Duyên Trong Phật Giáo - Hai Chữ “Tùy Duyên” Trong Phật Giáo

Chữ “duyên” trong tình yêu là như thế nào? Và làm sao để có được một tình yêu đẹp, lâu bền? Làm sao để kết duyên được với người bạn mang lại hạnh phúc mình?


*

Tình yêu là một phần tất yếu của cuộc sống. Nếu người xuất gia lấy tình thương tất cả chúng sinh làm tình yêu của mình; thì người tại gia hướng đến tình yêu đôi lứa hạnh phúc trăm năm.

Bạn đang xem: Duyên Trong Phật Giáo - Hai Chữ “Tùy Duyên” Trong Phật Giáo

Người thế gian, ai cũng mong muốn có mối tình đẹp và bền lâu. Tuy nhiên, không phải lúc nào tình yêu cũng được như ý; tình yêu của thế gian luôn bao gồm hạnh phúc và khổ đau. Vậy chữ “duyên” trong tình yêu là như thế nào? Và làm sao để có được một tình yêu đẹp, lâu bền? Làm sao để kết duyên được với người bạn mang lại hạnh phúc mình? Kính mời quý Phật tử, các bạn trẻ cùng tìm hiểu những lời khuyên quan trọng để xây dựng một tình yêu đẹp theo quan điểm nhà Phật sau đây.


Chữ “Duyên” trong tình yêu

Trong cuộc sống, mỗi người đều có những mối lương duyên khác nhau. Có người gặp được những người bạn tâm đầu ý hợp nhưng không đủ duyên thành đôi; có những cặp đôi rất yêu thương và trân quý nhau nhưng lại không nên duyên vợ chồng. Cũng có những cặp đôi ban đầu thì rất ghét nhau nhưng lại trở thành vợ chồng của nhau. Về vấn đề này, Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Đúng là trong đạo Phật chúng ta nói đến chữ “duyên” rất nhiều. Nhân duyên và vạn Pháp đều do nhân duyên mà thành tựu, mà cũng do nhân duyên mà tan hoại; các Pháp là Pháp nhân duyên. Ở trên đời chúng ta gặp nhau cũng là nhân duyên. Phải có nhân, có duyên mới gặp được nhau. Rồi trở thành người yêu của nhau cũng phải có nhân duyên. Rồi thành vợ, thành chồng với nhau cũng đều phải có nhân duyên các con ạ! Không phải vô duyên vô cớ. Ở thế gian này, không có cái gì là vô duyên vô cớ cả. Những cái chúng ta gọi là ngẫu nhiên, tình cờ các con ạ, cũng có nguyên nhân”. Từ lời Sư Phụ giảng chúng ta hiểu rằng tất cả những gì đến với chúng ta đều có nhân duyên của nó. Quen được người bạn tốt, hay bạn chưa tốt cũng bởi nhân duyên mà thành.

*

Chữ "duyên" gắn kết tạo nên một tình yêu bền vững lãng mạn

Làm sao để tạo được nhân duyên tốt trong tình yêu

Sư Phụ cũng dạy: “Quả thật, để cho một cái duyên thành tựu, hội tụ một cái duyên thành tựu, không phải đơn giản. Các con muốn thành tựu được việc gì, các con phải có phúc báu trong việc đó. Chính cái phúc báu ấy tạo điều kiện cho các con đạt được, thành tựu sự việc đó. Còn nếu phúc báu thiếu; con biết, con nhận thức được mà con cũng không làm được đâu. Mình biết rõ là hay, mà không thể nào mình làm được; biết rõ đây là cơ hội tốt mà mình không làm được. Đấy là vì mình thiếu phúc báu”.

*
Nếu có phúc trong chuyện vợ chồng thì nhân duyên sẽ đưa ta đến với người tâm đầu ý hợp, có một tình yêu bền vữngTừ lời Sư Phụ giảng chúng ta hiểu rằng, phúc báu là nhân tố quyết định những mối quan hệ của chúng ta. Nếu có phúc trong chuyện vợ chồng thì nhân duyên sẽ đưa đẩy chúng ta đến với những người tốt đẹp, tạo dựng mối quan hệ thiện lành, tâm đầu ý hợp. Ngược lại không có phúc báu thì nhân duyên đưa đẩy chúng ta khó có thể kết duyên với người bạn đời tốt.

