‎ Đường Mây Qua Xứ Tuyết : Tây Tạng, ‎Đường Mây Qua Xứ Tuyết On Apple Books

“Đường mây qua xứ tuyết” là một trong những cuốn sách tâm linh bán chạy nhất, cuốn sách nói về Giáo Lý Tây Tạng, người đọc sẽ cảm nhận rõ nét hơn về khái niệm tự do, sự uyên thâm và tính nguyên thủy của Phật giáo Tây Tạng.

Tây Tạng được biết đến như một nơi huyền bí, bí ẩn, biệt lập với thế giới bên ngoài, nhờ thế nó duy trì được một nền văn minh cổ khác với những nền văn minh mà chúng ta được biết đến và có sức hấp dẫn mãnh liệt đối với thế giới. Những bí ẩn về Tây Tạng, về huyền học hay Phật giáo Mật Tông sẽ được Anagarika Govinda tiết lộ thông qua “Đường mây qua xứ tuyết”.

Bạn đang xem: ‎ Đường Mây Qua Xứ Tuyết : Tây Tạng, ‎Đường Mây Qua Xứ Tuyết On Apple Books


Mục Lục


Nội dung nổi bật của “Đường mây qua xứ tuyết”

Tác giả “Đường mây qua xứ tuyết”

“Đường mây qua xứ tuyết” được viết bởi tác giả, Lama Anagarika Govinda (1898 – 1985), tên thật là Ernst Lothar Hoffman. Ông là nhà nghiên cứu triết học, tu sĩ Phật giáo, họa sĩ và giáo sư Phật học người Đức.

Vào năm 1928–1930, ông đến Sri Lanka xuất gia với Đại đức Nyanatiloka Mahathera. Ông là một học giả uyên thâm về Pāli, với mười hai cuốn sách viết về Phật giáo Nam Tông. Ông còn là một thành viên trong Ban Quản trị Hội Phật giáo Thế giới.

Tác giả còn viết thêm nhiều sách biên khảo về Tây Tạng, đáng kể nhất là hai cuốn “The Psychological Attitude of Early Buddhist Philosophy” (Thái độ tâm lý trong triết học Phật giáo nguyên thủy) và “The Foundations of Tibetan Mysticism” (Nền tảng Mật giáo Tây Tạng).

Dịch giả cuốn “Đường mây qua xứ tuyết” là Nguyên Phong. Ông tên thật là Vũ Văn Du, sinh năm 1950 tại Hà Nội. Nguyên Phong rời Việt Nam du học ở Mỹ từ năm 1968 và tốt nghiệp cao học ở hai ngành Sinh vật học và Điện toán.

*
Tác giả Nguyên Phong – Đường mây qua xứ tuyết

Ngoài công việc chính là một kỹ sư cao cấp tại Boeing trong hơn 20 năm, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu trong vai trò nhà khoa học tại Đại học Carnegie Mellon và Đại học Seattle, Mỹ. Ông còn giảng dạy tại một số đại học quốc tế tại Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ về lĩnh vực công nghệ phần mềm.

Song song với vai trò một nhà khoa học, Nguyên Phong còn là dịch giả nổi tiếng của loạt sách về văn hóa và tâm linh phương Đông. Trong số đó, có thể kể đến các ấn phẩm: Hành Trình về phương Đông, Muôn kiếp nhân sinh, Ngọc sáng trong hoa sen, Bên rặng Tuyết sơn, Hoa sen trên tuyết, Hoa trôi trên sóng nước, Dấu chân trên cát, Trở về từ cõi sáng, Minh triết trong đời sống, Đường mây qua xứ tuyết…


Mua sản phẩm tại đây để ủng hộ tác giả và chúng mình nhé


*

*
Mua Ngay
*
Mua Ngay

Cuốn sách “Đường mây qua xứ tuyết

Dưới góc nhìn chân thực nhất, “Đường mây qua xứ tuyết” được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1966 là cuốn du ký, chia sẻ trải nghiệm của tác giả – một người phương Tây, nhưng lại theo con đường tâm linh của Á Đông. “Đường Mây Qua Xứ Tuyết” ghi lại những điều Anagarika Govinda chứng kiến trong thời gian du hành ở Tây Tạng từ khoảng thập niên 30 đến thập niên 50 của thế kỷ trước qua đó đời sống tín ngưỡng tâm linh của Tây Tạng hiện lên một cách sống động qua từng trang sách.

