Nghi Thức Quy Y Tam Bảo Là Gì? Tại Sao Phật, Pháp, Tăng Lại Quý Báu?

PHẬT HỌC PHỔ THÔNGHòa Thượng Thích Thiện HoaThành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn Hành 1997

KHOÁ THỨ NHẤT: NHÂN THỪA PHẬT GIÁO

Bạn đang xem: Nghi Thức Quy Y Tam Bảo Là Gì? Tại Sao Phật, Pháp, Tăng Lại Quý Báu?

Bài Thứ 4

Quy Y Tam Bảo

A. Mở Đề: 

Cảnh giới Ta bà của chúng ta là một cảnh giới đầy mê mờ và dục vọng. Chúngta đang lặn hụp trong bể nước mắt của đau khổ và bùn nhơ của dục vọng, sốngtrôi lăn trong cảnh ấy, chúng ta khó thấy được bến bờ sáng sủa, yên ổn để lội vào.Thật là đáng thương cho thân phận con người chúng ta. 

Nhưng bản nguyện chúng ta đâu có thế! Chúng ta, từ vô thuỷ, ở nơi nguồn chânvắng lặng, sáng suốt vô cùng. Vì một niệm bất giác, khởi vô minh vọng tưởng,nên chúng ta bị quay cuồng trong sanh tử, trôi nổi trong ba cõi sáu đường. 

Vậy thì trong chúng ta ai là người không muốn thoát ra khỏi cõi đen tối, sầuđau này, để được trở về nguồn trong sáng, an vui? Nhưng làm sao để thoát ra được?Ai sẽ là kẻ rủ lòng thương để đưa đường chỉ lối cho chúng ta? Ai là người có đủphương pháp thần diệu để giúp chúng ta ra khỏi sinh tử luân hồi? 

- Đấng cao cả sáng suốt và đầy đủ năng lực ấy không ai khác hơn là Đức PhậtThích Ca Mâu Ni, người đã chứng quả bất sanh, bất diệt; và chỉ có Giáo pháp củaNgài mới cứu được chúng sanh ra khỏi vô thường đau khổ. 

Vậy chúng ta còn ngần ngại gì nữa mà chẳng chịu quy y Tam-Bảo. 

B. Chánh Đề: 

I. Định Danh Và Giải Nghĩa

1. Quy-y nghĩa là gì? Quy là trở về; Y là nương tựa, Quy-y là trở về nương tựanơi mà mình đã vì si mê, phóng đãn lìa bỏ ra đi, như đứa trẻ khờ dại đã rời bỏcha mẹ để ra đi trong hoan phá, bây giờ biết sự dại khờ do kinh nghiệm khổ đau,quay trở về nương tựa lại dưới bóng hạnh phúc và yêu thương của cha mẹ. ChữQuy-y nguyên dịch nghĩa là kính vâng hay phục tùng. 

2. Tam bảo nghĩa là gì? Tam bảo là ba ngôi báu: PHẬT, PHÁP, TĂNG

Ở thế gian, vàng bạc, ngọc ngà và danh vọng là quí báu. Nhưng sự thật, vàngbạc, danh vọng đâu có cứu được con người khỏi khổ, sống, già, bệnh, chết, mà lắmkhi còn làm cho con người thêm khổ nữa! Còn Phật, Pháp, Tăng thì có đủ năng lựcdắt dẫn con người ra khỏi những cái khổ nói trên. Bởi thế, người đời mới tônsùng Phật, Pháp, Tăng là ba ngôi báu (Tam Bảo). 

a) PHẬT: Chữ Phật do chữ Phạn Bouddha phiên âm ra. Tàu dịch là Giác Giả, nghĩalà: Bậc đã giác ngộ sáng suốt hoàn toàn về ba phương diện: Tự giác, giác tha,giác hạnh viên mãn. 

b) PHÁP: Pháp là do chữ Phạn Dharma mà dịch nghĩa ra. Pháp là phuơng pháp tuhành mà Phật đã phát huy ra để diệt trừ mọi mê muội, khổ đau và chứng được quảPhật. Ba Tạng Kinh Điển đều gọi chung là Pháp. 

c) TĂNG: Tăng hay Tăng già là do chữ Phạn Shanga mà phiên âm ra; Tàu dịchlà: Hòa hợp chúng, nghĩa là một đoàn thể tu hành từ bốn người sắp lên, cùngnhau sống chung một chỗ, đồng giữ giới luật của Phật, đồng chia sẻ cho nhau mộtcách hòa thuận những gì đã thâu nhận được, từ vật chất đến tinh thần. 

3- Quy-y Tam-bảo là thế nào? - Quy-y Tam-bảo là trở về nương tựa ba ngôibáu: PHẬT, PHÁP, TĂNG

Tại sao phải Quy-y Phật? - Vì Phật là đấng hoàn toàn sáng suốt, từ bi vô lượng,phước huệ vô biên, đức hạnh viên mãn; - Vì Phật là người dẫn đường vĩ đại nhất,đã có cái kinh nghiệm bản thân thoát ra ngoài vòng sanh tử để chứng Đạo. 

Tại sao quy-y Pháp? - Vì chỉ có phương pháp của Phật là đầy đủ công năng đểđưa chúng ta qua khỏi bể khổ, đến bờ giải thoát. 

