Trung Khoa Nghi Chẩn Tế - Khoa Nghichẩn Tế Cô Hồn

Trong các nghi lễ của Phật giáo Bắc Tông tại Việt Nam cũng như Trung Hoa cúng Cô Hồn là một việc làm hết sức quan trọng. Cúng cô hồn hay còn gọi là cúng thí gồm có ba Khoa Nghi: Tiểu Du Già hay Tiểu Mông Sơn, Trung Du Già, Đại Du Già. Ở Việt Nam, hầu hết các chùa đều có cúng Tiểu Mông Sơn hay cúng Thí vào mỗi buổi chiều, chỉ khi nào có việc gì trọng đại mới cúng trung khoa hay thường gọi chẩn tế. Đây là một khoa nghi đã có từ đời Tống, do Thiền sư Bất Động trên núi Mông Sơn soạn ra, văn chương trong khoa nghi này hết sức bóng bẩy, chắc ngoài sự trước tác của Thiền sư Bất Động phải có sự chắp bút của các văn nhân cùng với nhiều lần sửa đổi qua nhiều năm tháng mới có được một tác phẩm hay như vậy.

Trong khoa nghi chẩn tế này ngoài phần thỉnh cô hồn đã được vài người dịch ra tiếng Việt, phần còn lại hầu như ít người dịch trọn vẹn, trong đó có bốn câu đã trở thành một vấn đề lớn đó là bốn câu đáp của vị chủ sám trong đoạn thỉnh sư.

Bạn đang xem: Trung Khoa Nghi Chẩn Tế - Khoa Nghichẩn Tế Cô Hồn

圓明一點本非空

了證無爲向上宗

三世諸佛那一步

權留寳座即吾蹬

Viên minh nhất điểm bổn phi không

Liễu chứng vô vi hướng thượng tông,

Tam thế chư phật na nhất bộ,

Quyền lưu bảo tòa tức ngô đăng.

Bài kệ này dựa vào ý nghĩa kinh Pháp Hoa, cụ thể là phẩm Phương tiện và Pháp sư, trong hai phẩm này nói lên phương tiện quyền xảo và sức vô úy của người hành đạo, nhưng vì có sự hiểu lầm nghĩa của bốn câu trên mà sau này có lúc các vị chủ sám đã thay câu “Tam thế chư Phật na nhất bộ” bằng câu “Tam thế chư Phật di nhất trước”? Bởi vì các vị đó nghĩ rằng hai câu 3 và 4 có nghĩa là “Ba đời chư Phật dời một bước, để lại bảo tòa cho tôi lên”. Quả thật nếu với ý nghĩ như vậy thì rõ ràng vị chủ sám phải cảm thấy e ngại là hoàn toàn hợp lý. Vậy có phải bài kệ trên có nghĩa như vậy không? Hay do vì ta chưa thật sự hiểu được bốn câu trên, chính vì vậy dẫn đến hiểu lầm ý nghĩa của bài kệ đó mà như ta biết điều này vẫn còn tồn tại đến nay.

Vì những cách hiểu như vậy, trong bài này tôi thử tìm hiểu xem bài kệ trên có nghĩa như thế nào? Có thật là bài kệ trên có vẻ xem thường Phật như vậy không? Hay người xưa đã hoàn toàn đúng.

Như chúng ta biết khoa nghi chẩn tế là một phương pháp cứu độ cho tất cả những cô hồn đang bị đau khổ, hay nói khác hơn là thực hiện sứ mệnh cứu khổ của một người theo Phật. Bởi vì mục đích của chư Phật có mặt trong cuộc đời này là để cứu khổ. Do đó, dù làm bất cứ điều gì trong phạm vi của khoa nghi này, quyết ấn, trì chú, tụng kinh, đều không ngoài mục đích ấy. Từ xác định này cho phép chúng ta nghĩ rằng đây chính là mục đích của khoa nghi này, trong đó vai trò của Chủ Sám chủ là chính, (hay là Sư Gia Trì) do vậy câu trả lời trên của vị Sư Gia Trì hay Sám chủ nhất định phải liên quan đến nội dung này, và phải phù hợp với tinh thần mà vị phụ tá của Chủ Sám đã thỉnh trước đó.

