Khi Đau Khổ Tột Cùng - Cách Để Ngừng Cảm Thấy Đau Khổ: 12 Bước (Kèm Ảnh)

Cuộc sống không bao giờ là phẳng lặng, êm ả; cũng như đường điện tim đồ mà thẳng thì con người cũng kìa đời. Đời người như một khúc sông, phải quanh co gấp khúc, có vui ắt phải có buồn khổ, điều quan trọng là chúng ta đối mặt với hiện thực đó như thế nào.

Bạn đang xem: Khi Đau Khổ Tột Cùng - Cách Để Ngừng Cảm Thấy Đau Khổ: 12 Bước (Kèm Ảnh)


*

Dưới đây là 13 điều mà cá nhân tôi vô cùng tâm đắc, muốn nhắn nhủ đến các bạn. Những lúc đau khổ tột cùng, khi cuộc sống trở nên quá khó khăn, hãy nhớ đến nó:

1. Chuyện gì qua, cho qua


*

Đức Phật có một câu nói rất nổi tiếng: “Sự kháng cự của bản thân với những gì xảy ra xung quanh tạo nên sự đau khổ của bạn”. Bạn hãy thử dành một chút thời gian để nghĩ về điều này, nó có nghĩa là sự đau khổ của chúng ta chỉ xảy ra khi chúng ta cố gắng chống lại bản chất của mọi việc.

Nếu bạn có thể thay đổi điều gì thì hãy hành động ngay đi! Hãy thay đổi nó! Nhưng nếu bạn không thể thay đổi được thì bạn có 2 sự lựa chọn: một là chấp nhận, hoặc hai là tự làm cho cuộc sống trở nên khổ sở và bị ám ảnh bởi điều đó.

2. Nó chỉ sẽ không trở thành vấn đề nghiêm trọng nếu bạn không cho nó cơ hội

Trong rất nhiều trường hợp, chúng ta chính là kẻ thù nguy hiểm nhất của chính mình. Nếu bạn nghĩ điều gì đó là một vấn đề thì suy nghĩ và cảm xúc của bạn sẽ trở nên tiêu cực. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể học hỏi được từ điều đó, ngay lập tức nó sẽ chẳng còn là một vấn đề nữa.

3. Nếu bạn muốn mọi việc thay đổi, bạn cần bắt đầu với việc thay đổi bản thân

Lời nói ra chính là sự phản ánh thế giới nội tâm của bạn. Bạn không biết rằng mọi người trên thế giới đều đang sống hỗn độn và căng thẳng sao? Và chẳng phải nó to tát bởi vì trong lòng họ đang hỗn loạn cả sao? Phải, chính là như thế.

Chúng ta thích cái suy nghĩ rằng sự thay đổi của hoàn cảnh sẽ thay đổi con người. Nhưng nhìn theo chiều ngược lại – chúng ta cần thay đổi bản thân mình trước khi hoàn cảnh thay đổi.

4. Không có gì là thất bại cả – đó chỉ là những cơ hội để bạn học thêm nhiều điều

Bạn nên xóa bỏ từ “thất bại” ra khỏi vốn từ vựng của mình. Tất cả những người nổi tiếng và thành đạt trong cuộc sống thường đã “thất bại” hết lần này đến lần khác. Thomas Edison đã nói một câu giống như thế này: “Tôi đã không thất bại trong việc phát minh ra bóng đèn điện, tôi chỉ tìm thấy 99 cách đầu tiên không tạo ra kết quả mà thôi.” Hãy tiếp thu cái mà bạn gọi là “thất bại” đó, và học được một điều gì từ đó. Học cách làm thế nào để thành công trong lần tiếp theo.

5. Nếu bạn không đạt được điều mình muốn, có nghĩa là một điều tốt đẹp hơn đang chờ đón bạn

Tôi biết rằng đôi khi điều này thì khó mà tin được, nhưng nó hoàn toàn đúng.

Xem thêm: số mặt phẳng đối xứng của khối tứ diện đều

Thường thì, khi bạn ngoảnh nhìn lại quãng đời mình, bạn sẽ có khả năng nhận ra rằng tại sao một điều gì đó không xảy ra như mình muốn lại là một điều tốt. Có thể là bạn không trúng tuyển một công việc lại làm cho bạn có nhiều thời gian để dành cho gia đình và những người thân yêu nhất, và công việc kế tiếp mà bạn nhận được lại tốt hơn. Bạn luôn luôn phải tin tưởng rằng mọi thứ xảy ra chính xác theo cách mà nó muốn như thế.

