Hoa Sen Trong Phật Giáo ) - Ý Nghĩa Của Hoa Sen Trong Phật Giáo Là Gì

Hoa sen mọctừ đầm nước, từ một cõi trần ô trọc, đã vươn lên trở thành một bông hoa thanhcao, bông hoa của vũ trụ. Bông hoa này đã đi vào tâm thức mọi người, trở thànhhình tượng trong nghệ thuật, trong kiến trúc và điêu khắc. Đặc biệt, hoa sentrở thành biểu tượng trong nghệ thuật Phật giáo phương Đông, tượng trưng cho vẻđẹp thần bí, huyền ảo, tư tưởng sâu kín. Trong nghệ thuật Việt Nam,hình tượng hoa sen dày đặc từ các phù điêu, đá tảng kê chân cột, bệ tượng Phật,đến các dáng gốm và họa tiết trang trí. Song cô đọng và sáng tạo hơn cả là hìnhtượng hoa sen trong kiến trúc chùa tháp.

Những côngtrình kiến trúc tiêu biểu với hình tượng hoa sen thường xuất hiện trong nhữnggiai đoạn hưng thịnh của Phật giáo. Đó là thế kỷ thứ XI với chùa MộtCột - Hà Nội; thế kỷ thứ XVII với tháp Cửu phẩm liên hoa, chùaBút Tháp - Bắc Ninh; thế kỷ XVIII với chùa Tây Phương - Hà Tây, chùa KimLiên - Hà Nội.

Bạn đang xem: Hoa Sen Trong Phật Giáo ) - Ý Nghĩa Của Hoa Sen Trong Phật Giáo Là Gì

Theo truyềnthuyết, chùa Một Cột hình thành từ giấc mộng của vua Lý Thái Tông. Vào một đêmxuân năm Kỷ Sửu (1049), vua nằm mộng thấy Phật Quan Âm ngồi trên đài sen, dẫnvua lên đài. Khi tỉnh dậy, vua kể lại với triều thần, có người cho là điềm xấu,nhưng Thiền sư Thiền Tuệ thì khuyên vua nên xây chùa, dựng cột đá giữa hồ, xâyđài hoa sen có tượng Phật Quan Âm ở trên, đúng như hình ảnh đã thấy trong mộng.Các nhà sư chạy đàn, tụng kinh cầu thọ và đặt tên là chùa Diên Hựu (tức MộtCột). Chùa có hình dáng một hoa sen, nếu nhìn từ xa thì đúng là mộthoa sen lớn, mọc lên từ hồ nước, chiếc cột là cọng sen. Trong quan niệm dângian, hoa sen luôn mang ý nghĩa đẹp, tượng trưng cho những gì cao quý nhất trênđời. Nơi nào có hoa sen là nơi đó có Phật ngự trị. Nơi nào có dấu sen là nơi đócó dấu vết hiền nhân. Nơi nào có hồ sen thì nơi ấy phải là nơi thanh tịnh. Hoasen đã được người bình dân tôn quý, ví với những người có tâm hồn thanh cao,sống nơi bụi trần mà không bị danh lợi ô uế, ràng buộc, cám dỗ.

Hình tượnghoa sen ở tháp Cửu phẩm liên hoa, chùa Bút Tháp là một tổ hợpkết cấu gỗ dạng tháp quay chín tầng chồng lên nhau. Mỗi tầng có một đài senrộng chừng 2m, cao 50cm. Cả tháp cao 7 đến 8m. Phía ngoài tháp, các cánh senbằng gỗ sơn đỏ tạo thành tầng tầng lớp lớp so le nhau. Tầng một đến tầng chínbiểu hiện cho những nấc thang của sự tinh tiến trong đạo Phật.

Tháp quay Cửuphẩm liên hoa là một tổ hợp cao hơn giá trị đơn lẻ của một biểu tượng bông sen.Hay trong hệ thống các hàng lan can ở quanh thượng điện và quanh tháp BảoNghiêm cũng có những bức chạm cả hồ sen với cá, chim rất ngoạn mục.

Nếu ở thời Lývà thời Lê Trung Hưng, hình tượng hoa sen trong kiến trúc Phật giáo chỉ có tínhchất đơn lẻ trong từng chùa như chùa Một Cột hoặc một bộ phận kiến trúc nhưtháp quay ở chùa Bút Tháp thì đến thế kỷ XVIII, hoa sen đã trở thành phong cáchkiến trúc của cả một giai đoạn. Nó đánh dấu sự bừng nở của một phong cách nghệ thuật độc đáo, khởi đầu từ chùa Kim Liên vàđược kế tiếp ở chùa Tây Phương, một ở trên hồ, một là trên núi, vừa hòa nhậpvào thiên nhiên, vừa xác định vị trí, hình khối của mình trong không gian.

