ĐÁº I Phæ¯Æ Ng QuẢNg PhẬT Hoa NghiãŠM Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm

Hán dịch: Tam Tạng Sa môn Thật Xoa Nan Đà, người nước Điền, dịch vào đời Đường.

Giảng thuật: Hòa Thượng Tuyên Hóa, Vạn Phật Thánh Thành Hoa Kỳ, giảng vào năm 1969 tại Phật Giáo Giảng Đường, San Francisco, California)

Bạn đang xem: ĐÁº I Phæ¯Æ Ng QuẢNg PhẬT Hoa NghiãŠM Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm

*
Pháp âm bài giảng của Hòa Thượng bằng Hoa ngữ

*

*

*
Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện Nhập Bất Tư Nghì Giải Thoát Cảnh Giới

 

Kệ Khai Kinh

Phật pháp cao sâu rất nhiệm mầu

Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu

Nay con thấy nghe được thọ trì

Nguyện hiểu nghĩa chân thật của Phật.

I.LỜI NÓI ĐẦU

Tôi tin đây là lần đầu tiên bộKinh Hoa Nghiêmnày được giảng tại Hoa Kỳ và các vị cũng là lần đầu tiên được nghe giảng. Hiện tại do thời gian có hạn nên không thể giảng giải chi tiết. Vì sao? Vì nếu giảng quá chi li thì e rằng trong sáu tuần lễ chỉ giảng cái tựa thôi cũng còn chưa xong, vì thế mà nay chỉ có thể giảng một cách sơ lược. Đầu tiên tôi sẽ giảng về xuất xứ của bộ kinh này.

Trong kinh điển nhà Phật thì Kinh Hoa Nghiêmnày là vua của các kinh, cũng là vua trong các vua.Kinh Diệu Pháp Liên Hoacũng là vua trong các kinh nhưng không thể xưng là vua trong các vua được. BộKinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêmnày được tôn là vua của các vua, là bộ kinh thuộc hệ Đại thừa dài nhất mà Đức Phật đã thuyết, nhưng thời gian Phật thuyết kinh lại không dài lắm, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói bộ đại Hoa Nghiêm này chỉ vỏn vẹn trong vòng hai mươi mốt ngày.

Bộ Kinh này có tám mươi mốt quyển, cũng có chỗ chỉ có bốn mươi quyển hay sáu mươi quyển, nhưng tất cả đều không đầy đủ lắm. Ngay cả bộ tám mươi mốt quyển này cũng vậy, chẳng qua là có đủ cả ba phần Tựa, Chính tông và Lưu thông.

Sau khi Đức Phật Thích-ca-mâu-ni nói xongKinh Hoa Nghiêm thì bộ kinh này không hề được lưu truyền trên thế gian, ngay cả Ấn Độ cũng không có bộ kinh này. Vậy thì bộ kinh này đã bị ai thỉnh đi? Bị Long Vương thỉnh về Long cung để ngày ngày cúng dường lễ bái.

Sau khi Đức Phật Thích-Ca-Mâu-Ni diệt độ sáu trăm năm, có một vị Bồ-tát tên Long Thọ, thông minh tuyệt đỉnh, không ai sánh kịp. Ngài đã đọc hết tất cả những áng văn chương, luận nghị, kinh điển có trên thế gian, do đó Bồ tát khởi tâm muốn đến Long cung xem tạng Kinh và Ngài đã tìm được bộ Kinh Hoa Nghiêm này trong cung rồng.Kinh Hoa Nghiêmcó ba bản: thượng, trung và hạ. Bản thượng có mười tam thiên đại thiên thế giới vi trần sốbài kệ. Quý vị xem là bao nhiêu? Số vi trần của một thế giới đã là vô lượng vô biên rồi, số vi trần của đại thiên thế giới lại càng nhiều hơn.

Sao gọi là đại thiên thế giới? Một núi Tu-di, một mặt trời, một mặt trăng là một thế giới; một nghìn núi Tu-di, một nghìn mặt trời, một nghìn mặt trăng hợp lại làm thành một tiểu thiên thế giới; hợp một nghìn tiểu thiên thế giới lại gọi là một trung thiên thế giới; hợp một nghìn trung thiên thế giới lại gọi là một đại thiên thế giới. Số vi trần trong một đại thiên thế giới là một con số vô cực không thể tính kể. Nay số kệ tụnglại nhiều như số vi trần trong mười tam thiên đại thiên thế giới thì càng không thể đếm xuể.

