Nghiệp Sát Sanh Quả Báo Sẽ Nghèo Hèn, Hãy Nghe Những Câu Chuyện Đáng Sợ Này

Sát sinh tạo nghiệp, đó là câu chuyện mà ai ai cũng hiểu, ai ai cũng nghe nhưng chẳng mấy người tỉnh ngộ cho đến khi nhìn thấy hậu quả đau lòng…

Lí phụ tân quả

Ở Phúc Kiến có một người đàn bà rất thích ăn thịt mèo. Mỗi khi bắt được mèo, trước tiên bà ta bỏ vôi vào một cái hũ nhỏ, sau đó ném con mèo vào trong, rồi dội nước sôi. Con mèo cứ thế bị nước vôi sôi sùng sục nấu chín, đến lông trên người cũng trút sạch sẽ, chẳng cần tốn sức vặt lông. Bằng cách này, máu mèo dồn vào nội tạng, thịt mèo trắng như ngọc. Bà ấy nói ăn miếng thịt mèo mềm ngon hơn nhiều so với thịt gà non. Ngày nào bà cũng giăng lưới, đặt bẫy, bắt giết không biết bao nhiêu con mèo.

Bạn đang xem: Nghiệp Sát Sanh Quả Báo Sẽ Nghèo Hèn, Hãy Nghe Những Câu Chuyện Đáng Sợ Này

Sau đó, người đàn bà này mắc bệnh nặng, bà ta phát ra những tiếng meo meo như mèo kêu, hơn chục ngày sau thì chết. Quan sát sử Lư Cát từng là hàng xóm của người phụ nữ kia, con trai ông là Lư Âm Văn cũng là con rể của tôi, đã đem sự việc này kể cho tôi. Lại nói ở Cảnh Châu có một viên quan rất thích đánh gãy chân những con vật nhỏ như chó con, mèo con, rồi quay ngược ra sau, nhìn chúng vặn vẹo bò, kêu lên đau đớn. Ông ta coi đó là trò vui tiêu khiển và cũng làm chết vô số súc sinh. Sau đó con trai của vị quan này lấy vợ sinh con, đứa con nào sinh ra cũng có gót chân ngược về phía trước.

Còn có Vương Phát, con trai người làm trong nhà tôi, sở trường bắn súng bắn chim bách phát bách trúng. Mỗi ngày đều bắn hạ hàng chục con chim. Anh ta chỉ có một người con trai tên Tế Ninh Châu sinh ra ở Tế Ninh Châu. Năm cậu bé 11-12 tuổi, cả người đột nhiên lở loét, trông giống vết lửa thiêu, hơn nữa trong miệng mỗi vết lở đều có một viên đạn bi, không biết từ đâu mà có. Tất cả các loại thuốc đều không chữa khỏi, cuối cùng đứa bé vẫn bị chết. Gia đình Vương Phát cũng từ đó tuyệt hậu. Báo ứng của sát nghiệp là nặng nhất, điều này không thể không tin!

*
Ảnh tổng hợp.

Kỷ Hiểu Lam từng nói: “Tôi từng không thể hiểu được những người nói phải tu quả thiện. Họ ăn chay theo ngày quy định, giống như đang tuân thủ quy định và luật lệ vậy. Còn trong cuộc sống thường ngày, họ lại không cấm sát sinh. Người nhà Phật ăn chay, lẽ nào chỉ ăn rau quả thì coi như là công đức? Theo tôi thấy, chính vì ăn rau xanh hoa quả nên mới không sát sinh.

Xem thêm: Khuyến mãi nhà cái Bj88 và những điều bạn nên biết

Kỷ Hiểu Lam cũng nói: “Có nhiều Phật tử ngày nay, lúc thì là ăn chay ngày Quan Âm, lúc lại là thời gian ăn chay ngày Chuẩn Đề, hôm nào thì lại là ăn chay ngày Đức Phật hoan hỉ. Còn không phải là những ngày quy định như trên, thì trong bếp nào là nấu gà làm vịt, trên thớt chất đống mỡ cá, giết bò mổ lợn, cực kỳ dã man, lại cho rằng Phật chẳng quan tâm. Trên đời có lý nào như vậy không? Huống chi, thiên tử không vô cớ giết bò, thầy thuốc không vô cớ giết dê, học giả không vô cớ giết chó, đây chính là giáo nghĩa lễ tôn vinh thánh hiền của Nho gia”.

“Tất nhiên, kẻ đọc sách thì vâng theo lời dạy của thánh hiền, chắc chắn là có ăn thịt. Tuy nhiên, ngoài việc chiêu đãi khách quý và các lễ tế ngày thường, tùy tiện sát sinh lấy thịt là hoàn toàn không đúng. Chỉ vì ăn một miếng thịt mà giết chết một sinh mạng, chỉ vì uống một bát canh xương mà giết hại hàng chục thậm chí là hàng trăm sinh mạng. Cái giá phải trả cho sự sợ hãi đau khổ vô tận của vô số sinh mạng, chính là phải chịu sự dày vò tàn độc vô hạn. Chỉ để bản thân hưởng thụ mùi vị trong một chốc, đem so sánh với tấm lòng ăn chay hướng Phật theo chuỗi ngày quy định kia, không phải quá mâu thuẫn hay sao?”,K ỷ Hiểu Lam khẳng định.

Xem thêm: school uniforms are common in secondary schools in nations

Ông Ái Đường

Có một lần ông Ái Đường đi uống rượu đêm khuya mới về, đột nhiên con ngựa ông đang cưỡi giật mình hoảng sợ, phóng đi như điên. Cây cối bên đường ngày càng rậm rạp, đường đi lồi lõm gập ghềnh, có mấy lần khiến ông suýt ngã ngựa. Chợt có người từ ven đường vụt ra, một tay ghìm cương ngựa, một tay đỡ ông Ái Đường xuống ngựa, người này nói với ông:

“Trước đây mẹ tôi được ngài cứu giúp nhiều lần, hôm nay tôi đến cứu ngài khỏi tai nạn gãy xương.”

Ông Ái Đường đang định hỏi họ tên, nhưng chớp mắt người kia đã biến mất không thấy bóng dáng. Ông Ái Đường lục lại kí ức, không nhớ có việc mình đã từng cứu giúp bà cụ nào, không biết tại sao hồn ma kia lại nói như vậy. Liệu đây có phải là điều nói trong Kinh Phật: “Vô tâm bố thí, công đức tối đại” (vô tình làm việc thiện là công đức lớn lao nhất) hay không?