ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ CỘNG SẢN
Tây Tạng - vùng lãnh thổ hẻo lánh thường được biết đến với cái tên "nóc nhà thế giới", nơi người dân chủ yếu theo đạo Phật - là khu vực tự trị của Trung Quốc.
Bạn đang xem: đạt lai lạt ma nói về cộng sản
Bắc Kinh tuyên bố họ có chủ quyền từ nhiều thế kỷ nay đối với khu vực trên dãy núi Himalaya này.
Tuy nhiên, rất nhiều người Tây Tạng bày tỏ sự trung thành của họ đối với vị lãnh tụ tinh thần đang sống lưu vong là đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhiều người Tây Tạng coi ông là một vị Phật sống, nhưng Trung Quốc lại coi ông là một mối đe dọa đòi ly khai.
Giới thiệu chung
Sự chú ý của thế giới tập trung vào Tây Tạng vào năm 2008 trong thời gian trước Thế Vận hội Bắc Kinh.
Các vụ đụng độ chết người giữa những người biểu tình phản đối Bắc Kinh với giới chức TQ tại Tây Tạng được truyền thông thế giới đưa đi, khiến các cuộc rước đuốc Olympics sau đó tại London, Paris và San Fransisco chứng kiến nhiều vụ biểu tình ủng hộ cho Tây Tạng.
Tây Tạng 50 năm nhìn lại
Tây Tạng vốn có một lịch sử nhiều biến động. Có lúc, Tây Tạng là một quốc gia độc lập, nhưng cũng có những thời, họ bị các triều đại hùng mạnh của Trung Quốc và Mông Cổ cai trị.
Trung Quốc đã gửi hàng ngàn binh lính tới khu vực này vào thập niên 1950 nhằm dùng vũ lực khẳng định chủ quyền của họ. Một số vùng sau đó biến thành Khu Tự trị Tây Tạng trong khi các vùng khác bị nhập vào các tỉnh lân cận của Trung Quốc.
Năm 1959, sau cuộc nổi dậy chống Trung Quốc thất bại, vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 rời Tây Tạng và thành lập chính phủ lưu vong ở Ấn Độ. Đa phần các tu viện tại Tây Tạng bị phá hủy vào thập niên 1960 và 1970 trong thời gian Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc. Hàng ngàn người Tây Tạng bị cho là đã bị giết trong thời gian Trung Quốc đàn áp và có thiết quân luật tại đây.
Dưới áp lực của quốc tế, Trung Quốc nới lỏng sự kiểm soát tại Tây Tạng trong những năm 1980, khi họ thực hiện chính sách cải cách mang tên "mở cửa" nhằm gia tăng đầu tư.
Bắc Kinh nói Tây Tạng đã phát triển rất nhiều dưới sự điều hành của họ. Tuy nhiên, các nhóm hoạt động về nhân quyền nói Trung Quốc tiếp tục vi phạm nhân quyền, và cáo buộc Bắc Kinh có những đàn áp về chính trị và tôn giáo. Bắc Kinh bác bỏ các cáo buộc này.
Du lịch và quá trình hiện đại hóa hiện nay đối lập mạnh với thời Tây Tạng bị cô lập khi trước. Tuy nhiên, những người chỉ trích Bắc Kinh nói người dân Tây Tạng không được quyết định về việc xây dựng tương lai của họ.
Trung Quốc nói một đường tàu mới nối Lhasa và tỉnh Thanh Hải ở phía tây TQ sẽ thúc đẩy việc mở rộng kinh tế. Việc mở đường tàu này dự kiến sẽ làm gia tăng mạnh dòng di dân đến từ Trung Quốc.
Xem thêm:
Tôn giáo
Đạo Phật tới Tây Tạng vào thế kỷ thứ bảy. Đức Đạt Lai Lạt Ma là người lãnh đạo về tinh thần, trong khi vị Ban Thiền Lạt Ma là nhân vật quan trọng thứ hai. Cả hai được coi là những người đầu thai từ các vị lãnh đạo trước.