Các chương trong cuốn sách “Đường mây qua xứ tuyết”


Lời giới thiệu

Đôi lời với độc giả

Hoa sen trên tuyết

Kỳ duyên nơi xứ tuyết

Đường mây rộng mở

Khinh công

Chết và tái sinh

Thân và Tâm

Bên rặng tuyết sơn

Văn hóa Tây Tạng

Đường vào xứ tuyết

Cuộc du hành vào xứ Guge

Đường đến Poo

Xem thêm: Cách chơi xúc xắc tố online đổi thưởng chi tiết

Đoạn kết

Nội dung nổi bật của “Đường mây qua xứ tuyết”

*
Review sách: Đường mây qua xứ tuyết

Hoa sen trên tuyết

“Đường mây qua xứ tuyết” nói rằng, đối với người Tây Tạng, mây có nhiều ý nghĩa huyền bí, tượng trưng cho môi trường để sự sáng tạo có thể nảy nở, phát sinh, nó còn có nghĩa là đám mây Pháp (Dharma megha) mà từ đó chân lý được biểu lộ.

Vì thế “Đường mây qua xứ tuyết” được mở đầu bằng một linh ảnh, một câu chuyện của vị Lạt Ma có khả năng đem lại sự bình yên Tomo Geshe Rinpoche. Ngài đã chứng kiến cảnh đám mây ngũ sắc với bông sen trắng tinh khiết ở giữa (gọi là Tuyết Liên Hoa) trên ngọn đồi có ngôi chùa cổ.

Ngài đã truyền bá những tư tưởng chân chính, cao thượng của bộ kinh Bát Nhã Ba La Mật và khuyến khích việc tu học cho những ai muốn cất bước tìm đường ra khỏi vòng sinh tử luân hồi.

Kỳ duyên nơi xứ Tuyết

Trong phần này của “Đường mây qua xứ tuyết”, Anagarika Govinda và những ngày đầu ở Tây Tạng và tiếp xúc với các vị tu sĩ Tây Tạng khiến ông học hỏi và ngộ ra rất nhiều điều. Vị sư già lao công Kachenia dạy cho ông tiếng Tây Tạng, các lời cầu nguyện, thần chú, các nghi thức Phật giáo Tây Tạng.

Cuộc gặp đặc biệt nhất là với vị Lạt Ma Tomo Geshe Rinpoche, vị Lạt Ma đã đưa ra lối sống tu thiền và nhận định rằng: “thiền định là một lối sống chứ không phải là một phương pháp để thực hành trong những lúc rảnh rỗi, những khi không có việc gì để làm. Đây là một điểm hết sức quan trọng của Đại Thừa vị Thiền chính là sống, sống đúng, sống thật với ý nghĩa của sự sống.”

Để đạt được điều này, người tu thiền phải loại bỏ tất cả mọi vọng dục, phải loại bỏ mọi vọng niệm dù là nhỏ nhất “ngay chính sự mong cầu một điều gì dù là sự bình an, niềm lạc phúc cũng đã là một vọng niệm rồi.” để đạt đến trạng thái Vô Ngã.

Đường mây rộng mở

*
Review sách: Đường mây qua xứ tuyết

“Đường mây qua xứ tuyết” tiếp tục với câu chuyện sau khi từ Tây Tạng trở về Tích Lan. Tây Tạng đã thay đổi tác giả rất nhiều, ông có thể nhập định, quán tưởng những điều đã được chỉ dạy một cách dễ dàng.

