Bài Viết Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh: Ngô Đình Diệm Và Hồ Chí Minh

GIỚI THIỆU TIN TỨC DIỄN ĐÀN NGHIÊN CỨU KHXH&NV ĐẤT VÀ NGƯỜI XỨ NGHỆ CHUYÊN SAN

Chu Trọng Huyến

Bạn đang xem: Bài Viết Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh: Ngô Đình Diệm Và Hồ Chí Minh

*

"Ông ấy yêu nước theo cách của ông ấy”. Đó là câu Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời vị Đại sứ Ba Lan trong Ủy ban Quốc tế giám sát Hiệp nghị Giơnevơ (Genève) về thực hiện đình chiến ở Đông Dương (1954) khi đến chào Người để đi vào thực hiện phận sự của mình ở Sài Gòn và nhân đó, vị Đại sứ này hỏi Người về Ngô Đình Diệm.

Ta biết, Ngô Đình Diệm vốn là vị quan to của triều Nguyễn. Đến tháng 7-1933 ông xin từ chức Thượng thư Bộ lại rồi có những hoạt động chống Pháp theo cách của riêng mình. Đến tháng 1-1946, Ngô Đình Diệm được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội…

Ngô Đình Diệm sinh năm 1901 ở làng Đại Phong, xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình công giáo có đông anh em. Cha của ông: Ngô Đình Khả, từng là Thượng thư. Năm 1907, Pháp đày vua Thành Thái sang châu Phi, ông Khả chống lại bằng cách từ quan, về nhà làm ruộng. Ông Diệm có anh cả là Ngô Đình Khôi, Tổng đốc Quảng Nam (lấy con gái Thượng thư Nguyễn Hữu Bài, người mà năm 1908 đã phản đối việc Khâm sứ Ma-hê định đào mả (mộ) vua Tự Đức để lấy vàng. Về sau, ông Nguyễn Hữu Bài vẫn được thăng Thái phó, Võ hiển Điện đại học sĩ) rồi đến Ngô Đình Thục (một thời là Giám mục đạo thiên chúa) và 5 người em: Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Luyện, Ngô Đình Thị Giáo và Ngô Đình Thị Hiệp (mẹ của Hồng y Nguyễn Văn Thuận). Năm 15 tuổi Ngô Đình Diệm vào học trường Dòng. Vì thấy tại đó khắt khe quá, ông sang học trường Phổ thông Pen lơ ranh (Pellerin) Huế. Ở bậc Tú tài, Ngô Đình Diệm học rất giỏi được cấp bổng để sang Pa-ri học nhưng rồi ông đã vào Trường Hành chính tại Hà Nội và năm 1921 thì tốt nghiệp, rồi ra làm Tri huyện, từ đó nhanh chóng lên đến chức Tuần vũ và năm 1933 là Thượng thư Bộ lại (chức quan đầu triều). Khi được Bảo Đại cử làm Tổng thư ký Ủy ban cải cách hành chính, Ngô Đình Diệm có đề xuất một số ý kiến nhằm hạn chế sự ràng buộc của phủ Toàn quyền đối với triều đình Huế nhưng không được số đông trong Nội các ủng hộ, ông từ quan (tháng 7-1933) rồi vào Sài Gòn và đến một số nơi khác, hoạt động chống lại sự cai trị của người Pháp theo cách của riêng mình, có khi là dựa vào người Nhật, muốn đưa Cường Để về làm vua. Nhưng bấy giờ người Nhật không dùng Cường Để mà ủng hộ Bảo Đại, cho lập Nội các do Trần Trọng Kim đứng đầu (3/1945).

Khi chưa diễn ra buổi gặp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có ý định là muốn mời Ngô Đình Diệm tham gia vào Chính phủ Liên hiệp, vì Người cũng trọng cái tài của ông ấy, lúc mà hơn bao giờ hết, sự đoàn kết để gìn giữ nền độc lập thống nhất của đất nước càng là yêu cầu tối thượng. Nhưng trong buổi tiếp xúc, Ngô Đình Diệm cứ một mực là “sẽ vẫn tiếp tục chống Pháp nhưng không thể đi với Việt Minh”. Một số người lúc bấy giờ lo ngại rằng ông Diệm là người thân Nhật, rất nguy hiểm. Hồ Chủ tịch nói: “Nếu ông ta thân Nhật thì Nhật đã thất bại (trong Chiến tranh thế giới lần thứ II) và phải rút về nước. Còn ông ta nói vẫn còn chống Pháp nhưng không đi với Việt Minh thì cứ để ông ấy chống Pháp theo kiểu của ông ấy”.