Theo truyền thống, việc chọn đức Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma là một quá trình rất nghiêm ngặt.
Tuy nhiên, đức Đạt Lai Lạt Ma và Bắc Kinh lâu nay vẫn bất đồng về việc chọn vị Ban Thiền Lạt Ma thứ 11, sau khi mỗi bên chọn ra một ứng viên riêng cho chức này. Người mà đức Đạt Lai Lạt Ma lựa chọn, là Gedhun Choekyi Nyima, đã không xuất hiện kể từ khi cậu bị giới chức Trung Quốc bắt giữ vào năm 1995.
Đức Đạt Lai Lạt Ma và Trung Quốc có những liên lạc rời rạc và gián tiếp. Lãnh tụ tinh thần sống lưu vong của người Tây Tạng ủng hộ một giải pháp phi bạo lực, thông qua thương thuyết nhằm giải quyết vấn đề Tây Tạng và chấp nhận khái niệm tự trị thực sự cho Tây Tạng dưới chủ quyền Trung Quốc.
Trong khi đó, Trung Quốc thường nghi ngờ tuyên bố của Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng ông không tìm kiếm độc lập cho Tây Tạng.
Nền kinh tế của Tây Tạng phụ thuộc phần lớn vào nông nghiệp. Rừng và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích tại đây. Lãnh thổ này giàu có khoáng sản, nhưng việc thiếu thốn các phương tiện giao thông làm hạn chế khả năng khai thác.
Du lịch là một ngành quan trọng mang lại thu nhập cho người dân địa phương.
Lãnh đạo
Đảng Cộng sản Trung Quốc là nhà cầm quyền chính trị cao nhất tại Tây Tạng, hoạt động thông qua Bí thư đảng và chính quyền Khu Tự trị Tây Tạng.
Rất nhiều người Tây Tạng coi vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đang sống lưu vong là lãnh tụ tinh thần của họ. Sinh năm 1935, khi mới lên hai tuổi, Ngài đã được coi là hiện thân của vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 và được đưa lên cầm quyền năm 1940.
Là người vận động cho sự tự trị của Tây Tạng trên chính trường thế giới, đức Đạt Lai Lạt Ma dẫn đầu một chính phủ sống lưu vong ở Dharamsala, phía bắc Ấn Độ.
Ngài được tặng giải thưởng Nobel về hòa bình năm 1989.
Vào tháng 10/2008, đức Đạt Lai Lạt Ma nói ngài hết hi vọng đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc về tương lai Tây Tạng. Tuy nhiên, trong một cuộc gặp với người Tây Tạng sống lưu vong ở bắc Ấn Độ sau đó, ngài tái khẳng định việc ủng hộ cho chính sách lâu nay là tìm kiếm tự trị, chứ không phải độc lập, cho Tây Tạng.
Xem thêm: Mới Nhất Thầy Thích Thiện Thuận "Khẩu Nghiệp Và Nhân Quả Báo Ứng Hiện Đời"
Truyền thông
Truyền thông Tây Tạng bị lãnh đạo Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ. Các đài phát thanh và truyền hình chính thống phủ sóng trên toàn bộ khu vực này vốn chủ yếu sống nhờ nông nghiệp.
Các đài phát thanh có trụ sở ở nước ngoài cũng nhắm tới thính giả Tây Tạng bằng các chương trình phát sóng bằng tiếng địa phương. Trong số đó có đài Tiếng nói Tây Tạng, do các tổ chức phi chính phủ của Na Uy thực hiện, và đài Á châu Tự do của Mỹ.
Các chương trình phát thanh bằng sóng ngắn của nước ngoài về Tây Tạng thường bị phá sóng.
Mỹ chỉ trích nhân quyền TQ
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc trong bản phúc trình mới nhất về nhân quyền thế giới
Nổ hầm mỏ ở Trung Quốc
Í́t nhất 73 thợ mỏ thiệt mạng và gần 100 người khác còn mắc kẹt phía dưới sau khi có nổ hầm mỏ ở TQ.