Hành Trình Tịnh Tâm Theo Lời Phật Dạy Về Chữ Nhẫn Nhịn Trong Cuộc Sống

Nghe những lời phật về chữ nhẫn, ý nghĩa của chữ nhẫn ở đời, trong gia đình, trong kinh doanh, giao tiếp, trong đạo phật. Chữ nhẫn là chữ tượng vàng ai mà nhẫn được đời càng hiển vinh.


Trong cuộc sống thường ngày, vui vẻ an lạc, tinh thần thoải mái là một mong ước lớn nhất của con người. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều sự việc ngoài ý muốn, do mình tạo hay người khác tạo ra, khiến cho mình bực bội khó chịu, nóng giận trong lòng. Vì không biết cách hóa giải nên chúng ta giải quyết bằng lời nói, hành động tiêu cực, dẫn đến hiệu quả không tốt đẹp và tạo nghiệp chẳng lành cho kiếp sống hiện tại, chịu quả báo xấu về sau.

Bạn đang xem: Hành Trình Tịnh Tâm Theo Lời Phật Dạy Về Chữ Nhẫn Nhịn Trong Cuộc Sống

Người xưa có câu: “một câu nhịn chín điều lành”, hay “chữ nhẫn là chữ tương vàng, ai mà nhẫn được thì càng sống lâu”. Nếu không biết nhẫn thì trong tâm hồn luôn có một ngọn lửa, chờ gió nhẹ thổi tới là bùng cháy. Nhiều người không hiểu nói Nhẫn là nhục lắm, nhưng đó chỉ là sự đè nén, chịu đựng, chứ chưa phải là nhẫn.

Nhẫn nhục là giữ thái độ hòa hiếu, hóa giải những phiền não do sự sân giận đem lại, và khi sân giận mang lại hầu như không có kết quả tốt đẹp như câu ngạn ngữ “giận quá mất khôn”. Lắng nghe lời Phật dạy về chữ Nhẫn sẽ giúp chúng ta an lạc hơn trong cuộc sống đời thường.

Những lời Phật dạy về chữ Nhẫn

Nhịn được cái tức một lúc, tránh được cái lo trăm ngày.

Muốn hoà thuận trên dưới, nhẫn nhịn đứng hàng đầu.

Cái gốc trăm nết, nhẫn nhịn là cao.

Cha con nhẫn nhịn nhau, vẹn toàn đạo lý.

Vợ chồng nhẫn nhịn nhau, con cái khỏi bơ vơ.

Anh em nhẫn nhịn nhau, trong nhà thường êm ấm.

Bạn bè nhẫn nhịn nhau, tình nghĩa chẳng phai mờ.

Tự mình nhẫn nhịn trước, ai ai cũng mến yêu.

Người mà chưa biết nhẫn, chưa phải là người hay!

*

Những lời dạy của Phật về chữ Nhẫn rất thấm thía

Xem thêm: số mặt phẳng đối xứng của khối tứ diện đều

Thứ ba, vậy thì nhẫn nhục cho chúng ta điều gì?

Nếu chúng ta thực hiện được những lời Phật dạy về chữ Nhẫn thì sẽ được rất nhiều người thương mến, gia đình hạnh phúc, xã hội được tốt đẹp hơn. Xã hội thường hay nói về mối quan hệ tình cảm giữa mẹ chồng và nàng dâu. Và sự việc đều không tốt đẹp bao giờ cũng đổ lỗi cho những bà mẹ chồng, mà nguyên nhân sâu xa nhìn chung là nghiêng về nàng dâu. Vì bởi cô dâu là người ngoài, họ có mặt tại nhà chồng để làm gì, và họ được gì? Nên họ phải là người phải hội đủ tiêu chuẩn mà các bà mẹ chồng đưa ra. Nếu hiểu điều đó cô dâu cố gắng sống tốt, bên cạnh đó áp dụng chữ Nhẫn thì mọi điều sẽ tốt đẹp:

 “Học pháp nhẫn chẳng sanh oan trái

Giữ tâm không khỏi phải lụy phiền

Sống cõi đời thông thả bình yên

Hướng nẽo đạo diệu huyền trực chỉ”

Hơn nữa nếu thực hiện được sự nhẫn cũng là giữ sức khỏe cho mình.

Theo đạo Phật sở dĩ chúng ta có mặt trong thế giới này, là do chúng ta tạo nghiệp hoặc thiện hoặc chẳng thiện, nên chúng ta sống ở đây là để trả nghiệp, cho mau hết, cho dứt để có được an vui. Vừa trả nghiệp mà vừa làm sạch nghiệp, cũng giống như vừa tu mà chỉ người khác tu, để làm thay đổi Nghiệp. Vừa nhẫn mà vừa tìm phương tiện khéo léo để họ cũng nhẫn như mình, cũng từ bi nhân từ như mình, khi đã hiểu ra thì sạch nghiệp với nhau, và sống an vui hạnh phúc đời này và đời sau.

Một vài phương pháp tu Nhẫn:

1. Niệm Phật: luôn thường xuyên niệm Phật thường ngày, chúng ta tập niệm Phật, Bồ Tát, vì lúc đó nhất tâm niệm Phật, sẽ mang đến sự tập trung vào chánh pháp, không thèm để ý đến những sự việc bên ngoài

2. Quán tưởng: Trong đời sống cái gì cũng có mặt tốt và xấu của nó. Khi gặp cảnh chúng ta chia làm hai phần, phần xấu thì mình quán, đây là nghiệp của họ, không việc gì mà phải hơn thua phần này. Bên cạnh đó còn có cái tốt thì giữ cái tốt để giao lưu với họ. Quán xem trong sự việc này có lỗi của mình, không đời này cũng đời quá khứ. Không thì hãy nghĩ đến cái đám tang vừa đi tiễn đưa hôm qua, hay vào nghĩa trang mà nhìn.

3. Không cố chấp: coi như trình độ nghiệp lực ở cỡ đó thì họ ăn nói, hành động cỡ đó, và mình là người gặp phải nghiệp, thì chuyển sang từ thiện, tụng kinh hoặc làm một việc tốt gì đó.

Xem thêm: giai vo bai tap toan lop 5 tap 2 bai 152

4. Nuôi dưỡng từ bi và quyết tâm hành trì:

Khi một đứa trẻ khóc ré tức giận, thì đâu thể mắng mỏ nó, mà nên thương nó và tìm hiểu xem nó đang cần gì, để có thể đáp ứng cho nó. Và nếu không đáp ứng được thì thương cho nó, nó khóc riết rồi sẽ không tốt cho sức khỏe hay bản tánh của nó. Cũng vậy khi ai đó hành động không tốt với ai đó, hay với chính mình, thì khởi lòng thương họ vì họ đang tạo nhân ác và quả của họ sẽ khổ đau, chết bị rơi vào địa ngục.

Khi hiểu ý nghĩa của chữ Nhẫn, hãy cố gắng tu tâm dưỡng tính, quy y tam bảo, sống theo lời Phật dạy, chúng ta sẽ có một cuộc sống an lạc, vui tươi cho hiện tại và mãi mãi về sau. Mời bạn khám phá thêm các nội dung thú vị khác được cập nhật liên tục tại Xem tử vi online nhé!