Diệt Nghiệp Chướng Chân Ngôn, Nghi Thức Trì Tụng Diệt Định Nghiệp Đà Ra Ni

​Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật _()_Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát _()_Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát _()_

Tôi đã nhận thấy trong cộng đồng một số đã từng phá thai trong quá khứ, và họ bị dày vò khổ sở cả đời mà không biết tại sao. Dù có làm lễ Cầu Siêu, nhưng nhiều lúc vong linh thai nhi không muốn tha thứ và đi đầu thai, vì vậy cũng nên cố gắng tu hành và sám hối cho bé thai nhi không còn oán hận mình nữa.

Bạn đang xem: Diệt Nghiệp Chướng Chân Ngôn, Nghi Thức Trì Tụng Diệt Định Nghiệp Đà Ra Ni

Nếu bạn biết người thân trong gia đình hoặc bạn bè đã từng phá thai, thì bạn có thể hướn dẫn họ làm những phương pháp để cho bé thai nhi không còn oán hận và hành hạ làm khổ họ nữa.

Có 3 cách hướng dẫn sau đây:

Cách 1:Ðọc hoặc tụng Kinh:Kinh Địa Tạng và Phật Thuyết Kinh Diệt Tội Trường Thọ và Thần Chú Bảo Hộ Hài Nhi.


*
*
*

Cách 2:Cách vái xin này là từ một cô bạn hướng dẫn vì ba cô ấy là thầy cúng.

Thứ nhất là ra chổ bán đồ mã (đồ dành cho người đã mất) mua một bộ đồ trắng cho nam, và một bộ cho nữ trong đó có nón giầy dép, quần áo luôn rồi. Và mua cái cặp đi học bằng giấy nữa. Về nhà ghi rõ họ tên tuổi của bé vào những đồ này.

Đem để trước bàn thờ ông địa thần tài. Nếu không có bàn thờ thì để trên bàn nào sạch sẽ cũng được, cúng thêm ít bánh kẹo và vái xin: “PHỤNG THỈNH ÔNG THỔ THẦN,THỔ ĐỊA CAI QUẢN TRONG NHÀ NÀY, trong khuôn đất này cho con tên họ tuổi…”

“Hôm nay ngày.. Âm lịch tháng…con xin ông cho phép con được gởi số quần áo bánh kẹo này cho hài nhi của con đã mất, tên tuổi… được nhận số quần áo và bánh kẹo này.”

Những gì cô ấy muốn nói thì cứ khấn vái.

Xong rồi đem đốt.

Trong lúc đốt nhớ vái thêm cầu xin ông thổ địa,

“ông Thổ thần giao cho hài nhi của con và biến hoá quần áo để mặc vừa vặn.”

Điều thứ hai là đi chùa có thờ mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát. Cúng hoa, trái cây hay bánh ngọt và cầu xin:

“NAM MÔ ĐẠI TỪ ĐẠI BI CỨU KHỔ,CỨU NẠN QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT… Con tên họ tuổi là… Hôm nay ngày tháng năm âm lịch… Con có lòng xin mẹ quan thế âm bồ tát cứu khổ cứu nạn giúp cho vong linh hài nhi đã mất của con tên ho tuổi… Được đi theo mẹ bề trên tu hành, không còn chịu khổ ở trần gian nữa.”

“Lúc trước con có làm sai là đã bỏ hài nhi trong bụng được mấy tháng nên con rất đau khổ và hối hận. Con cầu xin mẹ cứu khổ cứu nạn cho hài nhi nhỏ đừng có đi theo vương vấn con mà được đi theo mẹ bề trên tu hành để không chịu khổ ở trần gian nữa. Xin mẹ cho những lời cầu xin cầu nguyện của con được như ý. Nam Mô A Di Đà Phật. Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát.”

Cách 3:Cúng cho Vong Linh Thai Nhi hoặc ngạ quỷ ăn.

Ngạ quỷ có cổ họng mỏng hơn một cây tăm và không có thể dùng thức ăn thường được. Nếu trong quá khứ có cúng, họ không dám ăn vì họ biết ngay cả ăn một hạt gạo vô sẽ thành lửa hoặc bị đứt cổ họng và sẽ chết. Tất cả công đức trong quá khứ đều có rất vô ích.

Đây là cách giúp quý vị cúng cho các vong hai lần mỗi tháng, tức là ngày mùng 2 và 16 âm lịch.

Quý vị có thể tùy theo nhà rộng bé mà thắp bó nhang, tùy nhiều ít , trì tụng mấy thần chú Chân Ngôn của Phật ở dưới để đồ ăn không thành lửa và mở cổ họng của họ rộng ra cho họ được dùng miếng ăn. 

