Muốn Xuất Gia Thì Cần Những Đi Tu Ở Chùa Nào

  -  
Thời mạt Pháp, chùa là sàn giao dịch kinh doanh, sư là nhà kinh tế? (tt)Hơn 2.500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dự ngôn rằng, nhân loại sẽ đi vào thời mạt Pháp, nghĩa là con người không còn có Pháp trong tâm để ước thúc bản thân, điều gì cũng dám làm, điều xấu nào cũng dám phạm, dẫn đến đạo đức ngày càng suy đồi. Ngày nay, xã hội nhìn đâu cũng thấy hàng giả: thực phẩm giả, thuốc giả, điểm giả, học vị giả, lời giả, ý giả, và đến cả sư sãi cũng giả tu làm loạn Pháp, khiến chốn chùa chiền vốn là nơi tâm linh bình lặng cũng không tránh khỏi cạm bẫy “thương trường” của danh lợi tình…Mời xem Kỳ trước

Khi “đi tu” ở chùa trở thành một nghề trong xã hội

*
Thông báo chiêu sinh ban đầu của Học viện Phật giáo Việt Nam. Tuy nhiên sau khi bị phản ứng dữ dội đã được rút lại.

Bạn đang xem: Muốn Xuất Gia Thì Cần Những Đi Tu Ở Chùa Nào

Phật Thích Ca Mâu Ni khi còn là Thái tử Tất Đạt Đa của vua Tịnh Phạn nước Ca Tỳ La Vệ tại Ấn Độ, sau khi Ngài xuất gia lại có vua Bình Sa muốn nhường lại vương vị, nhưng Thái tử Tất Đạt Đa đều không tiếp nhận mà vào trong rừng núi khổ tu. Có thể thấy ý nghĩa chân chính của Phật giáo không nằm ở sự phồn hoa của thế gian và chính trị của thế tục.Nhưng hôm nay, với lý tưởng hiện đại hóa là “Đạo Pháp, Dân tộc, Xã hội chủ nghĩa”, thực tế đã xuất hiện những sư thầy có quan điểm giáo lý mang hơi hướng đời sống chính trị, chứ không còn giống một bậc tu hành theo chính giáo. Có sư thầy từng phát biểu tại Quốc hội: “Chúng ta phải xây dựng quân đội nước ta như quân đội Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên”. Lại có hòa thượng mới viên tịch từng nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.Nhiều nhà sư kiêm cả chính khách, tham gia vào những tổ chức, hiệp hội, đoàn thể…, giữ nhiều chức vụ như ủy viên này, đại biểu kia, trưởng ban nọ, chủ tịch kia… hoàn toàn đi ngược lại nguyên nghĩa xuất thế của Đức Phật, hoàn toàn không phù hợp với cách tu hành của Phật giáo mấy nghìn năm nay luôn phát nguyện xa rời thế tục, theo đuổi sự thăng hoa về tâm hồn và siêu thoát. Các chính Đạo đều coi trọng việc tu luyện loại bỏ nhân tâm, dục vọng, đề cao tâm tính làm căn bản. Các lễ nghi, chức tước, cấp bậc, tiền tài… chỉ làm nảy sinh thêm chấp trước vào vật chất. Những thứ hữu hình sẽ chỉ làm cho người xuất gia tập trung vào nó mà dần quên mất điều mình tin là Thần, Phật, chứ không phải là hình thức cấp bậc trong xã hội, tôn giáo. Người tu hành nếu chỉ toàn họp hành, hội nghị, tiếp khách thì không những không còn thời gian tham thiền nhập định, mà tâm cũng không tĩnh, khó có thể tinh tấn thanh tĩnh vô vi.Tu hành trong Phật giáo, điều trước tiên được yêu cầu là cần phải ‘Giới’, giới cấm hết thảy dục vọng, không còn chấp trước vào vật chất, danh, lợi, tình. Người xuất gia muốn tu bỏ mọi dục vọng thì không thể truy cầu sự tiện lợi, an dật, ngồi trên ô tô mát lạnh, nghe kinh Phật online rồi đi khắp nơi làm lễ cầu siêu, lễ xông đất, lễ khai trương, khánh thánh, lễ trừ tà, giải hạn… để nhận “thù lao”. Các vị chân tu thời xưa và nay đều có một đặc điểm chung nổi bật là hạnh khiêm cung, lối sống tối giản về vật chất và không gian tu hành thanh tịnh… Không ai xài điện thoại sang, khoe dàn karaoke bạc triệu, đi xe tiền tỷ, không treo ảnh chụp chung với quan chức và cũng không trưng bằng chứng nhận “kỷ lục”…Việc liên tiếp có những “siêu dự án” xây dựng chùa chiền, tổ chức những cuộc đại hội tôn giáo, đúc tượng Phật, in kinh sách… dường như đang gây ra một giả tượng về việc người dân ngày càng tín ngưỡng Phật Pháp. Điều này đã tạo ra một miền đất màu mỡ cho sự sùng bái tín ngưỡng tăng nhanh, gây ra sự hỗn loạn chưa từng thấy trong Phật giáo với những cơn bê bối