Lớp Học Thiền Tại Chùa Quán Sứ Vẫn Giải Hạn Với Giá Niêm Yết

Chùa Quán Sứ tọa lạc ở số 73 phố Quán Sứ, thành phố Hà Nội. Vào triều Lê, ở khu vực này có nhà công quán của triều đình gọi là Quán Sứ, dùng để đón tiếp các sứ thần Lào, Chiêm Thành… khi đến Thăng Long. Bên cạnh có một ngôi chùa cho các sứ thần theo đạo Phật làm lễ, nên chùa có tên là Quán Sứ. Về sau, nhà công quán bị hủy bỏ, còn ngôi chùa được giữ lại.

Theo nội dung bài văn bia “Quán Sứ tự công đức bi ký” dựng năm 1855, thì vào đầu triều vua Gia Long, đồn Hậu Quân ở cạnh chùa. Năm 1822, chùa được sửa sang, làm chỗ lễ bái cho quân nhân ở đồn này. Khi quân ở đồn này rút đi, chùa được trả lại cho dân làng.

Bạn đang xem: Lớp Học Thiền Tại Chùa Quán Sứ Vẫn Giải Hạn Với Giá Niêm Yết

Năm 1827, nhà sư Thanh Phương ở Hà Sơn Bình đến trụ trì, lo việc trùng tu, tô tượng, đúc chuông… Đệ tử của ngài là Văn Nghiêm kế nghiệp, đã tổ chức trùng kiến ngôi chùa, đắp thêm 27 pho tượng.

Năm 1934, Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ đặt trụ sở ở chùa. Những năm 1940 – 1942, chùa đặt trụ sở báo Đuốc Tuệ, tiếng nói của Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ.

Năm 1942, chùa được xây dựng lại theo bản vẽ thiết kế của hai kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng, đặt trụ sở trung ương Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam.

Tam quan chùa xây bằng gạch kiểu chồng diêm, có ba tầng mái lợp ngói ống, ở giữa là lầu chuông. Trên tam quan có nhiều cặp câu đối đắp nổi bằng chữ quốc ngữ :

– Chùa Trung ương Hội Phật mở mang, Cảnh Quán Sứ nhà Tăng truyền nối.

– Đường bệ đội giời đạp đất chấn cõi Niết bàn, Hiên ngang phất gió dẽ mây nêu đường chính giác.

Xem thêm: tại sao các nst phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau

– Hội Phật đủ mười phương bảy chúng đóng bè tập phúc thân sơ viễn cận tự do, Cửa thuyền chung bốn bể một nhà mượn cảnh tu thân quý tiện hiền ngu bình đẳng.

Qua tam quan là một sân gạch. Giữa sân gạch là ngôi chánh điện xây trên nền cao hơn mặt sân 1,9m. Tiền đường có 7 gian xây kiểu nhà có mái chồng diêm, lợp ngói ống. Bên trong có ban thờ tượng Quan Âm Chuẩn Đề và ban thờ tượng Bồ tát Địa Tạng. Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Lớp cao nhất đặt thờ tượng Tam Thế Phật; lớp thứ hai tôn trí bộ tượng Di Đà Tam Tôn gồm tượng đức Phật A Di Đà ngồi thiền định trên tòa sen, hai bên là hai vị Bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí; lớp thứ ba tôn trí tượng đức Phật Thích Ca thuyết pháp, hai bên là tượng Đại Ca Diếp và A Nan Đà; lớp thứ tư đặt tòa Cửu Long; lớp thứ năm đặt tượng Hộ Pháp.

Hậu đường thờ vị Quốc sư Minh Không đời Lý. Hai bên và phía sau sân là các dãy nhà dùng làm thư viện, giảng đường, văn phòng, nhà khách, tăng phòng.

Chùa hiện nay đặt trụ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Xem thêm: tại sao thực dân pháp chọn đà nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên

Quán Sứ là ngôi danh lam cổ tự bậc nhất, ở vị trí trung tâm của thủ đô. Chùa thường xuyên đón tiếp chư Tôn đức lãnh đạo Phật giáo trong nước và nước ngoài, chư Tăng Ni, Phật tử và du khách đến thăm viếng, lễ bái, tu học.

*
Tam quan chùa
*
Mặt tiền chùa
*
Điện Phật
*
Điện Quan Âm
*
Điện Địa Tạng
*
Chư Tăng lễ Phật

*
*
Chư Tôn đức dự Đại hội Phật giáo toàn quốc
*
Lớp học
*
Phật tử tụng kinh
*
Câu đối ở cổng Chùa

Bài và ảnh: Võ Văn Tường