寳座高高無碍

上有天垂寳蓋

請師挪步蹬壇

代爲孤魂說戒

Bảo tòa cao cao vô ngại,

Thượng hữu thiên thuỳ bảo cái,

Thỉnh sư na bộ đăng đàn,

Đại vị cô hồn thuyết giới.

Tạm dịch:

Bảo tòa cao cao thật rõ ràng (chẳng có gì ngăn che)

Trên có tàng báu trời rủ xuống,

Thỉnh sư dời bước lên đàn,

Thay Phật vì cô hồn mà thuyết giới.

Để giải thích 4 câu trả lời của Chủ Sám, trước hết tôi xin trình bày cách hiểu và giải thích các từ trong đó như sau:

1 - Viên minh = sáng tròn, nhất điểm = một điểm, cái duy nhất, bổn = vốn, phi = không phải, không = không.

Viên minh, ở đây là nói về Giác Tánh, ta có thể hiểu như vậy bởi vì có nhiều ví dụ để hiểu theo nghĩa đó.

Giác tánh viên minh,

Tùng lai trạm tịch,

Bổn vô nhân ngã chi huyển tướng,

Hà hữu sanh chi giả danh,

Nhân tối sơ nhất niệm sai thù,

Tùng mộng huyển hữu tư sanh tử.

Hay

Tánh hải bích ba trừng trạm trạm,

Giác viên tâm ấn thể như như,

Xem thêm: thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản violet

Đại thừa Bồ tát khai phương tiện,

Nhất điểm viên quang chiếu thái hư.

Nhất điểm = một điểm, ở đây chỉ sự tối thiểu - cái duy nhất. Bổn = vốn. Phi không: Đây là một cách nói khác của sự xác định, theo công thức phủ định + phủ định = khẳng định. Điều này xảy ra trên mọi ngôn ngữ.

Ví dụ:

Tôi không thể không đi (có nghĩa là tôi phải đi), I can not live without you (tôi không thể sống mà không có anh) , hay “mị bất” trong các bài sau :

Phật thân sung mãn biến pháp giới,

Phổ hiện nhất thiết quần sanh tiền,

Tuỳ duyên phó cảm mị bất châu, (không nơi nào không tới)

Thường hằng xứ thử Bồ Đề tòa

Đại Thánh Pháp Vương chúng sở quy

Tịnh tâm quán phật mị bất hân,

(không bao giờ không vui, hay lúc nào cũng vui)

Các kiến Thế Tôn tại kỳ tiền,

Tư tắc thần lực bất cọng pháp.

Kinh Hoa Nghiêm

Như vậy, câu này có thể dịch ra như thế này: Một Tánh Giác (cái duy nhất) ấy vốn khắp cùng, Không nơi nào, lúc nào, người nào không có, chính vì vậy dù cho cô hồn, vì nghiệp lực mà sanh vào những cõi tăm tối, nhưng không bao giờ mất đi giác tánh ấy và vẫn có cơ hội để liễu ngộ. Chính vì vậy mà chư Phật không từ nan bất cứ điều gì, tùy theo hoàn cảnh quốc độ, nghiệp lực của chúng sanh ấy, ngài dùng mọi phương tiện để đem đến chánh pháp cho họ. Nói một điểm ấy, tuy một mà là tất cả và ngược lại. Đây là một biện pháp tu từ dùng cái tối thiểu để nói cái tối đa và cũng là giáo lý tương dung tương nhiếp.