rúng động liên tiếp xảy ra.Hết hóa vàng, dâng sao giải hạn đến thỉnh vong báo oán, từ hòm công đức ‘không minh bạch’ cho đến xây chùa to để ‘buôn thần bán thánh’… Hết bậc hòa thượng nghiện ma túy tự tử đến gây gổ đập phá tài sản của “chúng sinh”, từ “nhà môi giới đất” cho đến lộ clip đồi trụy, gạ tình, ăn chơi, cờ bạc, trụ trì chùa nọ nói xấu trụ trì chùa kia, đến nỗi có người liên tưởng về sự suy đồi, mạt pháp của Phật giáo.Trong những năm tại thế, đức Phật Thích Ca dẫn dắt hàng ngàn tăng chúng tu luyện. Đó là tăng đoàn, tiền thân của tôn giáo sau này. Mục tiêu của tu hành trong Phật giáo là giác ngộ giải thoát, coi các thứ dính mắc vào trần tục là chấp trước, là ràng buộc, là những gì cần phải buông bỏ đi. Người tu hành hướng đến giác ngộ giải thoát, tránh xa việc hưởng thụ danh lợi hay sắc tình của thế gian. Bằng vào giáo lý uyên thâm, phương pháp tu luyện thực sự có thể giúp đạo đức nâng cao, mà Phật giáo qua những năm tháng lịch sử đã phát triển khắp hoàn cầu, trở thành một trong những tôn giáo có ảnh hưởng nhất thế giới.Là một tôn giáo toàn cầu, mục tiêu tối hậu là tu hành xuất thế, Phật giáo truyền thống vốn dĩ không bó buộc theo một thể chế chính trị hay dân tộc hoặc địa phương nào. Càng không thể là cơ sở phát triển kinh doanh. Ít nhất về tư tưởng cốt lõi thì là như vậy. Xét cho cùng, tôn giáo là phương tiện để tu hành, chứ không phải phương tiện để đạt được mục đích nào đó khác.Tuy nhiên, vì sự thành công của Phật giáo, vì sức ảnh hưởng của tư tưởng nhà Phật trong lòng dân chúng, cho nên dần dần có một số người sử dụng tôn giáo vào mục đích khác với mục đích nguyên gốc của nó.Điều này dường như cũng đã được dự báo trong kinh Đại Bát Niết Bàn, phẩm Trường Thọ, có đoạn viết:“Ví như nhà trưởng giả kia có nuôi nhiều bò, màu lông khác nhau, đồng chung một bầy. Trưởng giả giao bầy bò cho người chăn thả đi ăn cỏ uống nước, chỉ vì vị đề-hồ (một món bổ dưỡng chữa bách bệnh) chớ chẳng cầu sữa bơ. Người chăn ấy vắt sữa rồi tự uống. Trưởng giả chết, bao nhiêu bò đều bị bọn cướp đoạt cả. Bọn cướp tự vắt sữa ra uống, rồi bàn với nhau rằng ông Trưởng giả nuôi bầy bò này chỉ muốn đặng vị đề-hồ chớ không cầu sữa bơ. Chúng ta làm cách gì để đặng đề-hồ. Đề-hồ là phẩm vật quý nhất trong đời. Chúng ta không có gì đựng, dầu vắt được sữa cũng không chỗ chứa. Chúng lại bàn đựng sữa trong túi da. Dầu có đồ đựng nhưng vì không biết cách làm, nên bơ còn không được thành, huống là đề-hồ. Vì muốn được đề-hồ, bọn cướp đổ thêm nước vào túi sữa, vì quá nhiều nước nên chẳng những không được đề-hồ, bơ, mà cả sữa cũng mất. <…>Như vua Chuyển-Luân ra đời, do sức phước đức của vua nên bọn cướp tan vỡ, bầy bò vẫn còn nguyên vẹn. Nhà vua bèn giao bầy bò cho người chăn rành nghề, do đó mà được đề-hồ, và nhờ đề-hồ mà nhân dân khỏi bệnh khổ.”Hiện giờ không phải đang như vậy sao? Nếu thêm cả ‘chủ nghĩa nào đó’, hay những thứ khác vào Phật Pháp thì có phải là thêm nước vào sữa hay không? Sữa loãng còn chẳng có, huống là đề-hồ! Chỉ có nước hương sữa thôi. Nước hương sữa thì không tu được, không cứu được người, nhưng mà bán được tiền! Dán nhãn đề-hồ lên mà bán, thì càng được nhiều tiền! Câu chuyện ngụ ngôn về đàn bò bị sử dụng sai mục đích nguyên gốc phải chăng chính là đang nói về tình huống hiện nay?Rất nhiều giới luật đã không còn như trước, hòa thượng tu hành cũng chia cấp bậc, chức danh… cũng có hình thức kỷ luật, khen thưởng, khai trừ… đem hình thức bề ngoài của thời kỳ Phật giáo mạt pháp duy trì, coi chùa như công sở, đi làm lĩnh lương, có tài khoản riêng, gửi tiền về nhà, mua nhà, sửa sang nhà cửa cho gia quyến… Đem so với những điều được viết ra cách đây 2.000 năm, và những lời được cho là của Đức Phật nói cách đây 2.500 năm, biết bao điều đã và đang thành sự thật.

