Câu Chuyện Luân Hồi, Tái Sinh Là Gì? ? Luân Hồi Tái Sinh Đầu Thai Chuyển Kiếp (Kỳ 1)

*
*

Hỏi:Thưa Thầy,luân hồi thật sự được hiểu thế nào trong Phật Giáo, hay vấn đề này bị nhầm lẫn với thuyết tái sinh trong Bà La Môn Giáo và một số tín ngưỡng Tây Phương, vì từ Hán Việt “tái sinh” tiếng Phápviết là"réincarnation”là sự lặp lại về đơn vị gốc, ví dụ: Người giàu nghèo sang hèn v.v… cứ thế trở lại nguyên gốc. Còn tiếng Phạn saṃsāra là luân hồi là lang thang, trôi nổi.

Bạn đang xem: Câu Chuyện Luân Hồi, Tái Sinh Là Gì? ? Luân Hồi Tái Sinh Đầu Thai Chuyển Kiếp (Kỳ 1)

Nếu dùng bật lửa đốt cháy cây nến, điều kiện tạo lửa từ bật lửa sẽ gồm đá đánh lửa, hộp nhựa đựng khí gas, ống thông nhau, ống dẫn ga, bánh xe tạo lực ma sát vào đá lửa, vô số phân tử hóa học trong khígas, môi trường xung quanh v.v… Trong khi các duyên bắt lửa của ngọn nến chỉ có 2 yếu tố cơ bản gồm thân đèn làm bằng sáp và tim làm bằng vải… Vậy ngọn lửa từ bật lửa có quan hệ gì với ngọn lửa của cây nến? Như thế luân hồi không phải là sự tái sinh nguyên bản mà là tâm lang thang trôi lăn chìm nổi vì tham sân si, không biết tàm quý để rồi chúng sanh cứ mãi bị cáivòng xoay đó làm cho đau khổ?

- Đúng là không nên nhầm lẫn giữa luân hồi (saṃsāra) và tái sinh (nibbatti). Tái sinh là sự vận hành tự nhiên của vạn vật (pháp hữu vi), đó là sự chết đi và sinh lại. Phàm cái gì do duyên sinh thì cũng đều do duyên diệt, và rồi sẽ tái sinh theo duyên kế tục, như ví dụ trong câu hỏi là ngọn lửa từ bật lửa chuyển thành ngọn lửa trên ngọn nến đó cũng là sự tái sinh trong vật lý. Tái sinh trong sinh học cũng giống như vậy. Luân hồi, sinh tử và tái sinh đều có diễn biến như nhau là có sinh thì có diệt. Nhưngluân hồi, sinh tửvàtái sinhlà 3 sự kiện khác nhau mà nhiều người lầm tưởnglà giống nhau hay chỉ là một.

Xem thêm: chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của la phông ten violet

Sinh tử (Jāti-maraṇa)hiểu theo nghĩa sinh học là mọi hiện tượng của sự sống đều sinh ra, tồn tại rồi chết đi, nhưng theo nghĩa tâm lý thì đó là một ý định sinh lên rồi tạo tác thành chuỗi nhân quả và chấm dứt, như một tiến trình tâm sinh vật lý. Thí dụ như khi tâm khởi lên một tham muốn (ái), đeo đuổi lòng ham muốn đó (thủ) và quyết tâm thực hiện cho bằng được (hữu) thì đã tạo ra một quá trình sinh tử.

Tái sinh (nibbatti)hiểu theo luật bảo toàn năng lượng thì không có gì mất hẳn, chỉ là tái sinh dưới dạng năng lượng khác mà thôi. Thí dụ như cây ổi chết đi, thì trả về với tứ đại, nhưng tứ đại lại hình thành sự sống cho cây cỏ khác. Tái sinh cũng ví nhưsự tuần hoàn của nước trong thiên nhiên (do nắng nóng nước bóc thành hơi, hơi thành sương mù, sương mù bay lên cao thành mây, mây gặp lạnh thành mưa, nước mưa trở thành nhiều dạng khác nhau như tuyết, băng, nhựa, máu, sông, rạch, ao, hồ, biển cả v.v…). Đó là luật tái sinh trong thiên nhiên. Như trong dịch lý, khiđã cóâm dương, tứ tượng, bát quái v.v… thì mọi hiện tượng đềuđi từ sinh sang diệt rồi lại tái sinh hay nói cách khác là đi từ dương quaâm, thái qua bỉ theo trình tự vận hành của“sinh sinh chi vị Dịch”.Sự sinh diệt và tái sinh này là sự vận hành tự nhiên chung cho tất cả hiện tượng duyên khởi, dù là sinh vật lý hay tâm lý. Không ai có quyền chấm dứt tiến trình“sinh sinh chi vị Dịch”này được cả, chỉ có thể nhờ giác ngộ sự thật này mà không bị trói buộc thôi.Luân hồi (Saṃsāra)Luân hồi khác tái sinh ở chỗ tái sinh thường ám chỉ sự sinh lại sau khi chết, còn luân hồi thì có thể xảy ra bất cứ khi nào ngay khi còn sống cũng như sau khi chết. Luân hồi là sự lặp đi lặp lại những sự kiện mang tính tâm lý hơn là sự tái sinh mang tính sinh vật lý. Chúng ta thườngđem Mười hai nhân duyên rađể chứng minh cho thuyết tái sinh sau khi chết. Nhưng đó là một nhầm lẫn. Thật ra, mục đích đức Phật nói lên sự thật này là để chỉ cho chúng ta thấy sự luân hồi sinh tử ngay trong chính kiếp sống này. Một tiến trìnhtâm-sinh-vật lý chỉ kéo dài 17 sát-na thìtrong 5 phút có cả hàng tỉ tỉ lầnsinh diệt… Cho nên, nếu sống chánh niệm tỉnh giác – trọn vẹn tỉnh thức – với thực tại thân thọ tâm pháp thìkhông có diễn trình sinh-hữu-tác-thành của luân hồi sinh tử. Và lúcđó dù vẫn sống vẫn chết nhưng không gọi là luân hồi, sống chết chỉ là sự vận hành của Pháp mà thôi. Như ngay khiĐức Phật giác ngộ thì đã chấm dứt luân hồi sinh tử rồi chứ không phải đợi đến khi nhập Niết-bàn. Ngay cả khi bị nàng Ciñcā vu khống tâm Phật vẫn tịch tịnh. Tịch tịnh là Niết-bàn là Bất Sinh tức không còn luân hồi nữa.

