Nói Về Sự Sống Và Cái Chết Nên Đọc Một Lần Trong Đời, Có Tồn Tại Sự Sống Sau Cái Chết Hay Không



Không một người nào hay một sinh vật nào trên thế giới này có thể sống mãi được. Nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng chúng ta phải chết và đó là món quà quý giá. Cuộc sống đầy thống khổ cũng như hạnh phúc này không kéo dài mãi được. Nó chỉ như con sóng ngoài khơi. Ngươi có buộc biển khơi ngừng động chỉ để giữ một con sóng?

(Achille Jullius)

Bạn đang xem: Nói Về Sự Sống Và Cái Chết Nên Đọc Một Lần Trong Đời, Có Tồn Tại Sự Sống Sau Cái Chết Hay Không

Cuộc sống này rất quý báu bởi vì chúng ta đều biết chúng ta sẽ chết. Ngươi muốn sống mãi, vậy nên ngươi nói là cuộc sống không quan trọng? Cũng thế cả thôi! Ngươi nghĩ rằng cuộc sống của ngươi chỉ thuộc về ngươi? Đấng tạo hoá đã ban cho ta cuộc sống này. Đó là lý do tại sao ta phải sống, để ta còn ban tặng nó cho những người khác nữa. Đó là cách duy nhất chúng ta có thể sống mãi.

(Vlad Ganyu)

Tất cả sinh mạng đều nối tiếp nhau. Sinh mạng của một con người không thể tích trữ được, nó chỉ có thể được ban tặng. Chối bỏ cái chết tức là chối bỏ sự sống bởi vì không có cái chết thì không còn là cuộc sống nữa

(Neptueyn Yamamoto)

Sự sống và cái chết là một cặp song sinh, từ thuở hồng hoang đến tận bây giờ chúng vẫn song hành cùng nhau. Con người ai cũng muốn sống hạnh phúc, sung sướng, chết thanh thản và cuối cùng là lên thiên đàng. Câu chuyện với cái kết có hậu này thoạt tiên nghe thật dễ dàng nhưng kỳ thực lại không đơn giản như vậy. Nếu ai cũng hạnh phúc thì sẽ rất tuyệt nhưng đó chỉ là một kịch bản phim viễn tưởng thần thoại không mấy hấp dẫn bởi vì nếu ai cũng hạnh phúc thì phe phản diện trong phim và trong thực tế sẽ đánh mất "vai trò" của họ. Nếu ai cũng sung sướng thì nghe cũng hay đấy nhưng không ai triệt tiêu được mọi bi kịch vì thượng đế cho phép bi kịch tồn tại trên trần gian nên điều này cũng chỉ là viễn tưởng. Nếu ai cũng ra đi thanh thản thì đúng là "nhân loại cổ tích" vì đó không phải thực tế. Nếu ai cũng lên thiên đàng thì Lucifer dưới hoả ngục hẳn sẽ rất buồn nhưng đó chỉ là hài kịch vì cứ mỗi giây trôi qua Lucifer lại đón không biết bao nhiêu kẻ mất hết nhân tính xuống vương quốc của hắn. Chính vì những lẽ đó mà rất nhiều người sợ chết và mất niềm tin vào cuộc sống mà không biết rằng sự sống và cái chết không thể tách rời, chối bỏ cái chết cũng chính là chối bỏ sự sống, mất niềm tin vào cuộc sống là làm cho cái chết khủng khiếp hơn. Cuộc sống này thật không dễ dàng, từ khi chúng ta mới sinh ra may mắn, ân điển của chúng ta đã khác xa nhau. Đến khi lớn hơn một chút, bắt đầu có ý thức, lành dữ, hoạ phúc cũng khác xa nhau. Tới khi cất bước vào đời, phong ba bão tố và thuận lợi, cơ hội cũng không giống nhau. Tất cả là vì trong mỗi chúng ta, có người được trời đất nhân thế đặc biệt ưu ái mà đãi ngộ chu toàn nhưng cũng có những người căn cao số nặng, nghiệp quả chồng chất nên cuộc sống nếu không thảm thương thì cũng không mấy tốt đẹp. Và vì thế chúng ta bắt đầu mất niềm tin vào cuộc sống, nghi hoặc cuộc sống, nguyền rủa cuộc sống, sợ hãi cái chết, thậm chí tự tìm đến cái chết, đầu hàng cái chết. Tất cả những điểu này chứng tỏ chúng ta đang chối bỏ cuộc sống. Là chối bỏ sự sống hay chối bỏ cái chết? Cũng thế cả thôi! Chối bỏ sự sống cũng là chối bỏ cái chết và chối bỏ cái chết cũng chính là chối bỏ sự sống. Vì sự sống và cái chết có mối liên kết chắc chắn với nhau. Chúng là đôi cánh của mẹ tự nhiên, bạn đã bao giờ thấy một con chim bay được lên không trung, chống lại trọng trường mà thiếu một chiếc cánh không?

