Bí Quyết Niệm Phật Cầu Nhất Tâm Bất Loạn Sẽ Bị Trở Ngại, Bí Quyết Niệm Phật Nhất Tâm Bất Loạn

Diệu âm diệu ngộPhật họcKinh phậtPháp âmVăn hóaNhạc & PhimNhạc niệm PhậtSức khỏeSuy ngẫmHình ảnh
*



Nói riêng về người tu Tịnh độ, thì đa số chúng ta xưa nay thường thắc mắc về câu: “Nhất tâm bất loạn” của ngài Cưu Ma La Thập dịch. Thậm chí, có nhiều người còn hiểu lầm cho rằng Ngài dịch không được chính xác. Bây giờ tôi sẽ giải thích ý nghĩa của câu này để cho quý bạn không còn thắc mắc.

 Câu “Nhất tâm bất loạn” của Ngài Cưu Ma La Thập dịch là hoàn toàn chính xác! Không những là chính xác mà còn có dụng ý thâm sâu nên khiến chúng ta hiểu lầm cho rằng Ngài dịch không được chính xác. Chúng ta xưa nay thường nghĩ rằng: “Làm sao người niệm Phật có thể đạt đến “Nhất tâm bất loạn” vì điều này vô cùng khó khăn và nếu như mình niệm Phật cả đời mà vọng tưởng vẫn còn, thì làm sao có cơ hội được vãng sanh…?”. Tóm lại, chúng ta lo lắng rất nhiều về câu “Nhất tâm bất loạn” của ngài Cưu Ma La Thập dịch. Thật ra, ý của Ngài dịch rất là đơn giản, nhưng vì chúng ta không hiểu nên nó mới trở thành phức tạp.

Bạn đang xem: Bí Quyết Niệm Phật Cầu Nhất Tâm Bất Loạn Sẽ Bị Trở Ngại, Bí Quyết Niệm Phật Nhất Tâm Bất Loạn

Thưa bạn! Ngài Cưu Ma La Thập dịch: “Nhất tâm bất loạn” là nói trên chân tâm của ta, không phải nói trên tâm vọng tưởng của ta. Quý bạn nên biết rằng: Vọng tưởng và nghiệp chướng của ta không bao giờ hết. Nếu có thể thì Phật không cần dạy chúng ta pháp tu niệm Phật để đới nghiệp vãng sanh. (Đới nghiệp, nghĩa là mang theo nghiệp tội của mình; vãng sanh, nghĩa là ta sanh về cõi Phật để tu thành Phật). Chúng ta xưa nay không dùng tâm Phật của mình để nhìn sự việc, mà chỉ dùng tâm chấp trước của mình để nhìn sự việc nên mới hiểu lầm ý của Ngài. Bây giờ tôi sẽ phân tích tóm gọn về câu “Nhất tâm bất loạn” để quý bạn dễ hiểu. Ý của câu này muốn nói rằng:

1. Ngay giây phút ta phát tâm niệm Phật để thành Phật, thì cũng là giây phút ta dùng tâm Phật của mình để niệm Phật.2. Khi mới phát tâm tu niệm, ta sẽ thấy vọng tưởng kéo đến dồn dập. Niệm một thời gian thì tâm Phật của ta mới được thức tỉnh. Khi tâm Phật được thức tỉnh thì ta mới biết phân biệt đâu là thiện ác, chánh tà.3. Niệm tinh tấn lâu ngày thì trí tuệ của ta sẽ được khai mở. Khi trí tuệ được khai mở thì ta sẽ thấy được tâm tham, sân, si của mình (tức là thấy được tâm loạn của mình). Nhờ thấy mà ta mới hàn phục được tâm loạn của mình. (Tâm loạn, không phải vọng tưởng loạn).4. Khi hàn phục được tâm loạn thì ta sẽ quyết tâm niệm Phật để thành Phật, cho dù vật đổi sao dời hay vũ trụ có sụp đổ, thì ta vẫn kiên định giữ câu A Mi Đà Phật cho tới ngày vãng sanh. Tóm lại, câu này có nghĩa là:

Nhất = là một lòng;

Tâm = là chuyên tâm niệm Phật;

Xem thêm: đề cương ôn tập toán 9 học kì 2 violet

Bất = là không thoái chuyển;

Loạn = là không bị loạn tâm mê hoặc.

Xem thêm: mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Qua sự phân tích ở trên, cho chúng ta thấy câu “Nhất tâm bất loạn” của ngài Cưu Ma La Thập dịch là hoàn toàn chính xác và đúng với ý nghĩa Kinh Phật.

Còn nói về ngài Huyền Trang, tại sao Ngài lại dịch thành “Nhất tâm hệ niệm”? Thật ra, câu này là Ngài dịch trên căn cơ hiểu biết của chúng sanh, Ngài hoàn toàn không dịch trên sự hiểu biết của Ngài. Đây là khổ tâm và dụng ý của Ngài. Tại sao? Vì ngài Huyền Trang thấy câu “Nhất tâm bất loạn” của ngài Cưu Ma La Thập dịch quá cao sâu, nên Ngài lo căn cơ của chúng sanh không hiểu thấu. Vì muốn độ chúng sanh nên Ngài dịch thành “Nhất tâm hệ niệm”. Vì Ngài biết rõ chỉ cần chúng sanh “Nhất tâm hệ niệm” thì chúng sanh sẽ đạt đến “Nhất tâm bất loạn”.

Tóm lại, ngài Cưu Ma La Thập dịch “Nhất tâm bất loạn” là dịch trên tâm của chúng sanh, còn ngài Huyền Trang dịch “Nhất tâm hệ niệm” là dịch trên căn cơ của chúng sanh. Nếu nhập hai câu dịch của hai Ngài chung lại với nhau, thì chúng ta sẽ thấy thập toàn và thập mỹ vì hai câu này bổ túc và tương trợ cho nhau. Giúp chúng ta hiểu biết từ khi phát tâm cho tới khi thành Phật. Công đức của hai ngài Sư Tổ thật là vô lượng vô biên.