Quý vị nên chuẩn bị bát, đĩa, chén, muỗng và một ly nước, những vật dụng này là dành riêng cho họ dùng mỗi khi quý vị cúng hàng tháng, và làm một bát nhang nhỏ riêng để ngoài nhà, sau khi cúng xong, đừng đem vô nhà vì vong linh sẽ ở lại chỗ nào có bát nhang. Nếu đem vô nhà, họ có thể đi theo.

Đồ cúng cho vong linh : 

3 chén cháo trắng với 3 muỗng, một đĩa gạo, muối, hai thứ này quý vị dùng chung một đĩa nhỏ là được, gạo có thể ít hơn muối bởi vì sợ không có chim ăn, một đĩa bánh kẹo . 

Thắp một bó nhang, khấn: “Con tên họ tuổi là… hôm nay ngày tháng năm âm lịch… Con cúng Thí Thực cho hương linh.”

Rồi trì tụng mấy thần chú Chân Ngôn của Phật. Cắm 3 cây nhang trong bát nhang và cắm nhang còn lại xung quanh nhà bắt đầu từ phía trước căn nhà đến bàn Cúng.

Trước khi nhang tàn, trộn muối và gạo với nhau và tung muối gạo 5 hướng để mời các chư hương linh đi, mỗi hướng niệm Om Mani Pad Me Hung; Ðể an ủi cho hương linh được bớt đau khổ. Khấn tiếp theo: “Các hương linh sống khôn thác thiên. Nếu chưa đi đầu thai thì xin các chư hương linh phù hộ độ trì cho gia đình tôi (ví dụ: người thân hết bệnh), xin mời các chư hương linh đi.”

Nếu quý vị muốn nói thêm điều gì với họ thì cứ khấn vái tuỳ quý vị. 

Sau khi cúng xong hãy bỏ mọi thứ vào trong bao và vứt đi, bởi vì sau khi cúng âm khí sẽ còn vướng lại trong đồ cúng vì vậy chúng ta không nên năn. Vì nó có thể xâm nhập vào cơ thể với những ai sức khỏe yếu hoặc hợp với người âm sẽ bị tẫu hỏa nhập ma . 

DIỆT ĐỊNH NGHIỆP CHƠN NGÔN:Án bát ra mạt lân đà nãnh ta bà ha. (3 lần)

DIỆT NGHIỆP CHƯỚNG CHƠN NGÔN:Án a lổ lặc kế ta bà ha. (3 lần)

KHAI YẾT HẦU CHƠN NGÔN:Án bộ bộ đế rị, dà rị đa rị, đát đa nga đa da. (3 lần)

TAM MUỘI ĐA GIỚI CHƠN NGÔN:Án tam muội da tát đỏa phạm. (3 lần)

BIẾN THỰC CHƠN NGÔN:Nam mô tát phạ đát tha,Nga đa phạ lồ chỉ đếÁn tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (3 lần)

CAM LỒ THỦY CHƠN NGÔN:Nam mô tô rô bà da, đát tha nga đa da, đát diệt tha. Án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô, ta bà ha. (3 lần)

TAM QUY(đồng đứng dậy chắp tay niệm lớn)

Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm. (1 lạy).Tự quy y Pháp, đương nguyện chúng sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải. ( 1 lạy).Tự quy y Tăng, đương nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, nhất thiết vô ngại. (1 lạy).

HỒI HƯỚNG

Phúng kinh công đức thù thắng hạnhVô biên thắng phước giai hồi hướngPhổ nguyện pháp giới chư chúng sanhTốc vãng vô lượng quang Phật sátNguyện tiêu tam chướng trừ phiền nãoNguyện đắc trí huệ chơn minh liễuPhổ nguyện tội chướng tất tiêu trừThế thế thường hành Bồ tát đạoNguyện sanh Tây phương Tịnh Độ trungCửu Phẩm Liên hoa vi Phụ mẫuHoa khai kiến Phật ngộ vô sanhBất thối Bồ tát vi bạn lữNguyện dĩ thữ công đức,Phổ cập ư nhứt thiết,Ngã đẳng dữ chúng sanh,Giai cọng thành Phật đạo.Giải thích về các thần chú ở dưới từ trang này:

Diệt Định Nghiệp Chơn Ngôn.

Nghĩa là :

Lời Chân Ngôn Diệt Định Nghiệp Của Địa Tạng Bồ Tát.(Từ đây trở đi là diệt các tội nghiệp)

Án bát ra mạt lân đà nãnh ta bà ha.

