Bánh Xe Mani Kinh Luân Cầm Tay Xoay Tây Tạng Mạ Vàng Cầu, Than Chu Tay Tang

Du khách phương xa có thể bắt gặp những vòng tròn bất tận, ở mọi địa điểm hành hương nổi tiếng thiêng liêng nơi miền đất chư thiên Tây Tạng (Trung Quốc). Những người dân miệt mài thực hiện nghi thức hành lễ đầy ám ảnh: tam bộ nhất bái để ngũ thể nhập địa với gương mặt vô cùng sùng kính. Những bóng người lặng lẽ thực hiện vòng kora quanh Cung điện Potala, chùa Đại Chiêu hay ngọn núi thiêng Kailash... Những tín đồ Phật giáo Tạng truyền vừa chậm rãi quay khối trụ tròn chuyển kinh luân vừa niệm bảo chú “Om Mani Padme Hum”. Bánh xe pháp luân mang tính biểu tượng hiện diện trên nóc mọi công trình tôn giáo, pháp cụ luôn nhẫn nại xoay tròn trên tay của mọi Phật tử hành hương về nơi &l
Những vòng kora nhẫn nại

Miền đất thiêng nơi “nóc nhà thế giới” luôn ẩn giấu trong mình quá nhiều điều bí mật khiến mọi du khách may mắn đặt chân tới nơi đây đều háo hức muốn được khám phá và giải mã.

Bạn đang xem: Bánh Xe Mani Kinh Luân Cầm Tay Xoay Tây Tạng Mạ Vàng Cầu, Than Chu Tay Tang

Ở miền đất có độ cao trung bình 4.000m so với mực nước biển, nơi không khí loãng với lượng oxy chỉ cung cấp tối đa 40% cho nhu cầu của một người bình thường, chỉ đơn thuần hít thở thôi dường như cũng là điều quá sức với mọi du khách lần đầu đến với “đường mây qua xứ tuyết”. Vì thế, hình ảnh những tín đồ mộ đạo miệt mài hành lễ, dưới cái nắng rát bỏng hay cái lạnh thấu xương, khi mờ sáng hay lúc màn đêm buông xuống, trên quảng trường Barkhor đông nghịt hay con đường thiên lý gập ghềnh băng tuyết không một bóng người lại qua luôn gây ấn tượng mạnh và để lại ký ức khó quên với những ai từng một lần chứng kiến.

Trước mái hiên ngôi chùa Đại Chiêu (Jokhang Temple) hay bên ngoài tu viện Bát Nhã (Sera Monastery), nơi ngã tư đông đúc phía trước cung điện Bố Đạt La (Potala Palace) hay bên vệ đường ngoằn ngoèo nối từ thủ phủ Lhasa sang Shigatse..., chỗ nào cũng có thể bắt gặp nghi thức hành lễ đặc biệt, theo chiều kim đồng hồ để tạo thành một vòng kora (kinh hành, hay còn gọi là đi nhiễu Phật) khép kín. Đây là nghi thức đi trọn một vòng quanh địa điểm linh thiêng nào đó để thể hiện lòng thành kính và niềm tin tuyệt đối vào tín ngưỡng thờ phụng của tín đồ Phật giáo. Dù tụ tập thành nhóm nhỏ, hay đơn độc một mình, các tín đồ đều tập trung cao độ cho nghi thức tâm linh này, bất chấp sự ồn ào cố hữu cùng ánh nhìn tò mò không giấu giếm của đám khách du lịch đông đảo chung quanh.

Ngoài nghi lễ tam bộ nhất bái (đi ba bước bái một lạy) để ngũ thể nhập địa (năm vóc của cơ thể như đầu, hai tay và hai chân gieo xuống đất) đầy vất vả, đoàn người hành hương mà tôi bắt gặp ở mọi điểm đến nổi tiếng nhất Tây Tạng thường chọn cách đi bộ, miệng niệm bảo chú, tay quay các khối trụ chuyển kinh luân. Có lẽ để thích nghi với môi trường không khí loãng, người Tạng luôn phải tiết kiệm từng hơi thở. Vì thế, họ luôn đi cực kỳ chậm rãi, đọc chú thì thầm đến nỗi đi người bên cạnh cũng không hề nghe thấy và nhẹ nhàng đẩy mỗi vòng xoay kinh luân như thể chỉ vuốt ve.

Đông đảo nhất là dòng người nối nhau làm thành vòng kora bao ngoài Đại Chiêu tự, ngôi chùa linh thiêng nhất đã đồng hành cùng Phật giáo Mật tông Tạng truyền suốt dọc chiều dài gần 1.400 năm lịch sử. Đoàn người luôn đông, nhưng di chuyển vô cùng trật tự. Đến với “trái tim của Phật giáo Tây Tạng” là giấc mơ mà mọi tín đồ đều mơ ước. Và vẻ thành kính và sùng tín in hằn trên mỗi gương mặt người đang hành lễ khiến tôi xúc động đến gai người.

