Cúng Thí Cô Hồn - Chuyện Ông Thầy Bói

*
*
*
*
*
*
Bản in
Sáng ngày 03 tháng 08 năm 2014 nhằm ngày 08 tháng 07 năm Giáp Ngọ tại Tổ đình Vạn Phước, phường Trường An, thành phố Huế; chư Tăng bổn tự đã thành kính trang nghiêm tổ chức Lễ húy nhật cố Hòa thượng Thích Giác Hạnh (1880 - 1981).
Quang lâm dâng hương tưởng niệm có Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Phương – Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế; chư tôn đức Giáo phẩm chứng minh BTS GHPGVN tỉnh TT. Huế; chư tôn đức Thường trực BTS GHPGVN tỉnh TT. Huế; chư tôn đức Tăng Ni các tổ đình, tự viện, Niệm Phật Đường cùng đông đảo quý Đạo hữu Phật tử các giới.Hòa thượng Giác Hạnh, thế danh là Nguyễn Đức Cử, sinh ngày 13 tháng 6 năm Canh Thìn, Tự Đức thứ 33 (1880). Nguyên quán ở làng Ái Tử, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Thân phụ của Ngài tên là Nguyễn Đức Uẩn, thân mẫu là bà Lê Thị Lộc. Hòa thượng có 9 anh em mà Ngài là anh cả. Đồng chơn nhập đạo, năm 17 tuổi Hòa thượng xuất gia với Tổ Thanh Ninh Tâm Tịnh ở chùa Từ Hiếu. Ba năm sau, tức là vào năm Ngài được 20 tuổi, Hòa thượng được thọ giới Sa-di với Ngài Huệ Nhật, đệ tử của Hòa thượng Hải Thiệu Cương Kỷ, Tri sự chùa Từ Hiếu và được pháp danh là Tâm Cảnh và pháp tự là Thiện Quyên.Ngày 08 tháng 3 năm Canh Tuất (1910), Hòa thượng thọ Cụ túc giới tại Đại giới đàn Phước Lâm – Quảng Nam do Hòa thượng Vĩnh Gia làm Hòa thượng Đường đầu. Với chí nguyện tham học cầu ngộ chân lý giải thốt, nên Hòa thượng tìm đến học đạo tại chùa Tây Thiên. Trải qua một thời gian dài tu học nghiên cứu, Ngài tinh thông kinh, luật, luận và nhất là phần giới luật được Ngài nghiêm trì cẩn mật. Với tuệ căn mẫn tiệp, sở học uyên thâm, nên tên tuổi Hòa thượng không những được biết đến trong chốn thiền môn mà còn lan truyền ra ngồi hàng tín hữu nữa. Từ năm 1915, Hòa thượng đã sớm thành bậc Pháp khí của Phật đạo. Lúc bấy giờ tại kinh thành Huế, ông bà Hiệp Tá Đại Học Sĩ Nguyễn Đình Hòe có lập một ngôi am nhỏ hiệu Phổ Phúc nằm trên đồi Bình An (Nam Giao – Huế) mong muốn mời Hòa thượng làm tọa chủ. Sau nhiều lần ông bà đến chùa Tây Thiên cung thỉnh, Hòa thượng hoan hỷ nhận làm trú trì Phổ Phúc Am vào năm Ất Mão (1915) lúc Ngài được 36 tuổi. Về đây, thấy cách sinh hoạt ở Phổ Phúc Am mang nhiều màu sắc dị đoan mê tín không phù hợp với thanh quy thiền môn, Hòa thượng quyết tâm chấn chỉnh. Sau thời gian dài, Hòa thượng mới tạo được nếp sống thanh tịnh của chốn thiền môn.Nhờ ý chí tiến tu và công hạnh hoằng hóa Phật đạo, Hòa thượng đã đắc pháp với Hòa thượng Tâm Tịnh, được ban Đạo hiệu là Giác Hạnh, vào ngày 14 tháng giêng năm Bính Dần (1926), kế thừa đời thứ 43 dòng Lâm Tế Thuyền Tông. Cũng năm đó, Hòa thượng trùng tu chánh điện và đổi Am Phổ Phúc thành chùa Vạn Phước (Huế).Năm 1932, hội An Nam Phật Học ra đời, Hòa thượng được cung thỉnh làm chứng minh Đạo sư của hội.Năm 1933, để tiếp dẫn hậu lai báo Phật ân đức, Hòa thượng đã dành những ngôi nhà tả hữu của chùa (Vạn Phước) làm cơ sở vật chất cho trường tiểu học Phật giáo để Tăng Ni có nơi tham học, do Hồ thượng Mật Khế sáng lập và chủ giảng.Năm Nhâm Ngọ (1942), Hòa thượng được cung thỉnh làm Yết Ma Hòa thượng tại Đại giới đàn chùa Hưng Khánh tỉnh Bình Định do Ngài Chí Bảo làm Đường đầu Hòa thượng.Ngày 08 tháng 3 năm Canh Tuất (1910), Hòa