Nhiều người hiểu lầm chấm dứt luân hồi sinh tử tức là không còn táisinh nữa nên họ nguyện trong kiếp này phải nỗ lực tu luyện để không còn sinh lại trong kiếp sau nữa. Nhưng chính nỗ lực thực hiện ước vọng này lại đang tạo ra thêm luân hồi sinh tử. Muốn chấm dứt tái sinh thay vì chấm dứt luân hồi là không đúng, vì nếu chưa giác ngộ thì tái sinh là cần thiết để người đó học tiếp bài học giác ngộ. Còn nếu đã giác ngộ giải thoát rồi mà chấm dứt hết thì uổng quá vì bậc giác ngộ đã không còn luân hồi sinh tử thì ngại gì mà không tái sinh để đem lại lợiích cho chúng sinh.

Cho nên, chấm dứt luân hồi sinh tử thìđúng, còn chấm dứt tái sinh e là sai dù đối với người giác ngộ hay chưa giác ngộ. Chủ trương sau khi nhập Niết-bàn vẫn thường còn là thường kiến, chủ trương sau khi nhập Niết-bàn là chấm hết cũng rơi vào đoạn kiến. Vì vậy khi có người hỏi Đức Phật sau khi nhập Niết-bàn là còn hay mất Ngài đã nói rằng:Nói còn không áp dụng được, nói mất không áp dụng được, nói vừa còn vừa mất và không còn không mất cũng không áp dụng được. Bởi vì chuyệncòn vớimấtđó chỉ là quan niệm thường kiến,đoạn kiến mà thôi. Vậy nếu có nguyện thì nguyện chấm dứt luân hồi sinh tử tại đây và bây giờ, chứ đừng vội nguyện chấm dứt tái sinh khi chưa giác ngộ.

Hỏi:Thưa Thầy, nếu vậy có phải sống trọn vẹn tỉnh thức với thực tại tức là chấm dứt luân hồi sinh tử phải không, thưa Thầy?

Xem thêm: tranh vẽ người phụ nữ việt nam mặc áo dài

- Phải. Đức Phật dạy rằng Giác ngộ hay chứng Đạo chứng Quảlà thấy ra Tứ ThánhĐế. Thấy Tứ Thánh Đế giốngnhư đang ngồiđây thấy ra tâm thế nào là luân hồi sinh tử (tậpđế, khổđế) vàtâm thế nào là không luân hồi sinh tử (ĐạoĐế, DiệtĐế)thế thôi. Nói cách khác, khi sống trọn vẹn tỉnh thức với thực tại thân-tâm-cảnh ngay đây và bây giờ thì mớithấy đâu là luân hồisinh tử đâu là tịch tịnh Niết Bàn. Rất đơn giản nhưng vì bị quá khứ, tương lai và bên ngoài chi phối nên mới không thấy được.

Tóm lại, thế nào gọi là luân hồi sinh tử? Bị trói buộc trong những hồi tưởng quá khứ nên cứ quay đi quay lại với những gì đã qua gọi là luân hồi. Bị trôi lăn theo tâm sinh diệt gọi là sinh tử. Bị chìm đắm trong những ảo vọng tương lai, theo đuổi hết sở cầu này đến sở đắc nọ để được trở thành gọi là tái sinh. Và vì phan duyên hướng ngoại nên khó trọn vẹn tỉnh thức. Khi thấy ra những sai lầm này gọi là giác ngộ, khi không còn bị những sai lầm này trói buộc gọi là giải thoát.