Sự tự do là đón nhận sự sống với vòng tay mở rộng, là khả năng thay đổi theo hoàn cảnh chung quanh nhưng vẫn không mất đi lòng tin vững chắc nơi mình.

Sự yên lặng loại bỏ những chi phối của ngoại cảnh và tạo ra một khoảng trống mà tư tưởng có thể tập trung. Khi tinh thần lúc nào cũng tập trung, bất cứ một tư tưởng nào nảy sinh cũng đều được khuếch đại lên, và tới một sự tập luyện cẩn thận người ta có thể làm được nhiều điều phi thường.

Khinh công

Tác giả nhận định trong “Đường mây qua xứ tuyết” khinh công chính là “phải diệt ngã và khi bản ngã không còn, con người sẽ trở nên một luồng vận hà những sức mạnh lạ lùng.” Sau khi thành công, các tu sĩ còn phải làm nhiều việc khác như nhập thế phổ độ chúng sinh hay đi chữa bệnh tùy theo tâm nguyện của họ.

Anagarika Govinda tiếp tục cuộc hành trình của mình, qua rặng tuyết sơn, qua câu chuyện với sư trưởng Lachen, ông đã nghiệm ra rằng phải mở mang trí tuệ, ý thức thực sự được tính chất vô ngã của mình thì người tu mới có thể tiến bộ trên con đường đạo.

Chết và tái sinh

Sau cái chết của Lạt Ma Tomo Geshe Rinpoche, “Đường mây qua xứ tuyết” cho ta thấy rằng cuộc đời là bể khổ, để thoát khỏi nó chính là tu tập thiền định, cho đến khi phát sinh Trí Huệ Bát Nhã. Người tu khi đó phải quay về thế gian để cứu đời, độ đời, quên mình, hy sinh, thực hành Bồ Tát Đạo, vô ngã, lợi tha.

Sợ chết là một trong những nỗi sợ của con người nhưng khi con người kiểm soát được bản thân cả tâm và thân thể, không bị chi phối bởi sự chết, đặt mình ra ngoài vòng luân hồi sinh tử, quay trở lại giúp đỡ chúng sinh, đó được gọi là Hóa Thân.

Sách hay nên đọc: Không diệt không sinh đừng sợ hãi – Ôm lấy trái tim đang run rẩy và an ủi tâm hồn đang sợ hãi

Tâm và Thân

Theo tư tưởng Phật giáo Tâm và Thân đều liên quan chặt chẽ với nhau, “Đường mây qua xứ tuyết” có chứng minh rằng con người có các giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) nhưng phải có thức căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân) thì mới có thể sử dụng được. Ý thức đóng vai trò kiểm soát và điều khiển các thức căn trên. Phật giáo còn phân biệt thêm một thức căn nữa đó là Tàng thức, là nơi lưu giữ tất cả kinh nghiệm cá nhân.

“Đường mây qua xứ tuyết” tiếp tục cuộc hành trình của tác giả khi ở Miến Điện, ở Tích Lan, những câu chuyện lạ lùng về sự chết và tái sinh. Từ đó tác giả nhận ra rằng cuộc đời hiện tại chỉ là một phần nhỏ của kiếp sống, tái sinh là để thực hiện một nghĩa vụ tâm linh cao cả nào đó, và chúng ta có khả năng phục hồi ký ức nhớ lại tiền kiếp của mình.

Bên rặng Tuyết Sơn

Trải qua các thời kỳ triều đại lịch sử, Tây Tạng là nơi lưu giữ những văn hóa tín ngưỡng tâm linh, và còn được lưu trữ rất nhiều tại các ngôi chùa bỏ hoang. “Đường mây qua xứ tuyết” tiếp tục hành trình của tác giả vào Tây Tạng, ông đã mang về được khá nhiều bộ kinh điển, tiếp xúc với hàng ngàn bức họa nghệ thuật, tranh ảnh huyền bí.