Hội nghị Giơ-ne-vơ có đại biểu của 9 bên tham dự. Ngoài Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc gia Việt Nam (tức ngụy quyền), Vương quốc Lào, Vương quốc Căm-pu-chia, là các nước “lớn”: Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc. Tại bàn Hội nghị, Đoàn của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu.

Mỹ đến với Hội nghị Giơnevơ (1954) với mưu toan gì. Các nước lớn tham dự hội nghị ấy ngay cả Trung Quốc toan tính những gì. Ta đã chiến thắng một cách lừng lẫy nhưng vì cục diện thế giới lúc đó, người ta đã ép Việt Nam ra sao. Như Trung Quốc, trước hết, họ muốn có một khoảng trống hòa bình ở phía Nam biên thùy của mình để bình thường hóa quan hệ với các nước Tây Âu, trước hết là về thương mại, ngoại giao và nhằm được phá đi bao vây cấm vận của Mỹ, cũng như để được vào Liên hiệp quốc và giải quyết vấn đề Đài Loan! Bởi thế, trong đàm phán, ta đòi vĩ tuyến quân sự tạm thời là 13 ép nhất là 16, sau ta định lại là vĩ tuyến 14; thời gian chờ đợi hiệp thương để Tổng tuyển cử thực hiện thống nhất đất nước là 6 tháng. Nhưng vì lợi ích của nước “lớn” này, nước “lớn” nọ nên ta phải chịu khác đi. Ví như lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời với khu phi quân sự là sông Bến Hải là ý của đoàn Trung Quốc (do Ngoại trưởng Chu Ân Lai cầm đầu). Thời gian chờ đợi để thực hành tự do tổng tuyển cử phải đến 2 năm cũng là ý của đại biểu các nước “lớn”! Bởi mỗi nước “lớn” cử đại biểu đến hội nghị này đều có toan tính vì lợi ích riêng của họ. Cho nên sau khi Thứ trưởng Quốc phòng của ta là Tạ Quang Bửu phải đặt bút ký vào Hiệp định thì Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng hướng về phương Nam, nói đầy xúc động: “Đoàn ta đã cố gắng hết sức mình nhưng mới chỉ giành lại một nửa nước ở phía Bắc sông Bến Hải. Cuộc chiến đấu của dân tộc ta còn phải tiếp tục lâu dài”(1).

Xem thêm: bộ tem kỷ niệm 85 năm ngày thành lập đoàn

Và như lịch sử đã diễn ra, Ngô Đình Diệm từng “chống Pháp” và làm theo lệnh của Mỹ như thế nào. Ngô Đình Diệm không đi theo con đường cứu nước và giữ nước do Đảng, Hồ Chủ tịch và nhân dân ta đã chọn mà ngược lại, đã làm theo lệnh Mỹ. Tuy nhiên, tấm lòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn rất rộng mở. Nhớ là vào cuối năm 1954, khi đó Ngô Đình Diệm đã được Mỹ đưa về Sài Gòn để thực hiện âm mưu chia cắt đất nước ta, âm mưu thống trị miền Nam một cách lâu dài! Thì vào một ngày sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký, vẫn tại chiến khu Việt Bắc, trong phần liên hoan văn nghệ đón đoàn Đại biểu miền Nam do Luật sư Phạm Văn Bạch dẫn đầu ra thăm, Luật sư Phan Anh, một đại biểu từ Giơ-ne-vơ mới trở về có ứng khẩu: “Tiệc vui Nam Bắc một nhà/ Quân dân lương, giáo bên Cha vui vầy/ Chén mừng nhớ buổi hôm nay/ Chén vui thống nhất ngày này hai năm”. Cử tọa vỗ tay nhiệt liệt, Cụ Hồ cũng vỗ tay, nhưng đợi lúc ra về, Người vỗ vai ông Phan Anh, nói nhỏ: “Thơ “thầy cãi” khi nãy, tứ hay nhưng có một ý mình chưa tiện bình. Lạc quan tếu đấy. Lúc này nói ra rộng rãi là chưa có lợi. Với riêng tác giả, mình bình thế này: Đấu tranh thống nhất ắt dài/ Hy sinh gian khổ chẳng vài năm đâu!/ Hai mươi năm nữa là mau!”.