Bản thượngKinh Hoa Nghiêmcó bao nhiêu phẩm? Bản thượng có số phẩm bằng số vi trần của một tứ thiên hạ. “Một tứ thiên hạ” nghĩa là: “một” tức một ngọn núi Tu-di, “tứ” là bốn châu lớn (Đông Thắng Thần châu, Nam Thiệm Bộ châu, Tây Ngưu Hóa châu, Bắc Câu-lô châu), hợp lại gọi là một tứ thiên hạ. Số phẩm của bản thượng Kinh Hoa Nghiêm nhiều bằng số vi trần của một tứ thiên hạ, quý vị nói xem là bao nhiêu? Tôi cũng không tính được. Bản trung Kinh Hoa Nghiêm có bốn trăm mười chín vạn tám nghìn tám trăm bài kệ, phân làm một nghìn hai trăm phẩm. Bản hạ Kinh Hoa Nghiêm có tám vạn bài kệ, chia làm bốn mươi tám phẩm. Khả năng ghi nhớ của Bồ-tát Long Thọ rất phi thường, Ngài đọc thuộc lòng bản hạ Kinh Hoa Nghiêm và sau khi trở về Ấn Độ đã sao chép ra toàn bộ, sau lại từ Ấn Độ truyền sang Trung Hoa. Bản kinh truyền sang Trung Hoa chỉ có tám mươi quyển, ba mươi chín phẩm, còn lại chín phẩm vẫn chưa được truyền sang.

Đức Thích-ca-mâu-ni Phật giảngKinh Hoa Nghiêmtại bảy chỗ khác nhau, tổng cộng có chín pháp hội. Nếu quý vị có thểhiểu rõ được nghĩa lý trong bộKinh Hoa Nghiêmnày thì xem như thấy được toàn thân Phật; nếu quý vị thông suốt đượcKinh Lăng Nghiêmlà thấy được đỉnh nhục kế của Phật; nếu quý vị thông suốt đượcKinh Pháp Hoathì thấy được thân Phật, nhưng chưa trọn vẹn; nếu quý vị có thể thông suốt được đạo lý trongKinh Hoa Nghiêmthì sẽ thấy rõ được toàn thân và tuệ mạng của Ngài.

Bộ Kinh Hoa Nghiêm này ví như biển lớn, còn những kinh khác giống như những dòng sông nhỏ. Những dòng sông nhỏ khôngthể sánh với biển lớn. Hiện tại trên thế giới, người có thể giảng đượcKinh Hoa Nghiêmkhông phải không có, nhưng số đó đã ít lại càng ít. Nếu nói không cóthì nay chẳng phải chúng ta đang giảng đó sao? Thế sao lại có thể nói là không có người! Thậm chí có người học Phật Pháp, học cả một đời mà ngay đến tênKinh Hoa Nghiêm cũng chưa hề nghe qua, quý vị nói xem người đó đáng thương biết nhường nào! Bộ Kinh Hoa Nghiêm này đừng nói là giảng mà chỉ đọc qua thôi cũng rất ít người đọc qua được một lần. Đọc quamột lần nhanh nhất cũng phải mất hai mươi mốt ngày. Vì thế, bộ kinh này rất khó gặp.

Nói về “thất xứ cửu hội” của bộ kinh này, có một bài kệ như vầy:

Rời cội bồ-đề cửu-Thệ-đa

Ba, bốn Đao-lợi cùng Dạ-ma

Điện Phổ Quang Minh hai, bảy, tám

Tha Hóa, Đâu Suất năm, sáu qua.

