Hướng Dẫn Cách Niệm Chú Đại Bi Như Thế Nào Cho Đúng? Trì Niệm Chú Đại Bi Đúng Cách Mới Nhất 2021

GIỚI THIỆU TU HỌC KINH SÁCH PHÁP ÂM Video NGHIÊN CỨU Các mảng khác HÌNH ẢNH

VẤN: Kính Bạch Sư. Con có nhiều điều chưa hiểu về chú Đại Bi. Xin Sư hoan hỉ khai tâm giúp con:- Chú Đại Bi do mẹ Quan Thế Âm nói ra để cứu độ chúng sanh, nhưng vì sao sau khi trì chú Đại Bi xong thì lại niệm “Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật?” mà không niệm “Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát”?- Hằng đêm, con thường trì chú đại bi, niệm Phật… trước bàn thờ mẹ Quan Thế Âm. Trong nhà con có con cái đang học bài. Nếu con trì chú ra tiếng thì sợ ảnh hưởng đến các con đang học. Hoặc những lúc đi xe, con muốn trì chú. Vậy thay vì trì chú ra tiếng thì con có thể trì thầm trong tâm được không?
- Con của con có hỏi; “Mẹ ơi, trước khi con học bài, con đọc chú Đại Bi xin mẹ Quan Âm gia hộ cho con học giỏi có được không mẹ?”. Con không dám trả lời vì sợ nói sai. Vậy con sẽ trả lời với cháu thế nào thưa Thầy?
ĐÁP: Thần chú Đại Bi được phát xuất từ kim khẩu của Bồ tát Quán Thế Âm. Thường được gọi là thần chú, linh chú. Bởi vì ai tin và thành tâm hành trì thần chú nầy thì bản thân người ấy đã có đủ Đại bi tâm. Thần chú nầy do Bồ tát Quán Thế Âm nói ra và được chư Phật ấn chứng mà gần nhất là đức Thích Ca Như Lai Từ Phụ của chúng ta nghe và đức Thích Ca cũng ấn chứng. Chú Đại Bi có nhiều tên khác nhau như:
Quảng đại Viên mãn, Vô ngại Đại bi, Cứu khổ Đà la ni, Diên thọ Đà la ni, Mãn nguyện Đà la ni, Diệt ác thú Đà la ni, Phá ác nghiệp chướng Đà la ni, Tối siêu thượng Đà la ni,..
Những danh hiệu trên đây, đức Phật đã trực tiếp hướng dẫn cho ngài A Nan và Đại chúng biết. Nguyên Thần chú nầy tên rất dài: “Thiên thủ thiên nhãn Quán Thế Âm Bồ tát Quảng đại Viên mãn Vô ngại Đại bi tâm Đà la ni thần chú”.Bài chú gồm có 84 câu.
Căn cứ vào sự ghi chép trong kinh điển (kinh Đại bi tâm Đà La Ni, bản dịch Thích Thiền Tâm), lúc ấy Bồ tát Quán Thế Âm sau khi nghe đức Phật hướng dẫn, Ngài liền phát nguyện trì tụng liên tục bài chú và ngài phát đại nguyện: Cầu cho kiếp sau phổ độ hết thảy chúng sanh đều được an lạc và mong cho Ngài có được ngàn cánh tay, ngàn con mắt để cứu vớt muôn loài.
Sau khi phát nguyện xong, phút chốc, toàn thân ngài đã đầy đủ cả ngàn tay, ngàn mắt; tất cả mười phương đều chấn động và mưa hoa cúng dường. Chư Phật cũng phóng hào quang rực rỡ, soi khắp đó đây. Từ đó, Thần chú nầy mới có nhiều danh hiệu như vậy.
Đức Phật bảo ngài An Nan rằng: Kết quả có được của Bồ tát Quán Thế Âm là do sự phát đại thệ nguyện vì chúng sanh.
Những ai phát nguyện nhất tâm trì tụng thì sẽ được tiêu trừ tội chướng trong đời nầy và kiếp vị lai. Trong giây phút lâm chung, nếu mình tự niệm hoặc được thiện tín thành tâm hộ niệm thì sẽ được vãng sanh hoặc đến quốc độ mà mình muốn đến. Có đức Phật A Di Đà và chư vị Bồ tát thùy từ tiếp dẫn.
Tụng hết bài thần chú Đại bi thì niệm Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật cũng được, không có gì phải trở ngại. Tuy nhiên ở Việt Nam không có ai hướng dẫn tụng niệm như thế.
Kính lạy Quan Âm chú đại biSức nguyện rộng sâu thân tướng đẹpNgàn mắt quang minh khắp chiếu soiNgàn tay trang nghiêm khắp nâng đỡNơi tâm vô vi khởi lòng biTrong thể chân thật tuyên lời mậtHay cho đầy đủ những mong cầuHay khiến dứt trừ nhiều tội nghiệpThiên long các thánh đều từ hộMuôn ngàn tam muội đã huân tuThân thọ trì là quang minh tràngTâm thọ trì là thần thông tạngRữa sạch trần lao khơi bể nguyệnMở môn phương tiện đến bồ đềNay con khen ngợi thệ quy yNguyện chổ mong cầu được thành tựuNam mô Hiển Thánh Viên Thông Tầm Thinh Cứu Khổ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. (3 lần)
Tiếp theo tụng thần chú Đại bi - Khi dứt bài thần chú Đại bi, thì niệm:Nam mô Hiển Thánh Viên Thông Tầm Thinh Cứu Khổ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần, tiếp tụng bài kinh Bát nhã, niệm Phật, hồi hướng, tự quy y, lui ra khỏi bàn Phật) - Hết.
* Thường thì thần chú Đại bi được các Phật tử cư gia đến trước bàn thờ Phật tụng từ 3 biến đến 21 biến - tụng lớn tiếng (cao thinh trì), không có chuông mõ cũng được - nếu không có điều kiện thì niệm nhép miệng (kim cang trì), hay niệm thầm (niệm bằng tâm ý gọi là mặc trì), chủ yếu làm sao giữ thân trang nghiêm, khẩu đọc chú, ý không tán loạn để trì tụng thần chú sẽ đạt đến chánh niệm.
* Niệm chú là niệm chú, đi xe là đi xe, đó là 2 công việc - vừa niệm chú vừa đi xe là tạp niệm - không có lợi trong việc trì tụng thần chú đại bi. Tốt hơn hết là lái xe thì cứ giữ niệm lái xe tức là chánh niệm - tụng chú thì giữ niệm tụng chú đó là chánh niệm… như thế mới gọi là niệm chú Đại bi.
* Trẻ con niệm thần chú Đại bi rất tốt, nên dạy cho các cháu đến bàn Phật cùng với bố mẹ để cùng trì niệm, nhưng chỉ niệm từ 01 bài đến 03 bài là cùng. Ngoài giờ trì niệm, đến giờ học thì để cho các cháu học, dạy cho các cháu làm việc theo thời dụng biểu gia đình. Mỗi lần làm một việc, không nên cho cháu làm một lúc hai việc sẽ bị phân tâm, cháu sẽ bị rối mù lên và tâm loạn động, không còn thông minh nữa!

