Đám Tang Phan Châu Trinh - “Phan Châu Trinh Hiện Đại Một Cách Lạ Lùng!”

Phan Châu Trinh sinh năm 1872 tại làng Tây Lộc, phủ Tam Kỳ, nay là huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Thuở nhỏ, Phan nổi tiếng học giỏi, đỗ cử nhân năm 1900, năm sau đỗ phó bảng, được bổ làm Thừa biện Bộ Lễ ở Huế. Thời gian này, ông có dịp đọc Thiên hạ đại thế luận của Nguyễn Lộ Trạch, đọc nhiều sách "Tân thư", nhất là sách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, chịu ảnh hưởng thuyết cải cách dân chủ. Năm 1905, ông từ quan, đi đây đó khắp nơi, gặp gỡ nhiều trí thức, sang Nhật cùng Phan Bội Châu, vừa để quan sát tận mắt một xã hội trên đà canh tân, vừa tìm một con đường cứu nước phù hợp với xã hội Việt Nam.

Bạn đang xem: Đám Tang Phan Châu Trinh - “Phan Châu Trinh Hiện Đại Một Cách Lạ Lùng!”

Xem thêm: Bàn Thờ Thần Tài Nên Đặt Ở Đâu? Sắp Xếp Chuẩn Phong Thuỷ

*

Phan Châu Trinh

Năm 1908, vụ chống thuế nổ ra ở Quảng Nam, sau đó lan ra 10 tỉnh ở Trung Kỳ. Lúc đó, ông đang ở Hà Nội, bị Pháp bắt đưa về Huế và bị Nam triều kết án tử hình, sau được giảm, bị đày ra Côn Đảo. Nhờ sự can thiệp của Hội Nhân quyền của Pháp, ông được trả tự do, nhưng buộc “an trí” tại Mỹ Tho. Năm 1911, ông được chính quyền thực dân cho sang Pháp theo yêu cầu của ông. Ở tại Pháp, ông tiếp tục viết báo, sáng tác thơ văn, lại bị chính quyền Pháp bắt giam gần một năm ở ngục Santé.


Một hội đồng phụ trách tang lễ được thành lập gồm nhiều nhân sĩ trí thức nổi tiếng cả ba kỳ Nam – Trung – Bắc.
*

Cùng trong thời gian này, trong khắp cả nước, từ Nam suốt Bắc dấy lên phong trào làm lễ truy điệu và để tang Phan Châu Trinh, và đặc biệt sôi động nhất trong giới thanh niên, học sinh.
Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ ở Trung Quốc, theo dõi rất kỹ sự kiện đặc biệt này và đã viết trên tờ International Press Correspondence (Thư tín quốc tế) số 21 năm 1926 như sau: “30.000 người Việt Nam ở khắp xứ Nam Kỳ đã làm lễ an táng theo quốc lễ và cả nước đã tổ chức lễ truy điệu nhà chí sĩ. Chỉ trong vài ba ngày, một cuộc lạc quyên đã thu được 100.000 đồng (bạc Đông Dương). Tất cả học sinh, sinh viên đều để tang cụ. Trước phong trào yêu nước của toàn dân, bọn thực dân Pháp sợ hãi, bắt đầu phản công lại. Chúng cấm học sinh để tang và tổ chức lạc quyên. Chúng cấm tổ chức lễ truy điệu. Để phản đối lại, học sinh đã bãi khóa”(1).
Còn bọn thống trị Pháp cũng không giấu nỗi bàng hoàng của chúng trước sự kiện đặc biệt nổi bật này. Một báo cáo của Sở Mật thám Pháp đã phải thừa nhận đây là “một cuộc biểu dương lực lượng vĩ đại đến nay chưa từng có” (une manifestation grandiose inconnue jusqu’ici).