Phật thành đạo ở Bồ-đề đạo tràng, tức là ở cội bồ-đề mà nóiKinh Hoa Nghiêm lần đầu tiên, gồm sáu phẩm, mười một quyển; hội thứ hai ở điện Phổ Quang Minh nói được sáu phẩm, bốn quyển; hội thứ ba tại cung trời Đao-lợi nói được sáu phẩm, ba quyển; hội thứ tư ở cõi trời Dạ-ma nói được bốn phẩm, ba quyển; hội thứ năm ở cõi trời Đâu Suất nói được ba phẩm, mười hai quyển; hội thứ sáu ở cõi trời Tha Hóa nói được một phẩm, sáu quyển; hội thứ bảy lại trở về điện Phổ Quang Minh nói được mười một phẩm, mười ba quyển; hội thứ tám cũng ở tại điện Phổ Quang Minh nói được một phẩm, bảy quyển; hội thứ chín ở rừng Thệ-đa nói được một phẩm hai mươi mốt quyển. Rừng Thệ-đa, hiện nay có thể gọi là khu mộ phần, nơi an trí xương cốt người chết. Đó là nói về “thất xứ cửu hội” của bản hạ.

Bản hạ Kinh này ban đầu có ba mươi chín phẩm, bốn mươi bốn vạn năm nghìn bài kệ, về sau truyền vào Trung Hoa, nhưng có chín phẩm, năm vạn năm nghìn bài kệ vẫn chưa được truyền vào. Bộ Kinh này tuy chưa đầy đủ nhưng cũng hoàn bị các phần Tựa, Chính tông và Lưu thông, do vậy mà Quốc sư Thanh Lương đời Đường khi hoằng dươngKinh Hoa Nghiêmđã cho rằng bộ kinh này có thể nói là tạm hoàn bị.

Quốc sư Thanh Lương chính là hóa thân của Bồ-tát Hoa Nghiêm, vì sao nói Ngài là hóa thân của Bồ-tát Hoa Nghiêm? Vì Ngài chuyên giảng Kinh Hoa Nghiêm, không giảng những kinh khác. Quốc sư Thanh Lương tên Trừng Quán, tự Đại Hưu, người Cối Kê, họ Hạ Hầu. Sinh vào thời vua Đường Huyền Tông, niên hiệu Khai Nguyên (713-741) năm Mậu Dần (738). Thân ngài cao chín thước bốn tấc, hai tay dài quá đầu gối và có bốn mươi cái răng. Thông thường răng của chúng ta có ba mươi mấy cái thôi, còn răng có bốn mươi cái là bậc quý nhân, người được như thế rất ít. Răng của Đức Phật có bốn mươi hai cái, còn Quốc sư Thanh Lương thì có bốn mươi cái; trong bóng tối nhìn mắt của Ngài như có luồn sáng, mắt phát ra ánh sáng, còn ban ngày thì giống như những người bình thường, chỉ khác là tròng mắt của Ngài luôn đứng yên không động. Năm thứ tư, niên hiệu Kiến Trung, Ngài đã viết xong bộHoa NghiêmSớSao; bộ sớ sao này là bản chú giải choKinh Hoa Nghiêmnổi tiếng nhất.

Trước khi viết bộ Sớ Sao, ngài cầu nguyện chư Bồ-tát trong Hoa Nghiêm Hải Hội gia bị. “Gia bị” chính là giúp đỡ ngài. Có một tối, ngài nằm mộng thấy trên đỉnh núi đều biến thành màu vàng kim. Khi tỉnh mộng, Ngài biết đó là quang minh biến chiếu. Từđó về sau, ngài viếtHoa NghiêmSớSao vô cùng thuận lợi, chẳng cần phải nỗ lực suy tư gì cả. Thông thường khi viết văn, phần nhiều chúng ta phải suy nghĩ để viết từng câu từng lời. Còn Ngài không cần phải suy nghĩ, viết nhanh tựa như chép bài vậy. Trải qua bốn năm, Ngài đã chú giải hoàn toàn bộKinh Hoa Nghiêm. Sau khi viết xong ngài lại nằm mộng, cũng không quyết chắc có phải là mộng hay không, nhưng Ngài đã thấy một cảnh giới như vầy nên có thể tạm gọi là mộng. Ngài mộng thấy mình biến thành một con rồng, rồi từ con rồng ấy lại biến thành nghìn nghìn, vạn vạn, vô lượng vô biên con rồng như thế, bay đến những thế giới khác. Đó là Ngài đã thấy được cảnh giới Hoa Nghiêm. Mọi người đều cho rằng đó là biểu trưng cho ý nghĩa của sự lưu thông.