*

Vấn đáp Phật giáo


Là một người thích nghiên cứu nên suốt mấy chục năm qua ngoài sách kỹ thuật và công nghệ, tôi luôn tìm đọc những cuốn...

Dục-tham ái & dục-mong muốn khác nhau thế nào?


Khi phiên dịch Tam tạng Pali thì Kāma (Tham ái) và Chanda (Mong muốn) thường được một số dịch giả dịch sang tiếng...

Hoang mang vì không biết giảng sư nào nói đúng


Cõi Trời do Đức Phật Thích Ca nói ra, được kết tập trong Tam tạng Thánh điển cả Nam truyền lẫn Bắc truyền. Cõi trời...
Tại sao không thoát ra khỏi tam giới? Vì từ vô số kiếp đến nay, không nhận thức được tội chướng vô lượng vô biên của...
Vãng sanh Tịnh độ luận nói: “Người tu Phật nhất là phát tâm đại thừa cầu sanh đến thế giới Cực Lạc Tây Phương là...
Con là một người mới vừa bước chân vào cửa đạo và con cũng chưa quy y tam bảo. Từ nhỏ con chẳng biết do duyên gì mà...
Xuất gia là người có chí hướng cao cả, trong đời không vì sánh bằng vị Sa môn đạo hạnh của Phật Thích Ca Mâu Ni....
Việc thiết cúng rước vía đức Phật Di Lặc, đây là một truyền thống đã có lâu đời. Nhưng dựa vào đâu mà người ta lấy...
Việc nầy theo Sư nghĩ quý vị Phật tử cũng không nên tìm hiểu sâu, rất ảnh hưởng đến việc tu hành của mình. Việc Nhà...
Hồi hướng là đem các công đức NIỆM PHẬT, tụng kinh, trì chú, trợ niệm,…. do chính mình đã tu (nếu để mặc Địa Tạng Bồ Tát đại từ đại bi khuyên dắt chúng sanh cõi Diêm Phù Đề ngay ngày lâm chung phải thận trọng, nhất định...
Trong kinh Pháp Hoa phẩm Pháp Sư Công Đức, Phật dạy: “Công đức người trì kinh, truyền bá để khiến cho sức sống Pháp...
​​​​​​​Người chưa học Phật pháp hay ngoại đạo hiểu chữ “ngã” là ta hay ám chỉ Đức Phật, chỉ có Đức Phật là bậc đáng...
Đạo là quý ở tâm, khởi tâm quy y thì đạo niệm thành tựu, đạo niệm thành tựu thì ngoại cảnh bớt chi phối nội tâm, từ...
Sau Phật nhập diệt 1000 năm, mỗi môn phái được sáng lập để truyền bá giáo lý Phật đi khắp trong nhân gian, mỗi môn...

Nguồn gốc ý nghĩa An cư kiết hạ là gì? Phật tử nên làm gì trong mùa An cư kiết hạ? - HT. Thích Giác Quang


Truyền thống an cư có từ thời Đức Phật, theo lịch sử Đức Phật thuộc hệ thống Nam truyền thì sau khi thành đạo dưới...
Đạo Phật là đạo từ bi, cứu khổ ban vui cho chúng sanh trong thế giới Ta Bà nói chung, nói riêng cho con người trên...
Trong sách Niệm Phật Thập Yếu của HT. Thích Thiền Tâm có giải thích rõ về 4 phép tu Tịnh độ: Tịnh độ Thiền Tịnh, Tịnh...
Bạch Sư! Nhiều thông tin về các nhà ngọai cảm, gia công tìm hài cốt liệt sĩ hiệu quả góp phần làm giảm bớt đau thương...
Danh từ cư sĩ Phật tử được gọi chung cho những người nam hay nữ đã phát tâm quy y Tam bảo thọ trì ngũ giới cấm, những...
Theo nhà Phật, chỉ có Đức Phật, các vị Bồ tát, An la hán, các nhà tu Phật có đẳng cấp, những bậc...
hosting gia re , web gia re tron goi , thiet ke web tron goi tai ho chi minh, binh duong, vung tau, ha noi, ca nuoc , thiet ke web tron goi gia re