Thời mạt Pháp, xuất hiện nhiều sư sãi suy đồi 

Trong tác phẩm kinh điển của Phật gia “Phật thuyết pháp diệt tận kinh” có đoạn viết:“Sau khi Như Lai nhập niết-bàn, khi giáo pháp bắt đầu suy yếu, trong đời ngũ trược ác thế, ma đạo sẽ rất thịnh hành, ma quỷ biến thành sa-môn, xuyên tạc phá hoại giáo pháp của ta. Chúng mặc y phục thế tục , ưa thích y phục đẹp đẽ, cà sa sặc sỡ; uống rượu, ăn thịt; giết hại sinh vật tham đắm mùi vị; không có lòng từ, thường mang sân hận, đố kỵ lẫn nhau. <…>Vào lúc đó các ác ma tỷ-khưu sẽ buôn bán nô tỳ để cày ruộng, chặt cây đốt phá núi rừng, sát hại chúng sanh không chút từ tâm. Những nam nô trở thành các tỷ-khưu và nữ tỳ thành tỷ-khưu ni không có đạo đức, dâm loạn dơ bẩn, không cách biệt nam nữ. Chính những người này làm đạo suy yếu phai dần. Những người chạy trốn luật pháp sẽ tìm đến quy y trong đạo của ta, xin làm sa-môn nhưng không tu giới luật. Giữa tháng cuối tháng tuy có tụng giới, nhưng chỉ là trên danh nghĩa. Do lười biếng và phóng dật, không còn ai muốn nghe nữa. Những ác sa-môn này sẽ không muốn tụng toàn văn bản kinh, tóm tắt đoạn đầu và cuối bản kinh theo ý của họ . Chẳng bao lâu, việc tụng tập kinh điển cũng sẽ chấm dứt. Cho dù vẫn còn có người tụng kinh, nhưng họ lại không hiểu câu văn. vẫn khăng khăng cho họ là đúng, tự phụ, kiêu căng mong cầu danh tiế ng , ra vẻ tao nhã để mong cúng dường.Khi mạng căn của các ma ác tỷ-khưu này chấm dứt, thần thức của họ liền đọa vào địa ngục A-tỳ. Đã phạm phải 5 tội trọng, nên họ phải tái sinh liên tục chịu khổ trong loài quỷ đói và súc sinh. Họ sẽ nếm những nỗi thống khổ trong vô số kiếp nhiều như cát sông Hằng.”So với hiện trạng hôm nay thì thế nào? Ngay cả những hòa thượng chức vị rất cao trong hệ thống Phật giáo thì sao?Đại đức Thích Thanh Mão, trụ trì chùa Phú Thị (huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên) là người xuất gia tu hành nhưng có nhiều “đam mê” như mê văn nghệ ca hát, khoe dàn karaoke 450 triệu đồng, mê uống rượu. Thầy khoe uống “nửa lít một bữa nếu ngon miệng và có anh em đông vui”, “uống rượu thì sai thật nhưng thanh niên mà không uống rượu thì chán lắm”. Thầy còn mê tốc độ, mê Internet. Thầy còn làm kinh tế, thu gom cây cảnh đem lên Hà Nội bán. Khi được PV hỏi “như vậy có vi phạm các điều quy định của giáo lý nhà Phật không ạ?”, sư Mão trả lời: “Chúng tôi được quyền đi buôn, được quyền làm đủ mọi thứ, chúng tôi làm đúng quyền công dân của tôi. Tôi là công dân đặc biệt mặc áo nâu đi ở chùa thôi”.Sư Thích Minh Thịnh, trụ trì chùa Nhạn Tháp (tỉnh Hưng Yên), một trong hai nhân vật chính của loạt phóng sự trên báo Lao Động: “Trụ trì uống rượu tây, nhắm tiết canh!”, không những ăn thịt, uống rượu, nhắm tiết canh mà còn văng tục chửi thề, thậm chí còn thượng cẳng chân hạ cẳng tay với kỳ phùng địch thủ là sư Thích Thanh Mão ở chùa kế bên. Việc “đấu khẩu” nói xấu nhau không còn là chuyện lạ, nhưng hai vị sư này còn chuyển sang màn “đấu đầu” đầy đao kiếm giang hồ giữa thanh thiên bạch nhật trước sự chứng kiến của nhiều người địa phương.