Quốc sư Thanh Lương sống qua hai đời nhà Tùy và Đường với chín triều đại, làm thầycủa bảy vị hoàng đế. Sau khi Quốc sư viên tịch, có một vị Tăng Ấn Độ đến Trung Hoa, giữa đường vị ấy gặp hai đồng tử áo xanh, vị Tăng này là người đã chứng quả A-la-hán, Ngài bèn chặn hai đồng tử ở trên hư không lại hỏi:

- Hai vị đi đâu vậy?

Đồng tử đáp:

- Chúng tôi đến Trung Hoa thỉnh răng cấm của Bồ-tát Hoa Nghiêm về điện Văn Thù ở Ấn Độ cúng dường.

Vị La-hán sau khi đến Trung Hoa đã kể cho vua về chuyện hai đồng tử đến thỉnh răng cấm của Bồ-tát Hoa Nghiêm, hình như là chỉ cho Quốc sư Thanh Lương. Thế là vua cho khai tháp của Quốc sư thì quả nhiên phát hiện Quốc sư bị mất một chiếc răng cấm. Những hiện tượng trên thật mầu nhiệm không thể nghĩ bàn. Quý vị xem! Bồ-tát Hoa Nghiêm đã đến Trung Hoa, cho nên Quốc sư Thanh Lương mới có tướng mạo đặc thù như thế.

Căn cứ vào sự phân chia của Quốc sư Thanh Lương vềKinh Hoa Nghiêmthì năm quyển đầu là phần Tựa, năm mươi lăm quyển rưỡi ở giữa là phần Chính tông, mười chín quyển rưỡi sau là phần Lưu thông. Bộ kinh nàytuy không được phiên dịch trọn vẹn ra Hán văn, nhưng phần Tựa, phần Lưu thông, phần Chính tông đều có đầy đủ. Những người hoằng truyềnKinh Hoa Nghiêmở Trung Hoa đều là những vị Đại Bồ-tát, nếu như chẳng phải là cảnh giới của Bồ-tát thì các vị ấy chẳng thể giảng đượcKinh Hoa Nghiêm. Cảnh giới Hoa Nghiêm vi diệu mầu nhiệm vô cùng, là sự vi diệu trong vi diệu, là sự nhiệm mầu trong nhiệm mầu.

II. GIẢI THÍCH TÊN KINH

Xem thêm: đề cương ôn tập toán 9 học kì 2 violet

 

Nhập Bất Tư Nghì Giải Thoát Cảnh Giới Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm.

Trước khi nghe kinh, đầu tiên nhất định phải nhận biết đó là bộ kinh thuộc hệ Đại thừa hay Tiểu thừa. Nhắc đến Đại thừa và Tiểu thừa, hôm nay tôi sẽ kể cho quý vị nghe một câu chuyện.

Ở Ấn Độ có vị Bồ-tát tên là Thế Thân, còn gọi là Thiên Thân, Ngài có người anh ruột là Bồ-tát Vô Trước. Bồ-tát Vô Trước học tập theo giáo lý Đại thừa, còn Bồ-tát Thế Thân do có nhân duyên không tốt, nên ngài theo Tiểu thừa và học tập theo giáo lý của phái này. Bồ-tát Thế Thân tư chất rất thông minh, Bồ-tát Vô Trước, anh của ngài, luôn muốn tìm cách độ em tin theo pháp môn Đại thừa, nhưng vẫn chưa có sức mạnh nào khiến cho em mình tin theo. Em của Ngài luôn ca ngợi pháp Tiểu thừa và cho rằng pháp Đại thừa không đúng. Sau đó, Bồ-tát Vô Trước nghĩ ra một cách: Ngài giả bệnh rồi sai người nhắn người em đến thăm mà bảo rằng: “Anh tuổi đã lớn, lại bệnh thế này, nếu em không đến thăm thì sau này anh em không còn cơ hội gặp mặt nữa”. Nghe vậy, người em liền đến thăm Ngài. Bồ tát Vô Trước bảo em:

- Anh sắp chết rồi, những Kinh điển Đại thừa mà anh đã học, em có thể tùy ý lấy xem, nếu em có khả năng xem được thì anh dù chết cũng có thể yên lòng nhắm mắt.

Bồ tát Thế Thân đến thăm anh cũng không có việc gì làm; thế là Ngài bèn cầm quyển Kinh Đại thừa lên xem. Ngài xem bộ kinh nào quý vị có biết không? Đó chính là bộKinh Hoa Nghiêm này.