thượng thọ Cụ túc giới tại Đại giới đàn Phước Lâm – Quảng Nam do Hòa thượng Vĩnh Gia làm Hòa thượng Đường đầu. Với chí nguyện tham học cầu ngộ chân lý giải thốt, nên Hòa thượng tìm đến học đạo tại chùa Tây Thiên. Trải qua một thời gian dài tu học nghiên cứu, Ngài Hòa thượng rất quan tâm việc hoằng hóa độ sinh, nên Ngài đã từng cố vấn đạo hạnh cho hai tổ chức Phật giáo đương thời là Giáo hội Tăng già Trung Việt và Hội An Nam Phật học, Hòa thượng cũng đã chung sức cùng chư Tôn Giáo phẩm Tăng Ni hằng quan tâm đến các lãnh vực giáo dục, xã hội và hóa đạo bằng những phương thức nghi lễ của thiền môn. Ngài tự nguyện đứng vào trong ban Kinh tài để vận động tài chánh cho báo Viên Âm. Tờ báo này được duy trì mãi đến ngày báo Liên Hoa ra đời, nhờ sự đóng góp một phần của Ngài.Là người dốc lòng phụng sự đạo pháp và cũng rất hiếu hạnh, Hòa thượng không quên nơi chôn nhau cắt rốn, nên đã trở về quê hương năm Mậu Tuất (1958). Cùng với chư vị Trưởng lão ở làng Ái Tử, Hòa thượng trùng tu chùa chiền, tạo lập trụ sở để tỏ lòng người hiếu tử nhớ nghĩa sanh thành.Năm 1963, Hòa thượng tham gia công cuộc vận động, đòi thực thi 05 nguyện vọng của Phật giáo Việt Nam, chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm.Đến năm Ất Tỵ (1965), Hòa thượng thấy tuổi tác đã cao không thể đảm đương Phật sự, nên Ngài trao chức trú trì cho đệ tử trưởng là Hòa thượng Thích Tâm Hướng. Cùng năm này, Hòa thượng được mời làm Tôn chứng A Xà Lê các giới đàn Từ Hiếu, Báo Quốc và Thuyền Tôn – Huế.Năm 1967, Hòa thượng vào miền Nam (Sài Gòn) tiếp nhận chùa Tuệ Quang. Năm 1970, Ngài cho xây lại chùa này, và năm 1971 Hòa thượng đã chú thành một đại hồng chung, sau đó đổi hiệu chùa là Vạn Phước vào năm 1973. (Ở số 55 Tuệ Tĩnh, quận 11, Sài Gòn).Năm 1973, Hòa thượng được GHPGVNTN cung thỉnh làm thành viên Hội Đồng Trưởng Lão Viện Tăng Thống. Cũng trong khoảng thời gian này, Ngài chỉ đạo cho Hòa thượng Tâm Hướng chú đại hồng chung và trùng tu chùa Tịnh Độ nằm phía Tây Bắc cạnh chùa Vạn Phước, đường Lam Sơn – Huế.Năm 1910, Hòa thượng được Hòa thượng Tâm Tịnh ở chùa Tây Thiên phái ra trú trì chùa Phổ Phúc. Ngài mở cuộc đại trùng tu chùa này và đổi tên thành "Vạn Phước Di Đà Tự". Qua tên chùa, Ngài muốn xiển dương Pháp môn Thiền Tịnh song tu của Bổn sư Ngài đã khởi xướng ở chùa Tây Thiên Phật Cung. Long vị của Ngài ở chùa Vạn Phước ngày nay đề hai chữ "khai kiến" chứ không phải "khai sơn". Triều vua Bảo Đại nguyên niên (1926), Hòa thượng đắc Pháp với Hòa thượng Tâm Tịnh, được Pháp hiệu là Giác Hạnh. Thuộc thế thứ 42 dòng Lâm Tế, đời thứ 8 dòng Liễu Quán. Năm Bảo Đại thứ hai (1927), Ngài lại trùng tu chùa. Triệt bỏ am lên đồng ở chỗ cây thị hiện nay, đem tồn thể tượng "Mẫu" vào thờ ởNghĩa Đạo Môn.Hòa thượng có một hoằng nguyện, cứ 10 năm chú nguyện một tượng Phật; năm 61 tuổi (1940) Ngài chú ngôi tượng Thích Ca Đản Sanh, năm 71 tuổi (1950) chú tượng Dược Sư, năm 81 tuổi (1960) chú tượng Quán Thế Âm, năm 91 tuổi (1970) chú tượng Chuẩn đề, năm 101 tuổi (1980) chú tượng Địa Tạng, năm sau Hồ thượng viên tịch. Tuổi đời thọ 102 và có 70 hạ lạp.Một số hình ảnh của buổi lễ:
*
*
*
Cung đón Trưởng lão Hòa thượng
*
Trưởng lão Hòa thượng niệm hương tưởng niệm
*
*
*
Hòa thượng Thích Huệ Ấn niệm hương bạch Phật
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*