Tại sao lại quy-y Tăng? - Vì Tăng là người đã hy sinh gia đình, tiền của,danh vọng... để tình nguyện theo Phật dắt dẫn chúng sanh trên đường Đạo. 

Xem thêm: xây dựng và phát triển nền văn hoá việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

II. Ba Bậc Tam Bảo 

Tam Bảo có ba bậc: - Đồng thể Tam bảo, - Xuất thế gian Tam bảo, - Thế gian trụ trì Tam bảo. 

1. Đồng Thể Tam Bảo 

a) Đồng Thể Phật Bảo: tức là nói tất cả chúng sanh cùng chư Phật đồng một thểtánh sáng suốt. 

b) Đồng Thể Pháp Bảo: tức là nói tất cả chúng sanh cùng chư Phật đồng mộtpháp tánh từ bi, bình đẳng. 

c) Đồng Thể Tăng Bảo: tức là nói tất cả chúng sanh cùng chư Phật đồng một thểtánh thanh tịnh, sự-lý hòa hợp. 

2. Xuất Thế Gian Tam Bảo 

a) Xuất Thế Gian Phật Bảo: là chỉ cho Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức PhậtA-Di-Đà, Chư Phật trong mười phương ba đời, đã tự giải thoát ra khỏi sự ràng buộccủa thế gian. 

b) Xuất Thế Gian Pháp Bảo: là chỉ cho Chánh pháp của Phật, có công năng làmcho chúng sanh thoát khỏi sự ràng buộc của thế gian, như Tứ-đế, Thập-nhịnhân-duyên, Lục -độ v.v... 

c) Xuất Thế Gian Tăng Bảo: là chỉ cho các vị Thánh-Tăng đã thoát ra ngoài sựràng buộc của thế gian như đức Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù, Ca-Diếp,A-Nan v.v... 

3. Thế Gian Trụ Trì Tam Bảo 

a) Thế Gian Trụ Trì Phật Bảo: là chỉ cho XaLợi của Phật, tượng Phật đúc bằngkim khí, chạm trổ bằng danh mộc, tô bằng đất, đắp bằng xi măng, thêu bằng vải,hay vẽ trên giấy. 

b) Thế Gian Trụ Trì Pháp Bảo, là chỉ cho ba tạng Giáo điển: Kinh, Luật, Luậnviết hay in trên giấy, trên vải, trên lá buôn v.v... 

c) Thế Gian Trụ Trì Tăng Bảo, là chỉ các vị TỳKheo, TỳKheoNi tu hành chânchánh, đạo đức trong sạch, giới luật trang nghiêm trong hiện tại. 

III. Sự Quy y Tam Bảo 

Sau khi đã hiểu rõ thế nào là Quy-y Tam bảo, tất nhiên phải thực hành sự hiểubiết ấy.Thực hành bằng sự tướng cung kính, vâng theo Tam-bảo, như thế gọi là sựquy-y Tam-bảo. 

1. Sự Quy-Y Phật: Hằng ngày chúng ta phải nhớ tưởng luôn đến Phật, niệm danhhiệu Phật, chiêm ngưỡng tượng Ngài và nguyện suốt đời theo bước chân Ngài, ấylà sự quy-y Phật. 

2. Sự Quy-Y Pháp: Hằng ngày tụng đọc Kinh, Luật, Luận; sớm hôm hai thời côngphu, tìm hiểu nghĩa lý thâm huyền của Pháp bảo. Khi đọc tụng Kinh điển tâm tríta không nghĩ xằn bậy, không nhớ tưởng những việc không hay, không bàn mưu tínhkế để lợi kỷ, tổn nhân. Chúng ta trừ bỏ được dục vọng, tâm trí được sáng suốt,an lành, thanh tịnh. 

3. Sự Quy-Y Tăng: Thế gian thường nói: "Trọng Phật, phải kínhTăng". Cho nên, nếu chúng ta thành tâm thờ Phật bao nhiêu, thì chúng ta phảithật dạ kính Tăng bấy nhiêu. Người thực hành sự quy-y Tăng, hễ thấy người đầutròn áo vuông, chân chính tu hành, giữ gìn giới luật, thì liền kính nể, quý trọng,xem như đó là vị đại diện cho Đức Phật. Làm như thế là sự quy-y Tăng. 

Xem thêm: đốt cháy hoàn toàn 50ml hỗn hợp khí x gồm trimetylamin

Tóm lại, thờ Phật, tụng Kinh, giữ giới, nghiên cứu Phật pháp, kính trọngTăng già chân chính, đó chính là sự quy-y tam-bảo. 

IV. Lý Quy y Tam Bảo 

Lý là bên trong. Lý quy-y Tam-bảo nghĩa là quy-y Tam-bảo trong tâm chúng ta.Nếu chúng ta chỉ thực hành sự quy-y, chỉ rong ruổi theo Tam-bảo bên ngoài, màquên lý quy-y, nghĩa là quên Tam-bảo bên trong tâm chúng ta thì chúng ta chưathực hành đúng nghĩa Tam-quy. Thật thế, bên trong tâm chúng ta cũng có đủ Tam-bảo.Chúng ta cần thực hành lý quy-y, hay Tam Tự Quy-Y: