Ngày Phật Đản Là Gì - Tìm Hiểu Về Ý Nghĩa Của Đại Lễ Phật Đản

Vào dịp rằm tháng tư âm lịch hàng năm chúng ta vẫn thường thấy người dân khắp mọi nơi đều đến chùa chiền trong địa phương để dự lễ hội. Đó là đại lễ Phật đản - một trong những ngày lễ lớn nhất của Phật Giáo. Vậy ngày lễ mừng Phật đản này là gì, có ý nghĩa như thế nào trong đời sống tâm linh của mọi người? Hãy cùng tìm hiểu về ngày lễ này qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang xem: Ngày Phật Đản Là Gì - Tìm Hiểu Về Ý Nghĩa Của Đại Lễ Phật Đản


1. Tìm hiểu ngày Phật đản là gì?

Lễ Phật đản còn được gọi là Vesak là ngày kỷ niệm Phật Tất-đạt-đa Cồ- đàm sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni vào năm 624 TCN. Đây được xem là một trong những lễ lớn nhất của Phật Giáo nên được nhiều người dân tham gia.

*

Phật đản là ngày lễ chào mừng Đức phật ra đời.

Đại lễ Phật Đản là ngày nào?

Ngày Phật đản được xép vào 3 ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật bao gồm: lễ Phật đản, lễ Vu Lan và lễ Thành Đạo. Trước năm 1959 các nước thuộc khu vực Đông Á thường tổ chức vào ngày 8/4 âm lịch nhưng sau Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên được tổ chức tại Colombo, 26 nước thành viên đã thống nhất ngày Phật đản là ngày rằm tháng tư âm lịch hàng năm (tức 15/4 âm lịch).

Từ năm 1999, ngày Phật đản đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là lễ hội văn hóa tâm linh của thế giới và ngày lễ này là một trong ba lễ cấu thành nên lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak: Lễ Phật đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn.

Nguồn gốc của Lễ Phật Đản?

Lễ Phật đản được ra đời từ điển tích Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa thuộc dòng họ Cồ Đảm, vương tộc Thích Ca được sinh ra vào ngày rằm tháng tư âm lịch năm 624 trước Tây lịch (theo lý giải của phái Nam tông) và ngày 8/4 âm lịch (theo lý giải của phái Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni - nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal. Chính vì thế lễ Phật đản thường được tổ chức vào rằm tháng 4 để kỷ niệm ngày đức Phật đản sinh.

Ý nghĩa lễ Phật đản

Vào ngày lễ các Phật tử thường vinh danh Tam bảo là Phật, Pháp và Tăng sau đó thực hành ăn chay, giữ Ngũ giới, Tứ vô lượng tâm, thực hành bố thí, làm việc thiện đối với những người có những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.

Bên cạnh việc hộ trì cúng dường Tam bảo, qua ngày lễ Phật đản các Phật tử sẽ bớt được các tính xấu đồng thời truyền đạt những giáo lý tốt đẹp cho mọi người xung quanh để cùng nhau sống bình an, hạnh phúc.

Vào những ngày này, Phật tử sẽ chỉ ăn chay, không sát sinh và còn tổ chức những hình thức phóng sinh, dâng hoa, cúng dường và tắm Phật để tâm tính được nhẹ nhàng hơn, thấm nhuận thêm những đạo lý mà đạo Phật muốn ứng dụng vào cuộc sống như: biết ơn đấng sinh thành, không tham sân si, đố ký, biết sống hiền lành, vị tha,....


2. Lễ phật đản 2021 được tổ chức ngày nào?

Phật đản được công nhận là một ngày lễ chính thức của Việt Nam từ năm 1958 và dần được tổ chức long trọng hơn với nhiều hoạt động phong phú như: diễu hành xe hoa trên đường phố, văn nghệ mừng sự ra đời của Đức Phật và các họa động từ thiện.