Câu 2:

Liễu chứng = chứng rõ. Vô vi = đạo, ở đây chỉ Tánh Giác (vì không muốn trùng với chữ đã dùng ở câu trên). Hướng = hướng về. Thượng tông = tông chỉ cao nhất; mà tông chỉ nào là cao nhất của chư Phật nếu không là sự cứu khổ.Trong kinh Pháp Hoa đã nói sau khi Thế Tôn chứng đạo liền muốn nhập diệt. Bởi vì đạo mà ngài chứng đắc quá sâu xa vi diệu, sau đó ngài nhớ lại thuở quá khứ chư Phật cũng định làm như vậy, nhưng rồi Phật quán thấy chúng sanh nào cũng có TRI KIẾN PHẬT (Tánh giác - Câu 1) nhưng vì không nhận ra được điều ấy nên cứ trôi lăn trong sanh tử luân hồi, vì vậy ngài muốn chỉ cho chúng sanh ngộ, nhập Phật tri kiến (cứu khổ – câu 2) chư Phật từ xưa đến nay chư Phật đều làm như vậy (Câu 3) chỉ vì thương tưởng chúng sanh mà mở bày pháp phương Tiện (Quyền ) (Câu 4) để cứu độ chúng sanh.

Tạm dịch: Chứng được đạo rồi hướng thượng tông.

Câu 3:

Tam thế chư Phật = Ba đời các đức Phật, Na = ấy, đó, Nhứt bộ = Một bước, bước duy nhất.

Ta có thể dịch ra như sau: Bước đi ấy của ba đời chư Phật hay Bước đi duy nhất ấy của ba đời chư Phật, hay Sự nghiệp hay truyền thống ấy của ba đời chư Phật.

Đây là biện pháp tu từ - hoán dụ. Bước đi = sự nghiệp, hay truyền thống, như chúng ta vẫn thường nói “Tiếp bước cha ông”.

Câu 4:

Quyền = quyền biến, linh động, phương tiện quyền xảo. Lưu = để lại, lưu bố. Bảo tòa = chỗ ngồi báu. Tức = Bây giờ, giờ này = Ngô = tôi. Đăng = bước lên, bước theo, nối theo.

Trong câu này chỉ có từ “Bảo tòa” là cần phải giải thích (phép ẩn dụ). Vậy Bảo tòa ở đây là gì? Là chỗ y cứ, chỗ để mà căn cứ vào đó để hành Phật sự, mà cụ thể ở đây là cứu khổ. Hãy nghe thơ của ôn Già Lam:

Một lòng kính lạy Phật Đà

Ngàn đời con nguyện ở Nhà Như Lai

Con hằng mặc Áo Như Lai

Con ngồi Bảo Tọa Như Lai muôn đời.

Bài thơ này lấy ý từ đoạn kinh sau:

Nhà Như Lai là tâm từ bi lớn đối với tất cả chúng sanh

Áo Như lai là lòng nhu hòa nhẫn nhục,

Toà Như Lai là nhứt thiết Pháp không.

Phẩm Pháp sư – kinh Pháp Hoa

Xem thêm: thông tư 14/2015/ttlt btnmt btp

*

Toàn cảnh đàn tràng chẩn tế âm linh cô hồn

Như vậy, ta có thể thấy rằng với một chỗ ngồi vô trước trong một ngôi nhà từ bi mới có thể thực hành được Phật sự trong chức năng sứ giả Như Lai, mà trong trường hợp này là cứu khổ những âm linh cô hồn. Như ta biết khoa nghi chẩn tế là một tác phẩm văn học Phật giáo, do đó nó có đủ các tính chất của một tác phẩm văn học, một trong những tiêu chí ấy là tính thống nhất nội dung của tác phẩm hay nói khác hơn là mục đích của tác phẩm. Như đã nói trên, mục đích của khoa nghi này là cứu độ chúng sanh đang đau khổ nơi u đồ. Trong nhận thức đó, ta thấy bài kệ nói trên hoàn toàn nằm trong chỉnh thể của tác phẩm. Đến đây, ta có thể thấy rõ tính thống nhất trong lời thỉnh của vị phụ tá và câu trả lời của chủ sám và tất nhiên là hoàn toàn phù hợp với mục đích của khoa chẩn tế.