Ngũ Giới Là Gì - Lợi Ích Thiết Thực Của Tam Quy Ngũ Giới

Tam quy Ngũ giới với nếp sống đạo đức, có giới hạnh để mang lại lợi ích cho tự thân và xã hội trong hiện tại và cả tương lai luôn là nếp sống của những người con Phật.


Tam quy là gì?

Bạn đang xem: Ngũ Giới Là Gì - Lợi Ích Thiết Thực Của Tam Quy Ngũ Giới

Tam quy nói cho đủ là quy y Tam bảo. Quy y: Quy là trở về, quay đầu. Y là nương tựa. Quy y là trở về nương tựa. Tam bảo: Tam là ba, bảo là báu. Tam bảo là ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng.

Quy y Tam bảo là quay về nương tựa vào Phật, Pháp và Tăng. Như người con vì si mê đã bỏ cha mẹ đi hoang, bị cuộc đời vùi dập, chịu biết bao đau khổ, đói rách; nay quay về nương tựa cha mẹ để được che chở, thương yêu và hạnh phúc. Như người lái xe đi lầm đường, quay đầu trở lại đi đúng đường. Như người bị đắm thuyền, trôi dạt trên biển cả, bỗng gặp chiếc thuyền khác đến cứu mạng, trong lúc sắp chết chìm giữa lòng đại dương được thuyền đến cứu vớt, được sống yên ổn trên thuyền, được đưa vào bờ an toàn sinh mạng thì còn niềm vui nào lớn hơn.

Ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng được xem như ba chỗ nương tựa vững chắc nhất cho mình.

Thọ trì Năm Giới nhưng tại sao lại cần thọ Tam Quy?

Tại sao Tam bảo lại quý báu?

Đức Phật là người nhận thức nỗi khổ sinh, già, bệnh, chết của con người, Ngài từ bỏ cung vàng điện ngọc, dứt bỏ hưởng thụ ngũ dục, chẳng ham vương vị quyền thế, vào rừng tu hành khổ hạnh, tìm cầu chân lý để cứu độ chúng sinh. Ngài chứng được Tam minh: Thiên nhãn minh, Túc mạng minh và Lậu tận minh. Thiên nhãn minh là nhìn thấu suốt quá khứ của chúng sinh từ một kiếp đến vô lượng kiếp về trước. Túc mạng minh là biết được quá khứ của mình từ một kiếp đến vô lượng kiếp về trước. Lậu tận minh là dứt sạch tất cả mọi phiền não, cấu uế.

Ngài luôn tỉnh giác, làm chủ ba nghiệp. Thân, khẩu, ý trong sạch không có tỳ vết. Thân tướng trang nghiêm với 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp. Có đầy đủ phước đức, trí tuệ. Có khả năng hướng dẫn chúng sinh ra khỏi biển khổ sinh tử, đạt đến giác ngộ, giải thoát rốt ráo.

Pháp có nhiều nghĩa, đôi khi chỉ quy luật nhân quả nghiệp báo, các điều kiện nhân duyên tạo sinh các sự vật và hiện tượng giới, bao gồm các hiện tượng tâm lý và vật lý. Nhưng nghĩa căn bản và truyền thống nhất là chỉ giáo pháp, những lời dạy của đức Phật. Ý nghĩa của Pháp đôi khi được khái quát hóa như con đường, con đường an lạc, giải thoát hoặc miêu tả tính chất của lời Phật dạy là vô tham, vô chấp, buông bỏ, xả ly, an lạc, giải thoát…

Tăng cũng có nhiều nghĩa, đôi khi chỉ toàn bộ cộng đồng Phật giáo, gồm Tăng Ni và Phật tử; chỉ cho những ai đã trực ngộ tánh không của vạn pháp, bất luận tu sĩ hay cư sĩ Phật tử. Nhưng nghĩa căn bản và truyền thống nhất là chỉ cộng đồng những người xuất gia tu học theo giáo pháp của đức Phật. Cộng đồng này là hiện thân của sự hòa hợp và thanh tịnh.

Muốn trở thành một người Phật tử, bước đầu chúng ta cần phải quy y Tam bảo.