Xem thêm: Tìm Hiểu Về Đạo Phật Trong 5 Phút Vấn Đáp, Tã¬M HiểU Về đÁº¡O PhậT

*
Sư Thích Minh ThịnhĐại đức Thích Thanh Cường, Trưởng ban trị sự Phật giáo huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hải Dương), trụ trì chùa Cương Xá sở hữu 3 trang Facebook, trong đó hai trang thường được thầy dùng post ảnh “tự sướng” với những cảnh xa hoa, lệch lạc: khoe siêu xe, điện thoại sang, mặc quần áo rằn ri cầm súng phản cảm, chơi tenis, tổ chức sinh nhật hoành tráng, cười phớ lớ bên bàn thức ăn mặn ngồn ngộn, ảnh chụp với… trai đẹp. Đại đức Thích Thanh Cường giữ nhiều chức vụ trong chính quyền cũng như Giáo hội Phật giáo tỉnh Hải Dương, đồng thời cũng là Phó hiệu trưởng Trung cấp Phật học Hải Dương, là ủy viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, từng đóng góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.Sư thầy này gây “bão” mạng với clip đập hộp iPhone 6, sở hữu điện thoại Vertu trị giá 600 triệu đồng. Đây là những lời giải thích của sư thầy: “Hôm đó khi mới nhập điện thoại iPhone 6 về thì chủ cửa hàng ở TP Hải Dương mời tôi đến và bảo rằng thầy cứ sờ vào điện thoại, rồi thầy khui cho con có lộc…Về phần tôi, hiện tại tôi thường đi cúng, làm lễ cho các cửa hàng kinh doanh ở TP Hải Dương. Khi làm xong người ta có bồi dưỡng cho tôi chút tiền. Đấy là tiền do công sức tôi bỏ ra và đó là nguồn tiền để tôi mua đồ dùng cá nhân, chứ có lấy tiền của chùa đâu…”.
*
Sư Thích Pháp Định tại chùa Gia Hưng (xã Thạnh Ngãi, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre), “nổi tiếng” với màn “khóa môi” với ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng trong một cuộc đấu giá chai rượu tây trị giá 50 triệu đồng. Nhà sư này cũng bị “tố” có lối sống “nhập thế” kinh hoàng, như lên mạng chat tìm bạn tình, đi bar, đi “thư giãn” ở Spa đồng tính… Khi xem những hình ảnh “hậu trường” sau tấm áo cà sa của nhà sư này, có khi nào khiến ta hồ nghi rằng chúng ta đang quá khắt khe với các nhà tu hành? Hay thực tế, một bộ phận sư thầy vào thời mạt Pháp, đạo đức thậm chí chẳng nâng cao lên mà còn tệ hơn cả người bình thường?
*
Sư Thích Pháp Định tại chùa Gia HưngNếu chỉ nhìn những bức ảnh này hay xem clip, không ai có thể tưởng tượng nổi đây là một người xuất gia tu hành với các hành vi hung hãn và ngôn từ thô tục như giới giang hồ. Đầu đội mũ phớt, mặc áo thun quần short, đeo dây chuyền và kính đen, tay cầm ba tong đập vỡ kính cửa xe và gương chiếu hậu ôtô mà miệng liên tục chửi rủa đòi dọa giết và bắt lái xe phải xin lỗi. Đó là, sư thầy Thích Minh Truyền, 31 tuổi, đã tu 10 năm tại chùa Sắc Tứ Khải Đoan (tỉnh Đắk Lắk).
*
Sư thầy Thích Minh TruyềnĐại đức Thích Thanh Huy, 40 tuổi, trụ trì chùa Quang Minh (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) treo cổ tự tử tại phòng riêng trong chùa. Khám nghiệm tử thi cho thấy trên người vị sư này có hình xăm đàn ong, bướm trên đùi. Người dân bàn tán không ngớt về cái chết và đời sống trụy lạc của sư thầy. Phó trưởng Công an huyện Nam Sách xác nhận sư thầy tự tử vì bị nghiện ma túy và nợ nần chồng chất. Không chỉ nghiện