Lịch Sử Phật Giáo Trung Quốc Thích Thanh Kiểm, Lịch Sử Phật Giáo Trung Quốc

Tập sách “Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc” bao gồm tám chương, trình bày một cách chi tiết, rõ ràng bối cảnh xã hội của từng thời kỳ mà sự ảnh hưởng qua lại giữa Phật giáo và xã hội Trung Quốc xảy ra trong quá trình tồn tại và phát triển, và những nét đặc thù của Phật giáo Trung Quốc có thể giúp người đọc dễ dàng hiểu rõ vấn đề. Điều này cho thấy khả năng và sự nghiêm túc của soạn giả trong lãnh vực nghiên cứu. Đây là một công trình biên kháo có giá trị, rất cần cho giới nghiên cứu, các giảng viên cũng như tăng, ni sinh các trường Trung cấp, Cao đẳng cũng như Học viện Phật giáo Việt Nam trong việc tìm hiểu Phật giáo Trung Quốc nói chung, và Phật giáo Trung Quốc từ thế kỳ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X nói riêng.Hân hạnh giới thiệu tác phẩm này đến tăng, ni sinh và quý vị độc giả.H.T Tiến sĩ Thích Chơn ThiệnViện trưởng HVPGVN tại HuếTrưởng Ban Giáo Dục Tăng Ni-TƯGHPGVN


Danh mục: Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ lục, Phật Giáo Trung Quốc, Sách mới, Thích Viên Trí, Viện NCPhật HọcTừ khóa: Lược sử, Phật giáo Trung Quốc, Phật Giáo Việt Nam, Thích Viên TríProduct ID: 2027

Mô tả

LỜI NÓI ĐẦULược sử Phật giáo Trung Quốc là giáo trình biên soạn để giảng dạy tại các Học viện Phật giáo Việt Nam.Với mục đích như thế, chắc chắn phần nghiên cứu cũng sẽ bị giới hạn, nhưng phương pháp nghiên cứu và nội dung của cuốn sách này vẫn được trình bày như là một công trình khoa học lịch sử nhằm tôn trọng và đảm bảo tỉnh trung thực và khách quan trong khả năng có thể. Những hoàn cảnh văn hóa, chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo từ khi Phật giáo du nhập từ thế kỷ thứ I sau CN cho đến thế kỳ thứ X sau CN và những bối cảnh xã hội qua đó một số khuynh hướng tín ngưỡng hoặc trường phái tư tưởng được hình thành được đặc biệt chú trọng. Lý do là vì, theo thiển ý của chủng tôi, tất cả mọi thứ văn hóa, vật thể hay phi vật thể, đều hướng tới con người, phục vụ con người mà được hình thành và tồn tại. Tôn giáo, bao gồm cả Phật giáo, cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, điều cần lưu ỷ ở đây là, khác với mọi hệ thống triết học-chính trị, tôn giáo là nhu cầu muôn thuở cùa con người; vì theo sử gia người Mỹ, A. Toynbee, đặc tính của một nền văn minh là sự biểu lộ về tôn giáo của nỏ, và văn minh được quyết định bởi phẩm chất của tôn giáo mà nó dựa vào. Nói khác đi, muốn hiểu con người và đất nước Trung Hoa, người ta không thế không tìm hiếu lịch sử tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo Trung Hoa…

Bạn đang xem: Lịch Sử Phật Giáo Trung Quốc Thích Thanh Kiểm, Lịch Sử Phật Giáo Trung Quốc

