ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG PDF

  -  

Đường xưa mây trắng PDF (Theo gót chân Bụt)- Thích Nhất Hạnh nói về chuyện đời đức Phật Thích Ca qua con mắt của chú bé chăn trâu Svasti, sau xuất gia, trở thành một vị đệ tử của Phật. Đó là chú bé cúng dường cỏ bồ đề cho sa môn Tất Đạt Đa tĩnh tọa suốt 49 ngày trước khi thành đạo.

Bạn đang xem: đường xưa mây trắng pdf


Thông tin sách

Thể loại: Tôn giáo- Tâm linh- Kỳ bý

 Tác giả : Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Link tải ebook PDF/ Mobi/ Epub ở cuối bài viết

Giới thiệu sách

Với văn phong nhẹ nhàng giản dị, với lối kể chuyện sinh động lôi cuốn, tác giả đã đưa chúng ta trở về tắm mình trong dòng sông cách đây gần 2.600 năm, để được hiểu và gần gũi với một bậc giác ngộ mà cuộc đời của Ngài tỏa rạng nếp sống đầy tuệ giác và từ bi. Đọc Đường Xưa Mây Trắng cho chúng ta cảm tưởng như đang đọc một thiên tình sử, nhẹ nhàng, gần gũi mà sâu lắng.


Sách Đường Xưa Mây Trắng đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng, được tái bản nhiều lần ở các nước và được xếp vào hàng những quyển sách hay nhất của thế kỷ 20.

Tác phẩm là một thiên anh hùng ca tỏ bày lòng ngưỡng mộ chân thành trước một lối sống gương mẫu đầy những hành vi và mục đích cao cả, thu hút bạn đọc bởi nhân cách vĩ đại của Buddha qua cái nhìn và ngòi bút của Thầy Thích Nhất Hạnh.

Đường xưa mây trắng PDF đã bán được hơn 1 triệu bản tại bắc Mỹ và được dịch ra hơn 20 thứ tiếng; trong đó có tiếng Hindu. Chính vì thế mà nhà tỉ phú Ấn Độ Bhupendra Kuman Modi sau khi đọc Đường Xưa Mây Trắng đã nói với phóng viên tờ Hollywood Reporter: “Tôi tìm được Đường Xưa Mây Trắng từ hai năm nay, cuốn sách đã thay đổi đời tôi và nay đến lượt tôi phải chia sẻ hạnh phúc ấy với thế giới “.

Ông đã quyết định tài trợ 120 triệu USD để các nhà làm sản xuất dựa theo Đường Xưa Mây Trắng dựng thành phim.

Tỉ phú Bhupendra Kuman Modi hy vọng bộ phim có thể được chọn chiếu ở Liên hoan phim Cannes 2008.

Lời tác giả

Về giáo lý và tư tưởng, những kinh điển được trích dẫn trong sách này hầu hết đều là những kinh điển thuộc văn hệ Nikaya (tạng Pali) và văn hệ A hàm (tạng Hán). Tác giả đã có chủ ý không sử dụng nhiều các kinh Đại Thừa, với mục đích chứng minh rằng những tư tưởng lớn của các kinh Đại Thừa đều đã có mặt đầy đủ trong các kinh Nikaya và A hàm, và chỉ cần đọc các kinh này với một thái độ cởi mở là có thể nhận ra được các tư tưởng lớn kia trong ấy. Kinh điển nào cũng là kinh điển của đạo Bụt, dù là kinh Bắc tông hay Nam tông.

Xem thêm: Chứng Nhân Chứng Giê-Hô-Va, Jehovah'S Witnesses—Official Website: Jw

Kinh điển Đại Thừa cho ta một cái nhìn phóng khoáng hơn về giáo lý căn bản của đạo Bụt, có thể giúp ta phòng ngừa sự co rút lại của giáo lý và của những phương pháp hành trì giáo lý. Giáo lý Đại Thừa giúp ta khám phá được chiều sâu của các nền văn học Nikaya và A hàm, giống như ánh sáng chiếu vào đối tượng quán sát của kính hiển vi, một đối tượng quán sát đã hơi biến hình và méo mó vì những thủ thuật cất giữ nhân tạo. Cố nhiên là các kinh điển Nikaya và A hàm gần với đạo Bụt nguyên thỉ hơn, nhưng các kinh điển này đã bị sửa chữa và biến hình ít nhiều vì cách hiểu và cách hành trì của những truyền thống đã có công truyền thừa và cất giữ những kinh điển ấy.

Các thế hệ học giả và hành giả tương lai cần căn cứ trên kinh điển của cả hai truyền thống Bắc tông và Nam tông để có thể khôi phục lại tinh thần nguyên thỉ của đạo Bụt. Chúng ta phải sử dụng tất cả các kinh điển của cả hai truyền thống.

Tác giả đã cố ý không nhắc tới những phép thần thông mà kinh sách thường hay sử dụng để tô điểm cho cuộc đời của Bụt, những phép thần thông mà chính Bụt đã khuyên môn đệ không nên để thì giờ và tâm lực vào việc luyện tập và sử dụng. Tác giả lại không ngần ngại nói tới những khó khăn mà Bụt thường gặp phải trong đời sống hàng ngày, ngoài xã hội cũng như trong giới môn đệ của chính người.

