bang đâu bạn à. Đọc sách sáng thế bạn sẽ thấy cái thuyết Big-Bang có nguồn gốc từ tư tưởng Thánh Kinh đó. Lời của Thiên Chúa làm người nơi Chúa Giê-su, mà bạn vừa mới mừng lễ giáng sinh. Lời của Thiên Chúa, Chúa Giê-su, đã sống và chết để làm chứng cho tình yêu. Nếu bạn muốn biết thì đọc thánh kinh. Thánh Kinh là cuốn sách gồm 73 cuốn nhỏ gộp lại, được viết kể từ khoảng thế kỷ thứ 13 trước Công Nguyên (tức trước kỷ nguyên Công giáo) cho đến cuối thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên, được viết do cộng đồng sống và trãi nghiệm đức tin, chứ không phải tự nhiên thích rồi nghĩ ra và viết ra. (Khác với các loại sách kinh của các tôn giáo khác, vì đa phần là cảm nghiệm tâm linh cá nhân chứ không phải cộng đồng).

Lại thêm 1 chiên bị nhồi sọ học thuộc lòng nữa. Trước nay GH vẫn chống đối ko tin big bang, giờ lại nhận vơ Chúa đứng đằng sau? Sau Big bang là quá trình tiến hóa dài hàng tỉ năm, ko phải dựng mọi sự trong 7 ngày, ko phải Adong và Eva theo phả hệ Abraham chỉ dưới 10.000 năm. cm của bạn ko dựa vào suy luận khách quan mà là thuộc lòng nên mình sẽ xóa nhé, thông cảm mình ko muốn làm loãng topic này.

Đạo Chúa lại nhận vơ ông trời mà dân gian hay các đạo khác gọi là Chúa của CG vẽ ra, vì ngay cả dân Do Thái, Hồi giáo cùng thờ Chúa trong cựu ước cũng ko tin Chúa Giesu của người CG.

Cuộc chiến giao tranh này không đáng tí nào! Cả Thiên Chúa lẫn Đức Phật không phải là nhữg người bị đem ra so sánh hay xúc phạm hay phánn xét, phải không?

Con người tạo ra thánh kinh và Chúa của họ. Giesu hay Phật đều là những người đáng kính, chỉ có những tổ chức đem những nhãn hiệu phù phiếm gói ghém chân lý bán kiếm lời, gây ra những bất công và ngăn cách xh mới đáng lên án. Bạn đã ko hiểu thì nên tìm hiểu thêm trước khi cm nhé, xin lỗi mình sẽ xóa cm của bạn vì nó chẳng có ý nghĩa gì trên blog này cả, nhưng dù sao cũng cảm ơn bạn quan tâm.

Quỳnh à? Sao cậu không xóa những comment của mấy tên bệnh hoạn đó nhỉ? Đọc đau cả mắt ^^

Họ có quyền tranh luận để làm rạng danh Chúa, những cm theo kiểu nhồi sọ, thuộc lòng hay cuồng tín vô duyên tất nhiên mình sẽ xóa thôi.

Huỳnh Chí Hiếu viết:

"1, Nếu các bạn có được sự tự do lựa chọn. Các bạn chọn những đạo khác, các bạn cho những đạo đó là đúng và luôn moi móc những người khác đạo. Vậy tại sao chúng tôi cũng có quyền chọn lựa, nhưng lại bắt ép chúgn tôi pảhi tin theo các bạn."

Xin lỗi bạn tý, chúng tôi không có được sự lựa chọn, mà theo tinh thần bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, chúng tôi có quyền chọn lựa tôn giáo.

Và tôn giáo là gì? Có phải là một tổ chức hướng dẫn con người đến chân thệin mỹ? Cho nên bổn phận nói lên sự chân thật, bỗn phận tố cáo tội ác chẳng những là trách nhiệm của tín đồ mà là trách nhiệm của công dân. Bao che dấu diếm tội ác kẽ khác là đồng lõa, luật hình sự tố tụng bỏ tù đó bạn biết không? Vạch trần sai quấy của thành phần cặn bã xã hội cho mọi người biết là góp công làm thăng tiến xã hội, có chổ nào không đúng mà bạn cho là "moi móc"?

Tôi không biết bạn bao nhiêu tuổi, mà đão ngử xảo ngôn như trên, thì vài năm nữa bạn trở thành hiểm họa cho xã, đại nạn cho dân tộc đó.

Xem thêm: x^3+1=2 căn bậc 3 2x 1

Bertrand Russell (1872-1970), Triết gia, Nhà Toán học Anh, Nobel Văn chương, tác giả cuốn Why I Am Not A Christian, đã nói một câu để đời:Tôi cảm thấy rằng về phương diện trí tuệ và đức tính, Chúa Ki Tô không thể cao bằng một số người mà chúng ta biết trong lịch sử. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ đặt Đức Phật và Socrates lên trên Chúa Ki Tô trong những phương diện này.”

(I cannot myself feel that either in the matter of wisdom or in the matter of virtue Christ stands quite as high as some people known to history. I think I should put Buddha and Socrates above him in those respects.)