Ý nghĩa của sự quy y vượt ra ngoài ngôn ngữ

Xem thêm: bài mẫu thu hoach về đổi mới phong cách thái độ phục vụ trong ngành y tế

Tựu chung lại, Phật được ca ngợi là đấng Lưỡng Túc tôn vì đầy đủ phước huệ. Pháp được gọi là Ly Dục tôn vì có thể khiến cho hết thảy chúng sinh thoát ly dục lạc. Tăng được xưng là Chúng Trung tôn vì làm bậc thầy, là khuôn mẫu cho chúng sinh noi theo, là bậc tôn quý trong đại chúng. Công đức của Phật, Pháp, Tăng rất nhiều. Ở thế gian này, vàng bạc, ngọc ngà, châu báu tuy quý, nhưng chỉ giúp chúng ta được an vui hạnh phúc tạm thời, không thể giúp ta thoát khỏi sinh tử luân hồi, đau khổ trong sáu đường. Phật, Pháp, Tăng có đủ năng lực hướng dẫn chúng ta ra khỏi sinh tử luân hồi, đến chỗ an vui giải thoát rốt ráo. Cho nên, Tam bảo là quý báu, chúng ta cần phải nương tựa.

Lợi ích của quy y Tam bảo

Muốn trở thành một người Phật tử, bước đầu chúng ta cần phải quy y Tam bảo. Ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng được xem như ba chỗ nương tựa vững chắc nhất cho mình. Khi phát nguyện quy y trước Tam bảo, năng lực thanh tịnh của chư Phật và sự chứng minh trang nghiêm của chư tôn đức hiện tiền sẽ giúp chúng ta tinh tấn giữ trọn lời nguyện. Có những người sống không quen với những phép tắc, giáo pháp của nhà Phật, nghĩa là họ sống một cuộc đời tự do theo bản năng và dục vọng. Nhưng từ khi phát nguyện quy y, họ tự ý thức được mình đã quy y Tam bảo, nên trong cuộc sống thường ngày, họ luôn luôn biết dè dặt, biết cẩn trọng hơn trong từng lời nói, việc làm.

Đời nay, chúng ta được làm người là nhờ đã gieo nhiều nhân lành ở quá khứ. Điều này trong nhà Phật thường nói tới, đó là luật nhân quả. Nghĩa là chúng ta gieo nhân nào sẽ gặt quả đó. Ví dụ, mình gieo nhân xấu chắc chắn sẽ bị quả xấu, gieo nhân tốt sẽ được quả tốt. Cũng như muốn vài năm nữa có cam để ăn, ngay hôm nay, chúng ta phải biết gieo hạt cam. Luật nhân quả Phật dạy rất rõ ràng, không có gì mơ hồ cả. Nếu biết quy y Tam bảo đời này, đời sau chúng ta sẽ không bị đọa vào những đường dữ. Do nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích như vậy, chúng ta nhất định phải quy y, phải nương tựa vào Tam bảo.

Quy y hai lần, Pháp danh nào chính?

Còn một điều quan trọng nữa là, nếu ai biết quy y Tam bảo, biết trở về dưới ánh sáng trí tuệ và từ bi của Phật, Pháp, Tăng thì hiện đời sẽ có cuộc sống hết sức bình yên, ngày sau chắc chắn sẽ tiến dần lên quả vị Chánh giác.

Có quy y Tam bảo rồi, bước tiếp theo, chúng ta mới có thể thọ trì Ngũ giới.

Xem thêm: bộ tem kỷ niệm 85 năm ngày thành lập đoàn

Ngũ giới là gì?

Sau khi chúng ta quy y Tam bảo, cần phải thực hành những lời Phật dạy, những giới điều để ngăn ngừa việc ác, thúc liễm thân tâm, trau dồi đạo đức, nhân cách của người Phật tử. Khi đã quy y Tam bảo, chúng ta chính thức là đệ tử của Phật. Đệ tử Phật phải học theo hạnh Phật, con phải giống cha. Phật là người đạo đức mẫu mực, chúng ta cũng phải có đạo đức. Đạo đức có từ oai nghi giới luật. Do vậy, người Phật tử phải giữ gìn năm giới cấm căn bản là: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu. Năm giới cấm này là nền tảng xây dựng tòa nhà hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội.

Người có nhận thức rõ ràng nhân quả tội báo mới giữ giới luật được, nên gọi là người có trí tuệ. Người không phạm vào các hành động trộm cắp, tà dâm, uống rượu là người có đạo đức. Người không giết hại thú vật để ăn thịt là người có tình thương.

Các giải pháp rút ra từ Ngũ giới cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Phần lớn các giới điều trong Phật giáo đều bắt đầu bằng chữ “không”, trong đó có năm giới, tạo cảm giác tiêu cực, ép buộc hay cấm đoán mất tự do. Do vậy, thay vì nói “không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm không nói láo, không dùng các chất làm say gây nghiện”, theo lời đức Phật giải thích, ta có thể mượn văn phong của thiền sư Nhất Hạnh diễn dịch năm giới thế này: