Tại Sao Ta Phải Học Cách Tha Thứ Và Lãng Quên Lãng? Làm Sao Để Tha Thứ Nhưng Không Quên Lãng

Tham dự chương trình này để học cách quản lý tài chính cho cá nhân, vợ chồng và người làm kinh doanh. Xem ngay!

Trong các khóa học Wake Up, tôi thường hướng dẫn các học viên của mình ghi chép một số phương pháp để THA THỨ. Buổi học đó, khi tôi yêu cầu học viên lấy giấy bút để ghi, ai cũng thực hiện một cách nghiêm túc.

Bạn đang xem: Tại Sao Ta Phải Học Cách Tha Thứ Và Lãng Quên Lãng? Làm Sao Để Tha Thứ Nhưng Không Quên Lãng

Khi tôi nhắc từng lời trong khoảng không gian gần như không còn âm thanh nào khác ngoài chính giọng tôi đang nói và tiếng bút chạy trên giấy đó, tôi chợt thấy có một học viên không viết gì cả. Cô ấy ngồi gần hàng ghế đầu, chỉ nhìn tôi và hai người bên cạnh.

Tôi hỏi cô: Tại sao bạn không ghi những phương pháp này, biết đâu nó hữu dụng?

Cô ấy trả lời: “Tôi không cần phải học cách tha thứ, bởi tôi không có ai để băn khoăn xem có nên tha thứ hay không. Tôi đã quên họ lâu rồi.”

Quên, chính là một trong số những cách tha thứ. Khi ta quên, tức là ta đã tha thứ rồi. Sự lãng quên thật khủng khiếp với cuộc sống này, nhưng đồng thời với việc học cách ghi nhớ, ta lại học cách lãng quên.

Có một câu rất hay : “Người ta nói xấu bạn ư? Tốt. Nghĩa là người ta còn nhớ đến bạn.

Bạn nghĩ mình sẽ cảm thấy thế nào nếu một ai đó không còn nhớ đến bạn nữa. Bạn không còn tồn tại trong tâm trí họ, dù chỉ là một chút. Bạn đã hoàn toàn bị xóa sổ khỏi một người đã từng quen biết bạn, đã từng nhớ thương bạn?

Bạn có thực sự muốn mình bị lãng quên không?

Bạn có thực sự muốn lãng quên ai đó, điều gì đó không?

*

Ở đây, tôi không nói đến khía cạnh lãng quên sự vật, hiện tượng một cách tự nhiên, theo cách trí não của bạn làm việc, theo cách mà tuổi tác đã làm với tất cả chúng ta. Sự lãng quên tự nhiên là sự tự sàng lọc thông tin của cơ thể. Tôi muốn nói đến việc lãng quên có chủ ý, có phương pháp. Vậy thì tại sao bạn lại phải học cách lãng quên. Hay nói chính xác phải là: Tại sao bạn lại phải học cách để tha thứ?

Tôi không đánh đồng việc lãng quên với sự tha thứ. Tôi chỉ muốn nói rằng ở một vài khía cạnh, chúng khá giống nhau. Tha thứ thường được hiểu theo nghĩa: “Ồ, tôi đã quên chuyện đó rồi.” Tha thứ hầu như được hiểu theo nghĩa bạn đã mang trong lòng mình một nỗi mất mát, một sự tổn thương nào đó, mà nó cần được hóa giải bởi chính bạn đối với người đã gây tổn thương cho bạn.

Xem thêm: chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản

Trong cuộc sống, bạn không thể tránh được việc bị tổn thương bởi ai đó, và cũng không tránh khỏi việc bạn làm ai đó tổn thương. Vậy tại sao bạn phải tha thứ?

Đôi khi ta cứ lầm tưởng việc tha thứ là việc làm để giúp đỡ người khác. Đó là một lối tư duy, mà theo tôi là rất tai hại. Bản chất của việc tha thứ là chúng ta đang giúp đỡ chính mình.

Hãy hình dung: Một người nào đó vô tình đi qua cuộc đời bạn với một sự vật hiện tượng nào đó và họ vô tình làm cho bạn tổn thương. Thậm chí có một vài người đã không biết họ đã làm tổn thương bạn.

Những người cố ý, hoặc vô tình làm bạn tổn thương thì đã đi rồi, cùng với công việc thường ngày của họ. Nhưng còn bạn, trong khi đó, ban cứ ở một chỗ, mắc kẹt trong mớ bòng bong vết thương lòng. Bạn cứ đau khổ, dằn vặt mỗi ngày. Bạn cứ băn khoăn xem có nên tha thứ hay không. Có nên tha thứ hay không tha thứ?


*

Bản chất của việc tha thứ là chúng ta đang giúp đỡ chính mình.


Bạn có biết rằng: Trong khi bạn còn đang bận băn khoăn xem có nên tha thứ cho việc làm của những người khiến bạn tổn thương hay không, thì những người đó lại chẳng bận tâm gì, họ vẫn sống vui vẻ với những việc thường ngày. Còn bạn, bạn mỗi lúc một hao mòn tâm trí vì vết thương đó. Bạn không nhận ra hay sao: Rõ ràng, việc băn khoăn mỗi ngày khiến cho bạn mỏi mệt đầu tiên.

Bạn chính là người chịu hậu quả của việc mang nặng nỗi niềm đầu tiên, chứ không phải ai khác. Còn người khiến bạn tổn thương, đau đớn, có thể có người nhớ, có thể họ chẳng nhớ gì về việc họ làm khiến bạn đau đớn như thế nào. Nên hiểu đúng về việc tha thứ là liều thuốc cho chính mình chứ không phải cho người khác.

Chúc bạn hạnh phúc trong cuộc sống, bình an trong tâm hồn!

Mr.Why Phạm Ngọc Anh


Này tuổi 35 gặp khó khăn đừng có nản hãy gắng chờ đến tuổi 50 vì giông bão qua đi là lúc thanh bình

Xem thêm: trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn

9 bài học ý nghĩa từ chiếc xe đạp: Điều quan trọng nhất là bạn luôn phải giữ thăng bằng, để giữ được thăng bằng, bạn phải giữ mình không ngừng vận động”

Quyền năng sử dụng thời gian của CEO trên thế giới: Kẻ tầm thường chỉ lo tìm cách giết thời gian, còn người có tài thì tìm mọi cách tận dụng nó

Thói quen của những người giàu có nhất thế giới – 88% trong số đó dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đọc sách