Nội dung

Xem thêm: phòng công tác sinh viên đại học bách khoa đà nẵng

Lời giới thiệuLời nói đầu…Chương MộtBỐI CẢNH XÃ HỘI TRUNG QUỐC TRƯỚC KHI PHẬT GIÁO DU NHẬPI. Tổng quan về tình hình văn hóa, kinh tế, chính trịII. Môi trường triết học và tôn giáo⦁ Khổng Tử⦁ Lão TửChương HaiTHỜI KỲ TRUYỀN BÁ VÀ HỘI NHẬPI. Truyền Bá1. Tại Ấn Độ2. Du nhập vào Trung Hoa3. Niên đại du nhập4. Kinh Tứ Thập Nhị Chương và Lý Hoặc Luận của Mâu Tử5. Những trung tâm Phật giáoII. Giai đoạn chuẩn bị để hội nhập xã hội Trung Hoa1. Công tác phiên dịch2. Bản chất giáo lý3. Phối hợp với truyền thống và tôn giáo bản địaChương BaGIAI ĐOẠN QUAN HỆ VÀ HỢP TÁCI. Phật giáo dưới thòi Tây Tấn1. Khuynh hướng tư tưởng của Phật giáo dưới thời Tây Tấn2. Nhân vật tiêu biểu của Phật giáo dưới triều đại Tây Tấn3. Đặc điểm của Phật giáo thời Tây Tấn4. Quan hệ giữa Tăng đoàn và triều đình Tây TấnII. Phật giáo dưới triều đại Hung Nô ở miền Bắc Trung HoaDanh tăng dưới thời Bắc Triều*Buddhasimha (Phật-đồ-trừng)*Kumàrajìva (Cưu-ma-la-thập)III. Phật giáo ở Lương Châu và Đôn HoàngIV. Phong trào Tây du cầu phápV. Cao tăng dưới triều đại Đông Tấn⦁ Đạo An: Cuộc đời và sự nghiệp⦁ Huệ Viễn: Cuộc đời và sự nghiệpChương BốnPHẬT GIÁO DƯỚI THỜI NAM BẮC TRIỀUI. Phật giáo tại Nam triều1 .Khuynh hướng tư tưởng của Phật giáo Nam triều⦁ Thành Thật tông⦁ Tam Luận tông2- Phong trào chống đối Phật giáo ở Nam triềuII. Phật giáo tại Bắc triều1. Phật giáo dưới thời Bấc Ngụy2. Khôi phục Phật giáo3. Phật giáo ở Lạc Dương4. Điêu khắc, tạc tượng5. Những hang động danh tiếng6. Khuynh hướng Phật học ở Bắc Trung HoaChương NămPHẬT GIÁO DƯỚI BA TRIỀU ĐẠI: CHU-TÙY-ĐƯỜNGI. Nhà ChuII. Nhà TùyIII. Nhà Đường1. Hành hương xứ Phật ;2. Cuộc khủng bố của Hui Chang năm 845Chương SáuCÁC TÔNG PHÁI PHẬT GIÁO TRUNG QUỐCI. Câu Xá tôngII. Thiên Thai tôngIII. Hoa Nghiêm tôngIV. Tịnh Độ tôngV. Pháp Tướng tôngVI. Luật tôngVII. Mật tôngVIII.Thiền tông

Chương BảyTỎ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TĂNG ĐOÀN PHẬT GIÁOI. Thành phần và nguồn gốc xã hội của tăng đoànII. Thủ tục xuất gia – thọ giới1. Khảo thí2. Đặc ân của hoàng đế3. Mua bán chứng điệpIII. Hệ thống tổ chức của tăng đoànIV. Hệ thống quản lý trong các tự việnV. Hoạt động của tăng đoàn1. Thuyết giảng2. Nghi lễ⦁ Sinh nhật hoàng đế⦁ Ngày lễ Phật đản⦁ Lễ rước Xá lợi Phật⦁ Lễ Vu-lanVI. Công tác từ thiệnChương TámPHIÊN DỊCH VÀ ẤN HÀNH PHẬT ĐIỂN TRUNG HOAI. Lãnh vực phiên dịchII. Ưu khuyết điểm trong công tác phiên dịchIII. Danh mục kinh điểnIV. Ấn hành tam tạngTài liệu tham khảo