Yếu giải

Khi tụng chú này, tâm quán tưởng tất cả chúng sanh thảy đều phá trừ định nghiệp từ vô thỉ. Nghiệp tuy có nhiều loại, nhưng ở đây chỉ nêu ra hai thứ : Định nghiệp và Bất định nghiệp.

1. Định nghiệp : Nghiệp đã gây tạo đời trước, thì đời nay phải trả. Định nghiệp này, sám hối thật khó tiêu trừ. Như phạm tội ngũ nghịch : giết cha, giết mẹ v.v…Tuy nhiên, có thể chuyển nghiệp nặng thành nghiệp nhẹ, hay chuyển tội nặng thành tội nhẹ. Nếu người chứng đạt chân lý, (thành đạt Phật quả) thì tội nghiệp kia ắt không còn. Trong Chứng Đạo Ca, Ngài Vĩnh Gia Huyền Giác có nói: ”Chứng thật tướng vô nhân pháp, sát na diệt khước A tỳ nghiệp …” Nghiệp không còn là do vì hành giả đã chứng được Thật tướng. Thật tướng là tướng ”không” của muôn pháp. Đến đây, không còn thấy có ngã và pháp nữa. Nhưng khi chưa chứng, thì tội nghiệp đã gây, tất nhiên, là quả phải trả. Tuy nhiên, sự trả nghiệp nặng nhẹ, còn tùy theo sức huân tu, làm lành lánh dữ, bố thí, tu tạo phước đức của mỗi người. (Đối với những người đã chứng đạo, thì việc trả quả đối với các Ngài không có gì phải sợ hãi. Vì tội tánh bản lai không, tuy trả nhưng không có gì phải trả, bởi ngũ uẩn giai không. Ngược lại, đối với phàm phu là phải trả quả trong đau khổ, vì còn nặng lòng chấp ngã, chấp pháp, thấy tất cả đều thật nên phải chịu hành hạ khổ sở)

Xem thêm: Bàn Thờ Thần Tài Nên Đặt Ở Đâu? Sắp Xếp Chuẩn Phong Thuỷ

2. Bất định nghiệp : Những nghiệp đã gây tạo từ trước hoặc nhẹ hoặc nặng không nhứt định, nên nay sám hối thì có thể dễ tiêu trừ.

Định hay bất định nghiệp đều do mê hoặc mà tạo ra. Nhưng mê hoặc vốn không có thực thể, mà nó lấy chơn như làm tánh. Thí như thực thể của đám mây là không, mà nó phải nương nơi bầu trời mà có. Mây thì có sanh có diệt, nhưng bầu trời vẫn yên lặng. Mây dụ cho nghiệp hoặc, bầu trời dụ cho tánh giác. Như vậy, mây thì có thể tan biến, nhưng bầu trời thì bất diệt. Nghiệp thì có hết, nhưng thể tánh vẫn như nhiên thường hằng. Nói rõ ra, vô minh và Phật tánh cả hai đều đồng có từ vô thỉ, nhưng vô minh thì vô thỉ mà hữu chung, còn Phật tánh thì vô thỉ vô chung. Thế thì, tâm, Phật và chúng sanh, đứng về mặt thể tánh mà nói, thì cả ba không sai khác. Đứng về mặt tướng hay mê tạo nghiệp thì có sai khác. Khi mê là chúng sanh, giác ngộ là Phật. Chính vì nghiệp hoặc không có thật tánh, nên khi gặp ánh sáng oai lực của thần chú hay nghe danh hiệu Phật, mà hồi tâm phản tỉnh, bừng sáng giác ngộ, thì vô minh nghiệp hoặc không còn, vì chúng là hư vọng không thật, giống như sương khói vậy. Tuy nhiên, tuy chúng là hư vọng không thật, nhưng khi còn mê, chúng ta theo vọng tạo thành ác nghiệp, tất nhiên, chúng ta phải cảm thọ quả báo khổ lụy nhiều đời.

Khi tụng chú, người tụng phải nhiếp tâm quán tưởng tâm mình như vầng trăng sáng chiếu soi chúng sanh trong nghiệp đạo, bao nhiêu tội lỗi đã gây, tất cả đều nương nhờ oai lực của Phật mà hết lòng cải hối, phát Bồ đề tâm, thì nghiệp hoặc sẽ được tiêu trừ.

Kế tiếp, là đọc thần chú :

Diệt Nghiệp Chướng Chơn Ngôn. (Chú này là của Đức Quán Thế Âm Bồ tát).

Án a lỗ lặc kế ta bà ha (3 lần).