ngập, vị sư này còn biến nhà chùa thành nơi hút chích ma túy. Trước ngày phát hiện sư Huy tự tử, khoảng 6 gia đình kéo đến chùa tìm con, họ phát hiện con em họ đã dùng ma túy đá trong phòng riêng của sư Huy.Sư Thích Minh Phượng, Trụ trì chùa Chàng Sơn (huyện Thạch Thất, Hà Nội) tự ý ném bức tượng cổ xuống sông rồi mang một bức tượng đúc bằng đồng có khuôn mặt giống mình về thờ cúng tại chùa. Người dân địa phương còn “tố” sư lộng quyền, sống buông thả, thậm chí đánh dân… và bức xúc cho hay: “Mỗi một người chết nếu muốn đưa vào chùa đều phải trả phí cho nhà sư này khoảng 5 – 6 triệu. Nếu không có tiền ấy, sư tỏ ra rất khó chịu và không ít lần nói những lời thiếu văn hóa”. Cuộc sống của người tu hành là khổ hạnh, thanh đạm, nhưng sư thầy này lại xây nhà tắm có hình người phụ nữ hở hang trong khuôn viên chùa. Trong khi chùa Chân Long xuống cấp trầm trọng, vị sư này vẫn sắm ô tô, chặt cây cổ thụ, dỡ bỏ biển di tích chùa Chân Long để xây gara ô tô hoành tráng.
*
Sư Thích Minh PhượngĐại đức Thích Nguyện Đạo, 30 tuổi, trụ trì chùa An Mô (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) đã đưa một cô gái tiếp viên của một hãng bia vào phòng riêng và bị người dân địa phương phát hiện. Vị sư này tắt điện, đóng hết cửa, yêu cầu người dân ra về để sáng mai thầy tụng kinh sớm. Bức xúc, người dân đã tập trung tới chùa, cùng sự chứng kiến của đại diện Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Trị và các ngành chức năng địa phương, vị sư và cô gái trẻ thừa nhận có nằm trên giường nắm tay nhau nhưng không “ôm ấp” gì.
*
(Cô gái qua đêm trong chùa được chính quyền địa phương giải thoát khỏi vòng vây của người dân.)Sư Kim So Phia, 24 tuổi, tu hành đã được 9 năm tại chùa Săm-Rông-Ết (tỉnh Trà Vinh), là một người xuất gia tu hành nhưng lại vướng vào chuyện ái tình nam nữ, phải nhận bản án tù chung thân về tội “Giết người” và “Cướp tài sản”. Vì đã trót mang thai với Phia và thấy thầy tu lại tỏ ra lạnh nhạt với mình nên cô gái nhiều lần lên chùa tìm gặp người yêu nhằm làm rõ trắng đen. Trong một lần cô gái tới chùa nói chuyện với người yêu, giữa 2 người đã xảy ra mâu thuẫn cãi vã. Trong cơn cuồng nộ, Phia đã dùng tay siết cổ người yêu cho đến khi cô gái tắt thở và giấu xác ngay trong khuôn viên chùa.

Xem thêm: Những Câu Nói Hay Phật Dạy Về Cuộc Sống Con Người Nên Noi Theo Nhất

*
*
Đại đức Thích Trúc Thái Minh nói: “Càng nghèo càng phải cúng dường để thoát nghèo!” (chụp màn hình Báo Lao Động)Bất kỳ nguyên lý ngụy tôn giáo nào tháo xích cho dục vọng, khiến người ta tham lam, cúng bái cầu tiền tài danh vọng và sẵn sàng làm điều gì cốt là tốt cho mình mà không cần nghĩ tới người khác, thì đó liệu có phải là chính Đạo, chính Pháp?

Khi Tiền tài không loại trừ bất kỳ ai

Buôn thần bán thánh là câu chuyện nhiều kỳ chưa có hồi kết. Biểu hiện rõ rệt nhất là mức độ tận thu mọi thứ ở chốn linh thiêng, biến chùa chiền thành một nơi để thu tiền một cách tự nguyện. Tại nhiều chùa lớn, các hòm công đức nhiều quá… mức cho phép, thậm chí khắp ban thờ Phật còn tận dụng cả khay đĩa để đựng tiền.
*