“Đường mây qua xứ tuyết” đã đề cập đến sự bí mật phái Mật Tông của Phật giáo, các giai đoạn tu hành, chân ngôn, lễ điểm đạo truyền pháp. Các truyền thống của Mật Tông được gìn giữ vô cùng cẩn thận nhưng sau chiến tranh giáo lý Mật tông đã được truyền dạy cẩu thả và sai lạc rất nhiều.

Văn hóa Tây Tạng

*
Review sách: Đường mây qua xứ tuyết

Govinda tiếp xúc với kịch nghệ Tây Tạng, kịch nghệ ở đây chịu ảnh hưởng của tôn giáo rất nhiều, vấn đề thiện, ác, thị phi, các động lực siêu nhiên lành cũng như dữ đều ở trong tâm chúng ta, sự chết là diệt bỏ bản ngã của mình, không còn phân biệt kẻ lành, người dữ mà thương xót và cứu độ tất cả đây là điểm quan trọng của Mật tông Tây Tạng.

“Đường mây qua xứ tuyết” có nhắc đến huyền thuật, đó là một thứ khoa học về những hiện tượng siêu nhiên. Huyền thuật là xấu hay tốt là do người sử dụng nó.

Đường vào xứ tuyết

“Đường mây qua xứ tuyết” với cuộc hành trình đi qua bình nguyên Kailash, khung cảnh hùng vĩ nơi đây, sự mầu nhiệm hấp dẫn lạ kỳ của Kailash đến nỗi ai đã đến đây là không muốn về nữa, người hành hương có thể ý thức suy ngẫm về sự chết, về vòng luân hồi, sự khổ đau và ý niệm về bản ngã. Sau đó là cuộc hành trình xuống bình nguyên Aksobhya chuyến đi này tượng trưng cho sự tái sinh trở lại thế gian.

Xem thêm: đề cương ôn tập toán 9 học kì 2 violet

Cuộc du hành vào xứ Guge

Cuộc hành trình vào xứ Guge đầy khó khăn và thách thức, tác giả cuối cùng đã đến thủ đô của Guge là Tsaparang. Ông du hành khắp xứ Guge, những ngôi chùa cổ với các bức họa lớn, ông sưu tầm họa lại những tác phẩm và tài liệu cất giữ nơi đây. Khi chứng kiến những tác phẩm đó, tác giả nghiệm được sự hòa nhập tâm thức mình vào tâm thức của những họa sư trong quá khứ, thấy mình đang tan biến vào một cái gì tĩnh lặng uyên nguyên.

Đường đến Poo

“Đường mây qua xứ tuyết” kết thúc với cuộc hành trình vào xứ Poo, tác giả gặp Lạt Ma Phiyang người đã dạy giáo lý khẩu truyền của phái Nyingmapa cho ông, nhờ thế Govinda ý thức và kinh nghiệm được sự toàn vẹn của truyền thống Mật tông. Tại Poo tác giả được chứng kiến các nghi thức của nghi lễ ban phép lành, và được tìm hiểu hiện tượng của các thế lực vô hình bị nhập hay nghi lễ trừ tà. Từ đó cho thấy rằng không thể phủ nhận những hiện tượng siêu hình một cách dễ dàng.

Lời kết

“Đường mây qua xứ tuyết” là cuộc hành trình “đạo” của tác giả, đề cao tư tưởng thiền định và diệt ngã, bàn về sự chết và tái sinh. Mở ra thế giới văn hóa tâm linh của Tây Tạng bí ẩn, mặc dù bị ảnh hưởng của những biến cố chính trị, quá khứ đau thương dưới ách nô lệ nhưng tinh thần và văn hóa Tây Tạng đã phát triển ra khắp nơi. Tác giả đã tiếp xúc với nhiều tu sĩ, thăm viếng nhiều ngôi chùa cổ hẻo lánh và ghi nhận những điều mắt thấy tai nghe vào cuốn du ký “Đường mây qua xứ tuyết”.