Yếu giải

(Xin chú ý : từ đây trở đi, những chữ in nghiêng như dưới đây là chúng tôi trích nguyên văn lời dặn ở trong quyển Nhị Khóa Hiệp Giải, viết tắt là NKHG)

Khi đọc chú này, tâm phải quán tưởng : tất cả chúng sanh có bao nhiêu nghiệp chướng thảy đều tiêu diệt.

Như trên đã nói nghiệp có hai : Định nghiệp và Bất định nghiệp. Chú trước là để phá cái định nghiệp thuộc về lý. Còn chú này là để phá cái Bất định nghiệp thuộc về sự. Sự và lý viên dung vô ngại, đó mới thật là chân sám hối. Khi tụng chú này, người tụng cũng phải nhiếp tâm như nói ở trên. Có thế, thì mình và chúng sanh mới được lợi ích.

Tiếp theo là đọc thần chú :

Khai yết Hầu Chơn Ngôn.

Án bộ bộ đế rị già rị đa rị đác đa nga đa da. (3 lần)

Yếu giải

Nên nhớ khi đọc tụng chú này phải quán tưởng những ngạ quỷ cuống họng bằng mũi kim, tất cả mở rộng ra, lửa nghiệp thôi cháy mà được thanh lương khoái lạc.

Yết hầu là chủ về ngòi rãnh (cửa vàm) để cho việc uống ăn chảy thông vào. Nhưng loài ngạ quỉ cái yết hầu của chúng nhỏ như mũi kim, nuốt vào thật khó khăn, bụng thì to mà cổ họng thì quá nhỏ như thế, nghĩa là yết hầu bị đóng nghẹt, suốt cả trăm ngàn muôn kiếp, chẳng nghe đến cái tên nước cháo. Hoặc có khi thấy nước vừa muốn uống thì lại thấy nó hóa làm nung huyết. Hay có khi đưa nước vừa đến miệng, thì nước nó lại hóa ra lửa đốt cháy cả thân, mãi chịu đói khát. Như trường hợp bà Mục Liên Thanh Đề chẳng hạn. Đó là để nói lên do cái nhân quá tham lam keo kiết bỏn xẻn, lại thêm kiêu mạn, khinh người dưới mắt, rồi tạo ra nhiều nghiệp ác, nên nay phải lãnh lấy cái quả báo hành hạ khổ đau như thế.

Sở dĩ chúng sanh trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi, bởi do chỗ tạo nghiệp sâu nặng từ vô thỉ đến nay, nếu không nhờ pháp lực của trí quán và mật chú, thì không dễ gì tiêu trừ được. Chú này cũng đồng nghĩa với chú khai yết hầu trong kinh Diệm Khẩu.

Kế đến đọc thần chú :

Tam Muội Da Giới Chân Ngôn :

Án tam muội da tát đỏa phạm (3 lần)

Yếu giải

Khi tụng đọc chú này, quán tưởng tất cả chúng sanh đồng thụ lãnh Bửu giới kim cang quang minh, tâm đắc thanh tịnh, thân như Bồ tát. Đây trao giới tam muội cho chúng sanh.

Tam muội giới nghĩa là đại thần giới, chính là của Bồ tát thọ trì. Nếu muốn đắc giới đây, trước tiên phải sám hối để diệt nghiệp chướng đời trước rồi sau mới thọ nhận giới được. Tỷ như cái bình lưu ly là thứ bình rất trong sạch sáng suốt, mới có thể chứa đựng sữa của con sư tử. Còn đựng vào thứ đồ khác thì sẽ bị nứt bể.

Nay vì một loại chúng sanh đang chịu thống khổ cực hình nơi chốn u minh, trước phải diệt nghiệp trừ khổ, nếu không, thì chúng không thể nào lãnh thọ giới pháp để dứt hết khổ đau. Do đó, văn này có kệ chú diệt nghiệp sám hối làm trước, rồi sau mới tiến đến thọ giới tam muội da.

Kinh Duyên Khởi nói : ”nếu muốn hành trì pháp thí thực, thì nên phát tâm bồ đề, trao lấy giới tam muội da”.

Trong Đàn nghi nói: ”phương pháp thọ giới được thành tựu là chú trọng ở ba lần yết ma, giới thể nhân đây mà được viên mãn”.

Kinh Thí Ngạ quỉ nói: ”tụng chú đây ba biến rồi, tất cả Quỉ thần liền nghe được pháp bí mật thậm thâm, đều đặng cụ túc tam muội da, vô lượng y phước. Tam muội Trung Hoa dịch là chánh định hay chánh thọ, do giới pháp thanh tịnh, nên được chánh định”.

Tiếp đến là đọc thần chú:

Biến Thực Chơn Ngôn.