6. Hãy đánh giá cao thời điểm hiện tại

Hiện tại lúc này sẽ chẳng bao giờ quay trở lại. Và mỗi khoảnh khắc luôn luôn chứa đựng những giá trị vô giá của nó. Vì vậy bạn đừng để nó trôi qua một cách lãng phí nhé! Sớm muộn gì thì nó cũng sẽ trở thành ký ức mà thôi.

Thậm chí có những thời điểm mà bạn dường như không cảm thấy hạnh phúc, nhưng sau này khi nhìn lại bạn sẽ cảm thấy rất nhớ những khoảnh khắc đó. Như trong lời một bản nhạc đồng quê của ca sĩ Trace Adkins có nói rằng: “Bạn sẽ nhớ mãi khoảnh khắc này… bạn sẽ muốn thời gian quay trở lại. Bạn sẽ muốn thời gian đừng trôi quá nhanh… bởi có thể lúc này bạn chưa nhận ra, nhưng chắc chắn là bạn sẽ rất nhớ khoảnh khắc này…”

7. Hãy loại bỏ những ham muốn và ràng buộc

Hầu hết mọi người đều sống với một “tâm trí trói buộc”. Điều này có nghĩa là họ gắn bản thân họ với những tham, sân, si; và khi mà họ không đạt được mong muốn gì đó, cảm xúc của họ sẽ bị rơi tự do vào trạng thái tiêu cực.

Thay vì đó, bạn hãy luyện tập cho mình một “tâm trí buông xả”. Nghĩa là khi bạn muốn một điều gì đó, bạn sẽ vẫn hạnh phúc dù cho có đạt được điều đó hay không. Những cảm xúc của bạn sẽ luôn duy trì được ở trạng thái hạnh phúc và trung lập.

8. Hiểu và biết ơn những nỗi sợ hãi

Nỗi sợ có thể là một người thầy. Và vượt qua những nỗi sợ hãi có thể còn khiến cho bạn cảm nhận được mùi vị của sự chiến thắng. Ví dụ, khi tôi còn ở đại học, tôi sợ phải nói trước đám đông (một trong 3 nỗi sợ của tất cả mọi người).

Vì thế bây giờ tôi cảm thấy thật là hài hước khi tôi không chỉ nói trước một nhóm người mỗi ngày như là một giảng viên mà tôi còn giảng dạy môn nói trước đám đông! Chúng ta chỉ cần luyện tập để vượt qua nỗi sợ hãi. Sợ hãi thực sự chỉ là ảo giác thôi. Nó tùy thuộc vào mỗi người.

9. Cho phép bản thân mình trải nghiệm niềm vui

Bạn có thể tin có thể không, nhưng tôi biết rất nhiều người không cho phép bản thân được tận hưởng niềm vui. Và họ thậm chí không biết là làm thế nào để trở nên vui vẻ. Một vài người thì gắn bản thân quá chặt với những vấn đề và sự hỗn độn của mình đến nỗi mà họ thậm chí không thể biết được họ sẽ là ai nếu không có những thứ ấy.

Vì thế hãy cố gắng cho phép bản thân được tận hưởng niềm hạnh phúc! Ngay cả khi đó chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi thì tập trung vào niềm vui thay vì sự gian khổ của bản thân là điều vô cùng quan trọng.

10. Đừng so sánh bản thân với những người khác

Xem thêm: bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2018 của giáo viên

Nhưng nếu bạn so sánh bản thân mình, hãy so sánh mình với những người có hoàn cảnh kém hơn bạn. Bạn đang thất nghiệp? Hãy tỏ ra biết ơn vì bạn đang được sống ở một đất nước có trợ cấp thất nghiệp (bối cảnh ở Mỹ) bởi vì hầu hết mọi người trên thế giới sống dưới mức 750 đô-la một năm.

Vì thế, nếu bạn không giống Angelina Jolie? Tôi cá rằng có nhiều người không giống hơn là những người giống cô ấy. Và bạn thì chắc chắn là ưa nhìn hơn nhiều người rồi. Hãy tập trung vào điều đó.