*

Phật đản thường được tổ chức vào rằm tháng tư hàng năm.

Xem thêm: xây dựng và phát triển nền văn hoá việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Những năm gần đây, lễ Phật Đản được coi là lễ hội quan trọng, thu hút sự tham gia của không chỉ Phật tử mà của mọi người dân trên khắp mọi miền đất nước. Trong tuần lễ mừng Phật đản sẽ có những buổi tụng kinh siêu độ dành cho những vong linh, lễ sám hối,.... và đến trưa rằm tháng 4 sẽ chính thức tổ chức lễ với hình thức tắm Phật kéo dài đến hết ngày.

Ngày lễ Phật đản 2021 theo lịch vạn niên được diễn ra vào thứ 4, ngày 26 tháng 5 dương lịch tức 15 tháng 4 âm lịch. Tuy nhiên có một số chùa sẽ tổ chức trước hoặc sau ngày này để đảm bảo bà con có thể được tham gia lễ Phật đản ở nhiều địa điểm trong và ngoài địa phương của mình.

3. Những việc nên làm vào lễ mừng Phật đản

Chính vì đây là một ngày lễ lớn và là một trong 3 lễ lớn của đạo Phật nên nếu bạn tham gia ngày lễ này nên thực hiện một số việc sau để bản thân trở nên tốt hơn, tâm thanh tịnh hơn.

*

Nghi thức tắm Phật thường được tổ chức vào ngày lễ này.

Ăn chay niệm Phật

Vào những ngày lễ của Phật giáo các Phật tử phải ăn chay, không được sát sinh động vật để tích đức cho bản thân và con cháu sau này. Nếu sát sinh quá nhiều ắt sẽ phải chịu quả báo.

Lau dọn nhà cửa và vị trí ban thờ

Đây là ngày trọng đại tưởng nhớ sự ra đời của Đức Phật nên bạn cần dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, trang trí và lau dọn ban thờ thật trang trọng để thể hiện sự thành thâm của mình.

Nghe giảng đạo

Vào tuần lễ mừng Phật đản sanh các Phật tử có thể đến chùa làm công quả và nghe những bài giảng của sư thầy về triết lý, đạo đức sống. Nhờ đó chúng ta có thể tĩnh tâm, tự chiêm nghiệm về những hành động đúng sai của bản thân, khiến tâm hồn được thanh thản hơn.

Khi tổ chức lễ ở chùa, các Phật tử thường dựng lễ đài, trang trí xe hoa một cách trang nghiêm và tiến hành nghi thức tắm Phật để cầu bình an cho bản thân và những người thân trong gia đình.

Xem thêm: bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu 2017

Vệ sinh làng xóm

Thông thường vào ngày 8/4 âm lịch ngoài việc vệ sinh nhà cửa của mình các Phật tử nên làm các công tác xã hội như: bảo vệ môi trường, dọn dẹp đường phố nơi mình sinh sống. Đây là việc làm ý nghĩa giúp môi trường sống của mình sạch sẽ hơn.

Làm nhiều việc thiện

Trong những ngày lễ này các Phật tử thường sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Đây là việc làm thể hiện sự từ bi, độ lượng, tương thân tương ái của con người với con người. Những hành động này chính là thể hiện tình yêu thương, nhân hậu mà Đức Phật vẫn thường truyền bá đến mọi người. Chính vì thế, không chỉ vào ngày Phật đản mà trong cuộc sống hàng ngày bạn cũng nên duy trì sự từ bi, độ lượng này để bản thân mình trở nên tốt hơn.

Lễ Phật đản là ngày lễ lớn và quan trọng, nó sẽ giúp bạn tự nhìn nhận lại bản thân và dần sửa đổi những bản tính xấu của mình nhờ vào những đạo lý của đạo Phật. Hãy cùng tham gia và khám phá những điều tuyệt vời về cuộc sống, con người qua lễ hội lớn của Phật giáo nhé.