Bồ tát Thế Thân càng xem càng thấy được sự bất khả tư nghì, mới biết rằng cảnh giới Hoa Nghiêm thật là vi diệu chẳng thể dùng lời diễn tả. Giống như mặt trời trên không trung chiếu khắp muôn vật, lại giống như màn lưới của Đại Phạm Thiên Vương từng lỗ dung nhiếp lẫn nhau. Đến lúc ấy Ngài mới biết rõ trước đây mình đã sai lầm, bèn hét lớn:

-Mau đem cho tôi một thanh bảo kiếm!

-Ngài cần bảo kiếm để làm gỉ? Người bên cạnh hỏi.

-Tôi muốn cắt lưỡi của mình.

-Vì sao ngài lại muốn cắt lưỡi?

-Trước đây tôi đã dùng tấc lưỡi này để khen ngợi pháp Tiểu thừa, hủy báng Kinh điển Đại thừa, đó là tội lớn nên tôi muốn cắt lưỡi để tạ tội.

Bồ tát Vô Trước nghe thế, can:

-Em đừng nên nhưvậy!

Người em kiên quyết:

-Vì sao anh biết không? Vì tội của cái lưỡi này quá lớn, nên em nhất định phải cắt bỏ nó.

Người anh ôn tồn:

-Ví như không cẩn thận bị trượt té xuống đất, nếu em muốn đứng dậy vẫn phải nương vào sức đất phải không? Em không thể nào ngã xuống đất mà không đứng dậy, khi em muốn đứng dậy thì chỉ cần dùng tay chống xuống đất là đứng dậy được. Trước đây em nhờ vào cái lưỡi ấy để ca ngợi Tiểu thừa, hủy báng Đại thừa thì hôm nay em cũng có thể dùng lại ba tấc lưỡi đó để ca ngợi Đại thừa!

Nghe anh nói cũng có lý nên Bồ tát Thế Thân thôi không đòi cắt lưỡi nữa . Sau đó, ngài vào núi tu hành, học tập kinh điển Đại thừa, trước tác bộThậpĐịaLuận. Ngày bộThậpĐịaLuậnhoàn thành, trái đất chấn động, đồng thời miệng Ngài cũng phát ra hào quang. Lúc ấy, Quốc vương đến thăm Ngài, hỏi:

-Có phải Ngài đã chứng quả A-la-hán rồi chăng?

-Không, tôi không chứng quả A-la-hán, Bồ-tát Thế Thân trả lời.

-Ngài không chứng quả A-la-hán thì tại sao trái đất lại chấn động và miệng phát ra hào quang?

-Do vì lúc trẻ tôi học tập Tiểu thừa mà hủy báng Đại thừa, nay tôi đổi sang họcKinh Hoa Nghiêm , trước tácbộThậpĐịa Luận, nay bộ luận đã hoàn thành, nên quả đất chấn động và miệng tôi phát ra hào quang, chứ không phải do chứng quả mới có hiện tượng này.

Quốc vương ngạc nhiên:

-Thì ra là do bộ Kinh Hoa Nghiêm này vi diệu như thế!

Nhập Bất Tư Nghì Giải Thoát Cảnh Giới: Nghĩa là đạt đến cảnh giới giải thoát bất khả tư nghì này, không thể dùng ý thức suy lường được. Vì giải thoát vốn không có cảnh giới, có cảnh giới tức chẳng phải giải thoát. Thế thì tại sao lại nói “giải thoát cảnh giới”? “Cảnh giới” chỉ là một thí dụ, căn bản vốn không có loại cảnh giới này, vì khi đạt đến giải thoát thì cái gì cũng không có nên mới gọi là giải thoát.

 

Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm:Phổ Hiền”: Đạo truyền khắp vũ trụ gọi là Phổ; Đức đồng với bậc Thánh cao tột nhất gọi là Hiền (Đạo biến vũ trụ viết phổ, Đức lân cực thánh viết hiền). Ý nói đạo của Ngài truyền khắp vũ trụ, đức hạnh của Ngài tương đồng với bậc Thánh cao nhất. “Hạnh Nguyện Phẩm”:“Hạnh” là hạnh lớn mà Ngài tu hành; “nguyện” là tâm nguyện mà ngài phát khởi. Hạnh nguyện mà Bồ-tát Phổ Hiền phát ra trong khi tuhành là rất lớn, vì thế nên gọi là Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ-tát.

