Lại Thêm Một "Thượng Sư" Truyền Bá Pháp Môn Âm Thanh, Master Ruma

Bạn có tin vào sự hiệu nghiệm của thiền định và ăn chay?Bạn có tin vào lợi ích khi tuân theo năm giới của Phật giáo?Bạn có muốn thoát khỏi luân hồi sinh tử của đời người?

Nếu câu trả lời là có thì hãy đọc tiếp tin nhắn này:

Bạn đang xem: Lại Thêm Một "Thượng Sư" Truyền Bá Pháp Môn Âm Thanh, Master Ruma

“Pháp môn này sẽ giúp anh giải thoát trong cuộc sống hằng ngày. Giải thoát sinh tử luân hồi, giúp ông bà tổ tiên ít nhất năm đời được siêu thoát, anh ạ”.

Và người sẽ truyền cho bạn pháp môn này được gọi “Minh sư Ruma” hay “Master Ruma”, một người Mỹ gốc Việt bị chính quyền Việt Nam cho rằng đang vận hành một “tà đạo” có tên là Pháp môn Diệu Âm.

Truyền giáo qua Youtube

Đoạn tin nhắn trên được gửi từ một tín đồ của Pháp môn Diệu Âm trên Facebook.

Không khó để tìm được những người theo pháp môn này. Họ thường đặt ảnh đại diện hay ảnh bìa là hình của “Minh sư Ruma” và thường kết bạn với nhau.

Lẫn trong hàng nghìn tài khoản có vẻ là ảo, tài khoản của người này có vẻ thật hơn nhiều người khác.

Người phụ nữ đã từng gặp ““Minh sư Ruma” này nói mình sống ở một tỉnh duyên hải miền Trung.

Bà nói rằng nếu tôi tin và thành tâm cầu nguyện, “Minh sư” sẽ gặp tôi trong mơ hoặc hiện ra cho tôi thấy “ngài”.

Khi được hỏi làm sao để tu theo pháp môn này, bà dặn tôi cần ăn chay ngay lập tức, và liên lạc với một số điện thoại của “sứ giả Diệu Âm” gần nơi tôi sống để được “khai tâm ấn”, hoặc ghi danh theo một tờ khai thông tin trên mạng đính kèm dưới mỗi video trên Youtube rồi “các sư huynh sẽ gặp để truyền tâm ấn”.

Xem thêm: bộ tem kỷ niệm 85 năm ngày thành lập đoàn

Trên Youtube, kênh truyền giáo từ năm 2017 của “Minh sư Ruma” có hơn 24 nghìn người theo dõi với hơn 9 triệu lượt xem.

Các video chủ yếu ghi lại cảnh ông ngồi ở vị trí cao, giảng đạo cho rất nhiều người ngồi bên dưới với các tiêu đề phổ biến như “vấn phật…” hay “khai thị…”.

Dưới mỗi video, những lời bình luận sùng bái “Minh sư” áp đảo những lời chỉ trích. Các bình luận thường đi kèm với danh hiệu “Om Ruma” như danh hiệu “A Di Đà Phật” của Phật giáo.

Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi nhìn vào những dòng mô tả ở mỗi video của “Minh sư”. Số lượng thiền đường của vị này có mặt ở rất nhiều nơi trên thế giới.

Gọi đến một thiền đường của pháp môn này ở Mỹ, một người đàn ông gốc Việt tên Peter, 51 tuổi, nói rằng các thiền đường của pháp môn này được lập ra ở nhiều nước để “Minh sư” có chỗ ở và giảng pháp.

*
*
*
Một cảnh vận động người dân không theo những tôn giáo mới của Công an huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Dienbientv.vn.

Không chỉ riêng các giáo phái mới bị chỉ trích ở Việt Nam, các nước khác cũng có nhiều quan điểm khác nhau về chống và ủng hộ. Tuy nhiên, ở các đất nước dân chủ, chính quyền thường không ngăn cấm một giáo phái mới dựa trên niềm tin của họ dù có dị thường đến đâu, miễn là không vi phạm pháp luật.

Viết trên tờ The Guardian, bà Eileen Barker, giáo sư danh dự về xã hội học tôn giáo của Trường Kinh tế London cho rằng rất khó để tìm một định nghĩa về các giáo phái mới (tiếng anh là cult – thường được hiểu theo nghĩa tiêu cực như “cuồng giáo”, “mê tín”…).

Xem thêm: đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam pdf

Bà Barker cho rằng các giáo phái mới thường bị phân biệt đối xử bằng nỗi sợ và nghi ngờ bởi các tôn giáo đã tồn tại sẵn và phương tiện truyền thông. Hầu như không có một hành vi xấu nào của các giáo phái mới mà không thể tìm thấy ở một tôn giáo đã được công nhận.

Xét cho cùng thì các giáo phái mới đang thách thức hiện trạng (mà họ tin rằng cần phải thay đổi) bằng niềm tin và cách thực hành tâm linh của họ, bà Barker viết.

Xã hội Việt Nam cũng từng chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các hoạt động tâm linh trong những năm bất ổn vào thập niên 80, 90, chính quyền đã đi từ khước bỏ tín ngưỡng dân gian thành công nhận chúng là truyền thống dân tộc. Chính quyền cũng đã cố gắng loại bỏ hai tôn giáo được sáng lập trong thời kỳ Pháp thuộc là Phật giáo Hòa HảoCao Đài Đại Đạo nhưng rồi đã công nhận hai tôn giáo này.