Nếu trong Đường xưa mây trắng PDF Bụt được hiện ra như một con người khá gần gũi với chúng ta, một phần đó là cũng do các nguyên cơ đã kể. Tên người và tên xứ bằng tiếng Pali được sử dụng trong sách này bởi vì tiếng Pali dễ đọc hơn. Cuối sách có bản đối chiếu những tên người và tên xứ bằng tiếng Pali, Phạn và Hán Việt để bạn đọc tham khảo.

Nội dung/ Mục lục- Đường xưa mây trắng PDF

Chương 01: Đi để mà điChương 02: Nghệ thuật chăn trâuChương 03: Mớ cỏ KusaChương 04: Chim thiên nga trúng tênChương 05: Bát sữa cứu mạngChương 06: Bóng mát cây hồng táoChương 07: Giải thưởng voi trắngChương 08: Chuỗi ngọcChương 09: Con đường tâm linh và con đường xã hộiChương 10: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tàiChương 11: Tiếng sáo canh khuyaChương 12: Con Ngựa KanthakaChương 13: Đạo tràng đầu tiênChương 14: Vượt Sông HằngChương 15: Khổ hạnh lâmChương 16: Thì ra Lệnh Bà giả ngủChương 17: Chiếc lá PippalaChương 18: Sao mai đã mọcChương 19: Trái quýt của chánh niệmChương 20: Nai ngọcChương 21: Hồ senChương 22: Chuyển Pháp Luân KinhChương 23: Những giọt nước cam lồChương 24: Hãy đi như những con người tự doChương 25: Đỉnh cao của nghệ thuậtChương 26: Nước cũng đi lên như lửaChương 27: Vạn pháp đang bốc cháyChương 28: Rừng kèChương 29: Muôn vật từ duyên sinh lại từ duyên mà diệtChương 30: V enuvanaChương 31: Sang xuân ta sẽ trở vềChương 32: Ngón tay chỉ mặt trăngChương 33: Cái đẹp không tàn hạiChương 34: Mùa xuân đoàn tụChương 35: Ra nhìn tia nắng sớmChương 36: Bông sen duyên kiếpChương 37: Một niềm tin mớiChương 38: Ôi! hạnh phúc!Chương 39: Ba lần thức dậy trời vẫn chưa sángChương 40: Bao nhiêu tấc đất bấy nhiêu tấc vàngChương 41: Thương – Mầm mống của đau khổChương 42: Không hiểu biết thì không thể thương yêuChương 43: Máu ai cũng đỏ, nước mắt ai cũng mặnChương 44: Tứ đại tan rã rồi tứ đại lại kết hợpChương 45: Cánh cửa phương tiệnChương 46: Nắm lá SimapaChương 47: Cứ theo chánh pháp mà hành trìChương 48: Rơm phủ lên bùnChương 49: Con hãy học hạnh của đấtChương 50: Một vóc cám rangChương 51: Kho tàng của cái thấyChương 52: Phước điền yChương 53: An trú trong hiện tạiChương 54: Thanh thản trước cuộc thịnh suyChương 55: Ánh mai vừa tỏ rạngChương 56: Trùng sinh ân nặngChương 57: Chiếc bè đưa ngườiChương 58: Con gái đắt giá hơn con traiChương 59: Nhảy cao mấy cũng rơi lại vào trong lướiChương 60: Ngày nào đầu tóc cũng ướtChương 61: Tiếng gầm của sư tử lớnChương 62: Đừng Vội Tin Cũng Đừng Vội Bài BácChương 63: Đường về biển cảChương 64: Vòng sinh tử không có bắt đầuChương 65: Không “có” cũng không “không”Chương 66: Bốn núi bao quanhChương 67: Nước biển chỉ có vị mặnChương 68: Ba cánh cửa nhiệm mầuChương 69: Chim cút và chim ưngChương 70: Bụt từ đâu tới và sẽ đi về đâu?Chương 71: Nghệ thuật lên dây đànChương 72: Chống đối im lặngChương 73: Những vắt cơm dấu trong mái tócChương 74: Tiếng rú của con voi chúaChương 75: Những giọt nước mắt sung sướng của SudattaChương 76: Hoa trái của ngày hôm nayChương 77: Sinh tử là hoa đốm giữa hư khôngChương 78: Hai ngàn chiếc áo vàng trên Núi ThứuChương 79: Nấm chiên đànChương 80: Hãy tinh tiến lên để đạt giải thoát!Chương 81: Đường xưa mây trắngPhụ lụcLời tác giả

Về tác giả

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn ở phương Tây và tích cực thúc đẩy hòa bình.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sinh năm 1926 tại Thừa Thiên – Huế với tên khai sinh là Nguyễn Xuân Bảo. Thầy xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi tại chùa Từ Hiếu. Thiền sư tốt nghiệp viện Phật học Bảo Quốc, tu học thiền theo trường phái Đại thừa của Phật giáo và chính thức trở thành nhà sư vào năm 23 tuổi. Ông vừa là thiền sư vừa là giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình.

Xem thêm: Quan Điểm Của Albert Einstein Và Phật Giáo, Albert Einstein Có Mối Liên Hệ Nào Với Đạo Phật

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã phối hợp kiến thức trên nhiều trường phái thiền khác nhau cùng với các phương pháp từ truyền thống Phật giáo Thượng tọa bộ, những nhận thức sâu sắc từ truyền thống Phật giáo Đại thừa, và một số phát kiến của ngành tâm lý học đương đại phương Tây để tạo thành cách tiếp cận mới đối với thiền.