Trong Phật giáo có bốn vị Bồ-tát lớn: Bồ-tát Văn Thù là vị có trí tuệ đệ nhất trong hàng Bồ-tát, Bồ-tát Địa Tạng là nguyện lực đệ nhất, Bồ-tát Quán Âm là từ bi đệ nhất, Bồ-tát Phổ Hiền là hạnh môn đệ nhất. Phàm Phật thuyết pháp là do đệ tử thỉnh cầu Ngài nói pháp. Biển Thế Giới Hoa Tạng (Hoa Tạng Thế Giới Hải ) lấyKinh Hoa Nghiêm là chủ, vị đứng ra thỉnh thuyết bộ kinh này là Bồ-tát Phổ Hiền.Kinh Diệu Pháp Liên Hoado Ngài Xá-lợi-phất thỉnh thuyết,Kinh Lăng Nghiêmdo Tôn giả A-nan thỉnh thuyết. Người đứng ra thỉnh pháp còn gọi là chúng đương cơ, chúng đương cơ của bộKinh Hoa Nghiêm là Bồ-tát Phổ Hiền.

III. GIẢI THÍCH VỀ NGƯỜI DỊCH KINH

 

Đời Đường, nước Kế Tân, Tam Tạng Pháp sư Bát Nhã vâng chiếu dịch.

Người dịch tám mươi quyển đầu của bộ Hoa Nghiêm này là Pháp sư Thật-xoa-nan-đà. Thật-xoa-nan-đà (Siksananda) là phiên âm tiếng Phạn, dịch là Hỷ Học, nghĩa là hoan hỷ học tập. Ngài dịch bộ Kinh Hoa Nghiêm từ tiếng Phạn sang tiếng Hoa, sau đó Ngài giảng giải; khi giảng đến chỗ “thế giới số như vi trần”thì giảng đường nơi Ngài thuyết giảng và đại địađều chấn động.

Cũng thế, khi Ngài mới khởi/bắt đầu dịch bộ Kinh Hoa Nghiêm, thì Đường triều Võ Tắc Thiên, còn gọi là Thiên Hậu, mộng thấy trời mưa cam lộ. Đến ngày hôm sau quả nhiên trời mưa cam lộ, nước mưa mang toàn vị ngọt, đây tượng trưng cho việc phiên dịch bộ Kinh Hoa Nghiêm là vô cùng quan trọng; cho nên sau khi phiên dịch xong, lúc giảng giải thì đại địa “chấn động sáu cách” (lục chủng chấn động) . Nên chi, Võ Tắc Thiên liền phê một chiếu thư, tán thán công đức của Pháp sư Thật-xoa-nan-đà. Cho nên, cảnh giới bất khả tư nghì củaKinh Hoa Nghiêm thì rất nhiều, rất nhiều. Nhiều lắm! Nhất ngôn nan tận, một lời khó có thể nói hết.

Xem thêm: xây dựng và phát triển nền văn hoá việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Phẩm này là Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã (Prajna) ở nước Kế Tân vâng chiếu dịch vào đời Đường. Kế Tân (Kubha) là tên của một nước (hiện tại là Kashmir); Tam Tạng (Tripitaka) là Kinh tạng, Luật tạng, Luận tạng. Kinh là chỉ cho tất cả kinh điển, Luật là giới luật, Luận là luận nghị. Người phiên dịch phẩm kinh văn này là Ngài Tam Tạng Pháp sư, tên Bát-nhã. “Pháp sư” nghĩa là “dĩ pháp vi sư”, lấy Phật Pháp làm thầy; lại cũng có nghĩa là “dĩ pháp thí nhân”, đem Phật Pháp ban bố đến mọi người. “Bát-nhã” là tiếng Phạn, dịch là trí tuệ. Vì sao không trực tiếp dịch chữ Bát-nhã ra tiếng Hoa mà giữ nguyên âm Bát-nhã?Vì chữ bát-nhã thuộc loại “tôn trọng nên không phiên dịch”, là một trong năm loại theo nguyên tắc không phiên dịch.

“Vâng chiếu dịch”:tuân theo sắc lệnh hoàng đế phiên dịch bộ kinh này từ tiếng Phạn ra tiếng Hoa.