Xem thêm: mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Cùng với cung điện Bố Đạt La, Đại Chiêu tự đã được Tổ chức văn hóa, giáo dục UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới, là thỏi nam châm tỏa ra lực hút khó cưỡng với đông đảo du khách quốc tế. Nằm ở trung tâm thủ phủ Lhasa của khu tự trị Tây Tạng (Trung Quốc), đây cũng là hai địa điểm thông dụng nhất mà người hành hương lựa chọn để thực hiện nghi lễ nhiễu Phật. Vì hạn chế sức khỏe, tôi chỉ dám chọn cho mình một hành trình mang tính nhập môn, với những điểm đến vừa sức hội đủ điều kiện thời tiết và thiên nhiên không quá khắc nghiệt. Nhưng những gì thu lượm được từ sách vở, phim tài liệu cùng những trang nhật ký hành trình của các phượt thủ đã giúp tôi có được những hình dung rõ nét về sự gian nan, vất vả thậm chí là nguy hiểm của những vòng kora vẫn ngày ngày được các tín đồ miệt mài vẽ nên, nơi những địa danh huyền bí trên khắp “nóc nhà thế giới”, như ngọn núi Tu-di Kailash, như năm thánh hồ rải rác khắp vùng cao nguyên Thanh - Tạng...

Vòng kora dài 52 km quanh ngọn núi thiêng Kailash có độ cao 6.638 mét là một kỳ tích mà bất cứ ai từng nhọc nhằn vượt qua đều có thể tự hào, vì đã chinh phục một đỉnh cao ngoài sức tưởng tượng. Khởi đầu từ Darchen, nghỉ đêm đầu ở Tu viện Dra-puk với cao độ 5.080 mét sau khi đã vượt qua 20 km đèo dốc trắng lạnh một mầu băng tuyết. Chinh phục 20 km của ngày thứ hai, tới Tu viện Dzul - Tripuk cao 5.480m để rồi vật vã đi bộ tiếp 14 km và về lại điểm xuất phát trong ngày thứ ba là một hành trình không dành cho những người “tay mơ”. Đó là còn chưa kể du khách đã được chăm chút, phục vụ chu đáo vì có người mang vác đồ đạc, có ngựa để cưỡi nếu không còn sức để lê bước trên đường. Cứ thử tưởng tượng với thời tiết ấy và với độ cao ấy, hội chứng sốc cao nguyên AMS đầy ám ảnh ấy mà còn di chuyển bằng cách tam bộ nhất bái và ngũ thể nhập địa của những tín đồ mộ đạo, ăn uống ngủ nghỉ vô cùng kham khổ thì gian nan, nguy hiểm tới mức độ nào!

Và những vòng xoay huyền bí

Xem thêm: school uniforms are common in secondary schools in nations

Không chỉ lẩm nhẩm nguyện cầu không ngừng câu bảo chú của Phật Bà Quán Âm “Om Mani Padme Hum”, các tín đồ luôn tay xoay chuyển kinh luân, một vật dụng tôn giáo vô cùng quen thuộc của người Tạng, với đầy đủ các kích cỡ, vật liệu và hình trang trí. Những dãy chuyển kinh luân mà tôi thường bắt gặp bên ngoài các đền chùa thiêng thường bằng gỗ hoặc bằng đồng, với hình dáng khối trụ có kích thước khá dài, dễ dàng xoay tròn trên trục thẳng đứng. Bên trong khối này là câu chú nổi tiếng nói trên, có thể được lặp đi, lặp lại cả 10 vạn lần để chỉ cần niệm một câu rồi xoay một vòng kinh luân theo chiều kim đồng hồ. Không chỉ bỏ vào kinh luân, người Tạng còn khắc câu này trên đá, viết lên những thánh kỳ, chạm nổi trên châu báu, cuộn lại rồi cho vào bảo tháp cùng các pho tượng. Ở những nơi không có dãy chuyển kinh luân cỡ lớn, người hành hương luôn cầm trên tay một chiếc prayer wheel cỡ nhỏ, quay không ngừng thay cho lời nguyện cầu thân tâm an lạc. Họ tin chuyển động vòng tròn của chuyển kinh luân sẽ tạo ra một sức mạnh nhiệm màu mang lại bình an, may mắn cho chính mình và những người thân yêu nhất.

Cũng không thể không nhắc tới Bánh xe pháp luân cùng hai con nai quỳ hai bên - biểu tượng của Phật giáo sơ kỳ Ấn Độ luôn xuất hiện trang trọng trên nóc chính điện của mọi công trình tín ngưỡng Tây Tạng. Thường đúc bằng vàng, bánh xe hình tròn tượng trưng cho bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật tại Vườn Lộc Uyển, Vanarasi luôn lấp lánh dưới ánh mặt trời rực rỡ, nổi bật trên nền trời xanh thẳm và những dải mây trắng xốp bồng bềnh khi ngước nhìn từ dưới lên.

Vòng quay luân hồi - vòng tròn bất tận ấy đã làm nên một sắc mầu riêng có, duy nhất của miền đất tượng trưng cho sự nguyên sơ, tinh khiết nơi đỉnh trời tuyết sơn kỳ vĩ.