Trong chúng ta, rất nhiều người mơ hồ về sự sống và cái chết. Con người đã nuôi giấc mộng trường sinh bất tử từ thời trung cổ. Sự mông muội đó đã làm nảy sinh bao nhiêu thảm kịch. Vì giấc mộng trường sinh bất tử của Tần Thuỷ Hoàng mà bao nhiêu đứa bé vô tội phải chết, cuối cùng thuốc bất tử thì không chế ra được mà lại chế ra hoả dược. Đúng là nực cười cho cái tham vọng bất tử! Tần Thuỷ Hoàng bám víu vào thuốc bất tử vì vậy sẽ không bao giờ biết trân quý cuộc sống này. Thuở nhỏ, mẹ tôi thường dẫn tôi lên chùa trẩy hội, nếu không có lễ hội thì vào thời gian rảnh mẹ tôi vẫn dẫn anh em tôi lên chùa. Tôi nhớ vào một sáng mùa thu, những chiếc lá vàng rơi lả tả, bay lởn vởn trong gió trước mắt tôi như thể đang trêu chọc tôi. Mải miết đuổi theo những chiếc lá, tôi vô tình lại gần một gian nhà nhỏ trong chùa, nhìn trộm qua song cửa sổ, tôi thấy một chú tiểu đang hỏi sư phụ mình:

_Thầy ơi, điều kỳ quặc của con người là gì?

_Đó là vội vã trưởng thành rồi lại hối hận là mình đã lớn quá nhanh, sống như không bao giờ chết và khi sắp chết lại cảm tưởng như mình chưa từng sống.

Ghép mảnh ghép này với mảnh ghép của vị vua thống nhất đất nước Trung Hoa- Tần Thuỷ Hoàng, tôi lại càng thêm thấm thía bài học về sự kỳ quặc của con người: sống như không bao giờ chết và khi sắp chết lại cảm tưởng rằng mình chưa từng được sống. Khi viết ra những dòng này tôi chợt nhớ về những dòng thơ rất hay của nhà thơ Trung Lam Lang thời Minh nói về chí nguyện, phong cách sống cũng mượn triết lý sinh tử nhà phật:

Kiếp sau nguyện làm một đoá hoa sen

Hoặc ở trước phật, hoặc ở trong tâm tư người

Cả đời điểm qua mây nhạt

Xem thêm: chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản

Không tranh chấp cũng không dây dưa

Thong dong đón gió, nhẹ nhàng cười xinh đẹp

Kiếp sau nguyện làm một đoá hoa sen

Đắng cay ngọt bùi, vui vẻ cùng đau thương

Đến khi quay đầu ngoảnh lại

Lòng không còn ngổn ngang nữa

Thuận theo tự nhiên, yên lặng gửi về nơi xa

Nếu như ai cũng hiểu được như vậy để mà sống được như vậy thì thế gian sẽ bớt rất nhiều cảnh sai càng thêm sai, nghiệp chướng càng thêm nghiệp chướng. Nếu như ai cũng sống đúng với tinh thần của những câu thơ này thì chắc chắn trong thiên hạ sẽ không ai mơ hồ về cuộc sống, nghi hoặc cuộc sống, mất niềm tin vào cuộc sống thậm chí nguyền rủa cuộc sống. Chối bỏ sự sống cũng như chối bỏ cái chết có gì là hay ho? Những người chối bỏ sự sống cũng như chối bỏ cái chết là những người quá cùng quẫn đến ngu muội và thảm thương như con thú hoang trúng bẫy của thợ săn chỉ biết cố gắng kêu gào vô ích.

Cuộc sống này dù thống khổ như địa ngục trần gian hay hạnh phúc như thiên đường hạ giới đều không kéo dài mãi mãi há cớ chi phải nhận thức sai về nó. Tử thần là vị thần công bằng, dù giàu sang hay nghèo khó, dân thường hay vua chúa đều phải qua tay ngài. Trên trần gian thì ngai vàng dành cho đứa vua, ăn mày đến tấm chiếu rách để ngồi còn không có nhưng trong ngôi nhà tử thần thì ai cũng như ai không phân địa vị, danh tiếng, học thức chỉ cân đo công đức và tội nghiệt. Trên trần gian thì kẻ mạnh đạp lên đầu kẻ yếu, một tên bạo chúa ném anh hề mà hắn cho rằng pha trò nhạt vào ngục mà xung quanh không ai quan tâm hoặc không ai dám hé môi nửa lời. Gian thần giết hại cả nhà trung thần. Nghịch tặc sát hại anh hùng. Nhưng trong ngôi nhà tử thần thì không có những cảnh nhiễu nhương đó vì ai trong ngôi nhà tử thần có thể đối kháng tử thần. Và dĩ nhiên như đã nói, tử thần là vị thần công bằng vì thế ông không bao giờ hà hiếp kẻ yếu. Vậy chẳng phải cái chết cũng mang một vẻ đẹp hay sao? Vậy tại sao phải chối bỏ sự sống, chối bỏ cái chết trong khi sự sống không thể kết thúc dễ dàng và cái chết cũng không thể tránh khỏi và vẫn có vẻ đẹp riêng của nó?

Tác Giả:Thần Ánh Sáng

Xem thêm: luyện nói nghị luận về một đoạn thơ bài thơ violet

Kết bạn và theo dõi facebook của tác giả tại link:https://www.facebook.com/minhhoang.nguyen.5855594

--------------------------------

Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng (tổng trị giá 22 triệu VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards) và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng củatamkyrt.vn?Xem chi tiết tại link:http://bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info