*
Nếu thiếu phúc báu thì chúng ta khó có thể có được nhân duyên tốt trong tình yêuĐể tích lũy phúc báu, Sư Phụ cũng dạy: “Tất cả các con đều phải tu dưỡng và sửa tâm mình. Sửa tâm, chuyển hóa tâm mình từ trong ý nghĩ. Từ những ý nghĩa bất thiện, các con chuyển thành những ý nghĩ thiện lành, tốt đẹp, các con mới có phúc báu; và phúc báu ấy nó tự nhiên sẽ sắp cho các con những cơ hội, những duyên tốt và các con đạt được những cơ hội đó”. Từ lời giảng trên Sư Phụ, chúng ta biết rằng muốn có phúc báu thì mỗi người cần phải tu sửa tâm mình. Chuyển hóa từ tâm bất thiện thành nguồn tâm thiện thì chúng ta sẽ được tăng trưởng phúc lành.

2 điều cần nhớ để có mối quan hệ bền vững

Mỗi chúng ta ai cũng mong muốn có các mối quan hệ tình cảm tốt đẹp bền vững. Nhưng đôi khi những mối quan hệ của chúng ta kết giao được một thời gian thì bắt đầu mất cảm xúc, nhạt dần. Có thể vì không hợp nhau lý tưởng, quan điểm và cách sống mà dẫn đến tình cảm bị rạn nứt. Về vấn đề này Sư Phụ chia sẻ: "Đầu tiên, chính chúng ta phải tự rèn luyện mình trở thành một người có phẩm chất tốt; sống có lý tưởng, nhân cách tốt, có hoài bão thì sẽ thu hút những người cũng có lý tưởng, hoài bão như thế, hoặc tương đồng đến làm bạn với mình. Và kinh nghiệm của bản thân Sư Phụ đúng là như vậy: Mình sống như thế nào, mình sẽ có những người bạn như thế. Cho nên muốn có bạn tri kỷ thì mình phải sống tri kỷ, mình sống phải có lý tưởng.

Xem thêm: Khuyến mãi nhà cái Bj88 và những điều bạn nên biết

*

Sư Phụ căn dặn các cặp đôi cần phải trân trọng chữ "duyên" của mình dựa trên nền tảng vợ và chồng phải kính trọng nhau

Thứ hai nữa, xét lại về hạnh nghiệp quá khứ, có thể trong tiền kiếp nếu cũng từng sống phụ bạc với bạn, không nghĩa tình; chúng ta cũng lợi dụng bạn, chúng ta ngắn ngủi, chỉ là bạn qua đường thôi, không bao giờ chúng ta có một tâm tốt trong kiếp quá khứ; thì đến bây giờ, kiếp này, chúng ta cũng có thể phải trả một cái quả là không có những người bạn tốt, không có những người bạn lâu dài. Thế thì cái này mình cũng phải biết sám hối, và chính mình phải sửa những khuyết điểm của mình, mình tự kiểm xem mình như thế nào; thì mình mới có thể có những người bạn tốt, lâu dài với mình được”.

*

Tân lang, tân nương rất xúc động khi được nghe Sư Phụ chỉ dạy về chữ "duyên" trong tình yêu

Trên đây là những lời dạy của Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh để chúng ta kết giao được với những người bạn tốt nói chung cũng như kết duyên được với người bạn đời phù hợp với mình. Mong rằng, từ những lời dạy trên Sư Phụ, nhiều người sẽ biết cách tự xây dựng, tìm kiếm cho mình người bạn đời tri kỷ trăm năm.

Hạnh Duyên

Các bài bạn nên xem: 

Duyên âm có thật hay không?

Xem thêm: xây dựng và phát triển nền văn hoá việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Lễ hằng thuận – “đám cưới ở chùa” – nơi kết duyên với Phật Pháp

Thoát “ế” nhờ đi chùa cầu duyên – vấn đáp Phật Pháp

Phụ nữ yêu người kém tuổi, là thuận duyên hay nghịch duyên? Có nên duy trì mối quan hệ?