Những Vụ Giết Chóc Động Vật : Có Gì Đáng Khoe? Giết Động Vật: Có Gì Đáng Khoe

TTO - Liên tiếp những hành vi giết hại động vật hoang dã được đăng lên mạng. Những hình ảnh giết chóc ghê rợn liên tục lan truyền kiểu này thật sự là một điều bất ổn.


*

"Giết" và "ăn"

Ngày 25-11, cộng đồng mạng xôn xao về hình ảnh và clip ghi lại cảnh một số người giết hại và ăn óc tươi động vật hoang dã nghi là khỉ hoặc voọc. Cùng ngày, có người khoe hình ảnh đôi chim bị giết chết, lông bị vặt gần hết (nghi là chim cao cát hoặc chim hồng hoàng). Ngày 1-12, trên mạng lại chia sẻ hình ảnh nghi là khỉ hoặc voọc bị giết, cháy sém, chuẩn bị xẻ thịt.

Bạn đang xem: Những Vụ Giết Chóc Động Vật : Có Gì Đáng Khoe? Giết Động Vật: Có Gì Đáng Khoe

Do đâu người ta mạnh tay sát hại động vật và "hãnh diện" khoe hành vi này? Động vật phải ăn để duy trì sự sống. Với con người, ăn không phải để no mà còn là một hành vi văn hóa. Đó là văn hóa ẩm thực. Giờ, bất cứ con gì cũng có thể biến thành đặc sản, từ thú rừng, chim chóc, thú nuôi trong nhà cho tới côn trùng các loại… Có những loài cực độc, những món đầy mầm bệnh... nhưng nhiều người cũng không ngán ngại.

Ăn món độc, ăn tươi sống, lại thích khoe. Dù con vật bị giết là con gì, việc này cũng đáng lên án. Khoe ảnh giết chóc thú lạ, người khoe có thể được ngàn người like (thích), trăm người trầm trồ hâm mộ nhưng không ít người lớn, trẻ em ghê sợ những hình ảnh phản cảm này. Sau câu chuyện ngàn like ghê rợn, có thể có thêm hình ảnh khác được tung lên như một cách thể hiện sự "giết" và "ăn" khác thường, khác người.

Đôi khi việc khoe khoang sẽ thành tai họa nếu con vật kia là vật quý hiếm. Lằn ranh của sự nông nổi, khoe mẽ, thiếu hiểu biết và hành vi vi phạm pháp luật vô cùng mong manh.

CHUNG THANH HUY(Q.7, TP.HCM)

Nhát dao lạnhnhắm đến cộng đồng

Quê tôi ở miền núi, nhà nào cũng nuôi vài con chó. Khác với những chú chó ở thành thị, chó ở đây nuôi để giết thịt. Chuyện bao đời đã vậy, cứ có tiệc tùng, sum họp lại giết vật nuôi trong nhà.

Mấy hôm trên mạng xôn xao hình ảnh giết thú, một bạn trẻ "hưởng ứng" bằng cách hồn nhiên lên mạng khoe hình ảnh ngày vui của đại gia đình, mọi người mổ heo, chuẩn bị bữa cơm. Cạnh đó là chú chó bị trói đang nằm chờ lên thớt. Xung quanh là dao, thớt, sả… Mọi hình ảnh đều cho thấy con người quá lạnh lùng trước ánh mắt van lơn của con vật. Chuyện này, có lẽ, không lạ bởi nhiều người vẫn nghĩ vật nuôi thì sẽ giết để ăn. Có khác và đáng sợ hơn xưa ở chỗ là cách bạn kia đưa hình ảnh lên mạng như một cách "theo trào lưu". Từ vật nhà nuôi đến vật rừng, rồi cả vật quý hiếm. Người ta săn tận thu mọi thứ từ con vật, giờ lại thêm kiểu săn hình ảnh để khoe.

Phát tán hình ảnh giết động vật hoang dã, vật nuôi thân thiết để ăn thật sự là nhát dao lạnh sống lưng đang nhắm đến cộng đồng mạng. Có những câu chuyện, hình ảnh thật sự khiến xã hội rùng mình ghê sợ lại là điều bình thường, thậm chí là thú vui với một số người. Nếu không thể góp ý, ngăn chặn chuyện giết chóc, cũng không nên tiếp tay lan truyền những hình ảnh ghê rợn đến cộng đồng. Ở đó, mọi người (nhất là trẻ em) cần nhiều hơn những câu chuyện nhân văn, chia sẻ đầy tình người, đầy yêu thương.

Xem thêm: số mặt phẳng đối xứng của khối tứ diện đều

KỲ DUYÊN

Con dao hai lưỡi

Những hình ảnh động vật rừng bị giết được đăng lên mạng, bên cạnh những bình luận trầm trồ cũng có không ít ý kiến trái chiều. Động vật rừng là tài nguyên, cần bảo tồn là cần thiết để phát triển thêm nhiều giống loài, phát triển du lịch. Về mặt xã hội, hành vi giết động vật thể hiện ý thức kém của con người.

Giết động vật và khoe hình ảnh như con dao hai lưỡi. Người đăng có thể thỏa mãn sở thích sống ảo. Nếu con vật nằm trong danh sách cần bảo vệ, họ đã vô tình tự công khai hành vi vi phạm pháp luật của chính mình. Đăng tải hình ảnh lên mạng là quyền cá nhân của mỗi người nhưng cần chọn lọc hình ảnh để thể hiện văn minh.

Xét về mặt pháp lý, căn cứ theo khoản 2, điều 12 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 về việc "săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép" là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể sẽ bị xử lý hành chính theo điều 21 nghị định 157/2013/NĐ-CP hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 234, điều 244 của Bộ luật hình sự năm 2015.

Những hành vi giết động vật hoang dã rồi khoe lên mạng như thách thức dư luận cũng như cơ quan quản lý nhà nước. Không ít vụ động vật hoang dã trở thành mồi nhậu, đến khi cần xác minh xử lý thì không tang chứng vật chứng. Đây là lỗ hổng trong quy định xử lý vi phạm, cần bổ sung. Những hành vi này cần sự lên án mạnh mẽ từ dư luận xã hội.

Luật sư NGUYỄN HOÀNG HẢI

Xem thêm: đề thi học kì 1 lớp 3 môn tiếng anh


Hình ảnh của sự thô bạo

Ngày 29-11, báo chí thông tin nhóm người Việt bị bắt ở Nam Phi trong vụ bắn 40 con sư tử và hổ. Thêm một hình ảnh xấu xí về một số người Việt khi họ đi nước ngoài. Câu chuyện này cũng có nguồn cơn từ chuyện "giết" và "ăn" kiểu tận diệt hoặc kiểu kiếm lợi từ việc thích ăn uống những món "hơn đời" của người khác.

Xây dựng hình ảnh sống văn hóa, tôn trọng pháp luật cần thời gian dài. Nhưng chỉ cần vài hành động phản cảm của số ít người khiến hình ảnh người Việt thành xấu xí, thô bạo hơn. Mong đừng có thêm những chuyện làm khó người khác và chính mình bằng những hành vi đáng sợ.