Nam mô tát phạ đát tha, nga đa phạ lồ chỉ đế. Án tam bạt ra, tam bạt ra hồng.

Yếu giải

Đọc chú đây nó biến hóa ra pháp vị : khi đọc chú quán tưởng các đồ ăn từ một biến hóa ra thành bảy, với bảy lại hóa ra thành bảy nữa, nhẫn đến hóa ra nhiều đến vô lượng, đầy lấp cõi hư không cùng vạn vật không ngần ngại, thụ hưởng pháp vị, thân tướng viên mãn.

Duyên do có ra câu thần chú này, là do ngài A Nan bạch Phật về việc thấy quỉ Diệm Khẩu khi ngài nhập định trong rừng. Nhân đó Phật dạy : Ta tự nhớ lại thuở đời quá khứ, ta làm một người dòng Bà la môn, đối trước Quán Thế Âm Bồ tát, truyền trao cho phương pháp đà la ni của Phật Vô lượng uy đức tự tại quang minh Như Lai ; tụng đà la ni đó, nó hay biến một món ăn mà hóa ra làm vô lượng món ăn lớn bằng núi Tu di, lượng đồng cõi pháp giới, trọn không thể hết.

Kinh Thí Ngạ quỉ nói: ”tụng một hay bảy biến, hoặc nhiều hơn, càng nhiều càng tốt, thì cả thảy Ngạ quỉ đều đặng đồ ăn số bảy lần bảy hột như hột của nước Ma đà dà thường dùng, ăn rồi đều được siêu sanh lên các cõi trời, hoặc vãng sanh về Tịnh độ, hay khiến hành giả tiêu trừ nghiệp chướng, mạng thêm sống lâu”.

Tiếp theo là đọc thần chú :

Cam Lồ Thủy Chơn Ngôn.

Nam mô tô bà da, đát tha nga đa da. Đát điệt tha, án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô, ta bà ha (3 lần)

Yếu giải

Khi tụng chú này, quán tưởng cúng nước biến thành pháp thủy cam lồ, rộng lớn như biển, cùng vật không ngăn, thắm đến nước đây, thường được thanh tịnh diệu lạc.

Đây là pháp thí cam lồ của đức Phật Diệu sắc thân Như Lai.

Kinh Thí Ngạ Quỉ nói: ”Tụng chú này bảy biến, hay khiến các món ẩm thực và nước đều biến thành màu sữa cam lộ, hay mở rộng cuống họng của tất cả ngạ quỉ, mà được cùng ăn với nhau một cách bình đẳng”.

Xem thêm: xây dựng và phát triển nền văn hoá việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Hỏi: Nếu nói vật ăn và nước uống đều khắp cả thế giới, vậy xin hỏi Phật và chúng sanh để thân đứng, ngồi vào chỗ nào ?

Đáp: Kinh Lăng Nghiêm nói: ”Tánh của sắc là chân không, tánh của không là chân sắc”. Kinh ấy lại nói: ”Tánh của thủy là chân không, tánh của không là chân thủy, thanh tịnh bản nhiên, châu biến pháp giới, tùy chúng sanh tâm, ứng khả tri lượng, tùy nghiệp phát hiện”. Lời nói đó có nghĩa là: Tánh của nước là chân không, tánh của không (do nhân duyên mà có) là chân nước, tánh của nó là bản nhiên thanh tịnh, biến khắp pháp giới, tùy tâm của chúng sanh phân biệt như thế nào, thì hiện ra theo sự hiểu biết của chúng sanh thế ấy. Đó là do tùy theo nghiệp lực của chúng sanh mà hiện ra đó thôi. Kỳ thật thì tánh thể của muôn vật trùm khắp cả pháp giới, thanh tịnh bản nhiên, không sanh không diệt.

Nay hành giả quán trí đều thanh tịnh khắp giáp, thì nước và đồ ăn đâu chẳng khắp giáp. Khi tâm thanh tịnh, thì vật thực uống ăn đều thanh tịnh. Nếu đứng về mặt hiện tượng của vạn pháp, thì ta thấy có chướng ngại nhau. Ngược lại, nếu đứng về mặt bản thể, thì không có gì ngăn ngại. Dụ như đối với muôn vật có hình tướng ở thế gian, thì chúng ngăn ngại nhau, nhưng hư không, thì làm gì có ngăn ngại. Hư không là dụ cho bản thể hay pháp thân. Hiểu thế, thì ta thấy, người cúng thí và vật cúng thí, cả hai tánh thể đều vắng lặng. Chính đó là ý nghĩa khắp cả pháp giới vậy. Như thế, thì pháp vị nhiệm mầu thật khó nghĩ lường