Và những ý tưởng lớn thường gặp nhau. Lúc ấy, các vị lãnh đạo của ta đã biết rõ những ý đồ của bè lũ Mỹ - Diệm là sẽ phá hoại Hiệp định Giơnevơ, chối bỏ hiệp thương, không thực hiện tổng tuyển cử, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam thành một thuộc địa kiểu mới của Hoa Kỳ!

Còn ta, ta nghiêm chỉnh thực hiện đúng mọi điều khoản của Hiệp định. Trước hết là tập kết đúng thành phần. Bấy giờ, người đứng đầu Trung ương cục miền Nam là ông Lê Duẩn. Khi nhìn thấy hình ảnh những người tập kết ra Bắc hân hoan giơ hai ngón tay làm dấu, hẹn hai năm nữa, Tổng tuyển cử thống nhất đất nước thì sẽ về, ông đã khóc! Và chiều ấy, Lê Duẩn vẫn lên con tàu do nước Ba Lan giúp, chở người tập kết trước sự chứng kiến của đông đảo báo chí. Nhưng đến đêm, ông đã lặng lẽ bí mật xuống một chiếc canô mà trở lại bưng biền. Trước lúc lại chia tay, ông ôm hôn Lê Đức Thọ và bảo: “Anh ra ngoài ấy, thưa với Bác, hai mươi năm nữa mới gặp nhau!”(2).

Rồi Trung ương Đảng và Chính phủ về lại Thủ đô. Đến một ngày, vị Đại sứ Ba Lan trong Ủy ban Quốc tế giám sát Hiệp định Giơnevơ về đình chiến ở Đông Dương từ Hà Nội sẽ đi vào Sài Gòn đến chào Hồ Chủ tịch, Người nói với vị Đại sứ: “Nhờ Đại sứ chuyển lời thăm hỏi của tôi tới ông Ngô Đình Diệm”. Thấy vị đại sứ có vẻ ngạc nhiên, Hồ Chủ tịch nói tiếp: “Ông Diệm là người Việt Nam. Là người Việt Nam, ai cũng có lòng yêu nước. Ông ấy yêu nước theo cách của ông ấy (à sa manière)”.

“Cách của ông ấy” làm là điều mà bấy giờ ta cũng chưa đủ sức ngăn cản! Ông ấy đã rước Mỹ vào miền Nam, giết hại những người kháng chiến và đồng bào, phá hoại Hiệp nghị Giơnevơ bằng cách không chịu hiệp thương tổng tuyển cử để cho Mỹ thực hiện việc chia cắt lâu dài đất nước ta, lập lên cái gọi là Việt Nam Cộng hòa do ông ta làm Tổng thống, mong biến phần đất của Tổ quốc ta từ vĩ tuyến 17 trở vào thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ!

Có những con người làm nên lịch sử nhưng cũng có những kẻ phản lại sự tiến hóa của cả một dân tộc!

Xem thêm: tại sao thực dân pháp chọn đà nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên

Nỗi đau buồn vì Tổ quốc bị chia cắt do Ngô Đình Diệm từ chối Tổng tuyển cử thống nhất đất nước (đáng ra sẽ được tổ chức vào năm 1956), rước người Mỹ vào để bằng khủng bố mà biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của họ đã dẫn đến hậu quả là như thế nào, lịch sử luôn luôn phải nhắc đến. Riêng ở bài viết này, với chủ đề đã chọn, cũng cần nhắc lại lời của nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ khi ông tiếp xúc với Tổng thống Diệm ở Dinh Gia Long để ghi rõ lời nhận xét này, rằng, đối với Hồ Chủ tịch, “Ông Diệm vẫn nhớ lại hình ảnh mảnh dẻ, giản dị, phong sương của Người trong buổi tiếp. Cụ mặc quần soóc (short), chân đi dép cao su trắng với điếu thuốc lá trên môi, lời nói và cử chỉ rất mực lịch thiệp”. Vẫn lời Vũ Ngọc Nhạ ghi lại câu của Ngô Tổng thống thốt ra lúc ở Dinh Gia Long: “Cụ Hồ là bậc đại nghĩa; còn qua là người tiểu khí!”.

Chú thích