Kiến trúctrước đó thường chú trọng tuyến ngang, tức là các lớp nhà kéo dài trên một trụcchạy như hình con rồng. Đến giữa thế kỷ XVIII, năm 1792 với kiến trúc chùa KimLiên, đã xác lập một ý tưởng không kéo kiến trúc chạy dài, mà cô gọn thành mộtcụm hình tượng bông sen. Thực chất là kiểu kiến trúc đưa ba gác chuông gộp lạilàm một tạo thành kiến trúc chồng diêm hai tầng tám mái “trùng thiềmđiệp ốc”. Kiểu kiến trúc này đã có từ thế kỷ thứ XVII với kiểu kiếntrúc tháp chuông chùa Keo - Thái Bình.

Cũng với kiểukiến trúc chùa Kim Liên, chùa Tây Phương được xây dựng tinh xảo hơn. Chùa đượcxây dựng trên một ngọn núi hình lưỡi câu, gọi là “câu lậu sơn”. Đihơn 250 bậc đá là tới khu chùa chữ tam với ba tòa Thượng - Trung - Hạ, kết cấukèo chồng rường. Các đầu cột ở hai ngôi chùa này được chạm trổ hình bông hoasen thể hiện sự tài hoa, khéo léo của những người thợ xây dựng chùa.

2. Hoasen trong các sản phẩm trang trí - thờ tự

a. Ngóilợp - gạch lót sàn, thông gió

Điều dễ dàng nhận thấy ở đây là hoa sen đã quá đỗigần gũi với nhà chùa. Trên mái lợp chùa cũng có hoa sen, dưới gạch lót nền cũngcó những họa tiết hoa sen, những phù điêu trên vách cũng có hoa sen, những chạmtrổ trên cửa cũng có hoa sen, thậm chí thông gió cũng hình hoa sen…

Xem thêm: đề thi học sinh giỏi văn 7 cấp huyện violet

Rõ ràng,ngoài tính biểu tượng cho những gì thuộc về triết lý cao siêu của Phật giáo,nhân sinh, ngoài những gì thuộc về tính “bác học”, hoa sen còn in đậm dấu ấncủa mình trong tâm khảm của những nghệ nhân, những người thiết kế, những ngườitạo mẫu các sản phẩm công nghiệp xây dựng. Ở đó, những đường nét của hoa sencũng sống động, cũng hài hòa, thanh thoát.

Hoa sen đã đivào cuộc đời như vậy, nhẹ nhàng mà sâu lắng.

b. Tranhtượng, phù điêu

Tùy vào cảm nhận thẩm mỹ khác nhau của mỗi dântộc, mỗi quốc gia mà cách thể hiện hoa sen có phần khác nhau. Trên tranh tượngvà phù điêu nói chung và trong Phật giáo nói riêng, những họa tiết của hoa senmột lần nữa thể hiện sự phong phú và đa dạng.

Ở đây, ngườiviết cho rằng những kiểu thức khác nhau trong cách thể hiện hoa sen có thể phânlàm ba phong cách căn bản, đó là Ấn Độ, Tây Tạng và Trung Quốc.

Với phongcách Ấn Độ, chúng ta dễ nhận thấy sự ảnh hưởng của nó trong tranh tượng - phùđiêu của các nước như: Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam (Nam tông - Khơme).Phong cách Tây Tạng đó là hoa sen với màu sắc sặc sỡ (chủ yếu là cácmàu nóng), chỉ ảnh hưởng chủ yếu đến các nước Phật giáo Tây Mật. Có lẽ, TâyTạng biệt lập với bên ngoài và thời tiết lạnh lẽo nên đã hình thành một phongcách rất riêng, không thể trộn lẫn. Đối với phong cách Trung Quốc, và cũng làViệt Nam(Bắc tông), người ta nhận thấy ở đây sự đơn giản trong cách thể hiện,không có nhiều những yếu tố cách điệu chồng chất lên nhau như Ấn Độ và cũngkhông quá nhiều màu sắc như Tây Tạng.

c. Cácsản phẩm thờ tự

Xem thêm: đốt cháy hoàn toàn 50ml hỗn hợp khí x gồm trimetylamin

Thể hiện những nét nghĩa về sự thanh khiết, hoasen đã có mặt trong hầu hết các sản phẩm thờ cúng. Người ta bắt gặp ở đây rấtnhiều kiểu dáng từ chân đèn, lư hương, bình hoa, tách trà, đĩa bày trái cây,hộp đựng trầm… được thiết kế theo những kiểu thức hoa sen.

Trong Phật giáo, các sản phẩm thờ cúng này hầu nhưđều có hình dáng của hoa sen, hoặc ít ra thì hoa sen cũng được vẽ hay chạm trổở trên nó, vừa tạo nên yếu tố thẩm mỹ, vừa mang ý nghĩa thanh sạch.

Cũng liênquan đến vấn đề thờ cúng này, hình tượng hoa sen còn được dùng để làm cáichum/hũ đựng cốt của người chết, thể hiện một niềm tin được tái sinh vào cõi anlành (Cực lạc) hay một kiếp sống không còn khổ đau trần thế.