Công Đức Phóng Sinh - Phóng Sinh Công Đức Vô Cùng Lớn

Thỉnh thoảng nhà tôi cũng mua vật phóng sinh, dù kinh tế cũng chẳng dư giả gì. Loài vật luôn có tánh linh. Sau khi được nghe tụng Tam Quy và niệm Phật, chúng không bơi đi ngay, mà thường tập trung gần chúng tôi, ngoi đầu khỏi mặt nước rất lâu như để bày tỏ lòng biết ơn. Nhiều việc kỳ lạ vô cùng, mà chỉ có người từng phóng sinh mới tin hiểu được. Bạn cứu mạng tất hưởng phước báo được tiêu tai chướng nghiệp, tăng thọ, cuộc sống bình an dưới sự chở che âm thầm của Tam Bảo và chư tôn Long Tần Hộ Pháp.

Công đức phóng sinhChúng sanh bình đẳng: Nhớ tiền kiếp là Heo

” Thời Trung Hoa Dân Quốc, cư sĩ Uông Hiểu Viên một hôm ra chợ. Ông thấy một vị lão Tăng đứng ngó sững vào hàng thịt rưng rưng nước mắt. Cư sĩ lấy làm lạ hỏi duyên cớ. Lão Tăng đáp:

Bạn đang xem: Công Đức Phóng Sinh - Phóng Sinh Công Đức Vô Cùng Lớn

– Tôi nhớ được việc hai kiếp về trước. Đời thứ nhất, tôi là một tên đồ tể. Hơn ba mươi tuổi mãn phần, hồn bị người bắt trói đưa đi. Minh quan trách là nghiệp sát nặng, cho quỷ áp giải đến ty Chuyển luân để thọ ác báo. Lúc bị xô xuống con sông đen tối, tâm thức tôi hoảng hốt mơ màng. Thoạt tiên thật nóng như lửa đốt khó nhẫn, kế đó là cảm hơi mát mẻ… Khi tỉnh ra thì mình đã sinh làm kiếp súc vật trong chuồng heo.

Sau khi dứt sữa, thấy thức ăn không được sạch, lòng cũng biết nhàm gớm. Nhưng vì đói quá gan ruột cồn cào, nên bất đắc dĩ phải nhắm mắt nuốt vào. Sau lần lần thông tiếng nói của loài heo, thường cũng hỏi han nhau. Trong đồng loại cũng lắm kẻ nhớ biết kiếp trước của mình, song không nói cho người hiểu được. Đại để đều nhận thức mình sẽ bị giết, nên có lúc rên rỉ. Đôi mắt ướt, là tỏ dấu bi sầu.

Loài heo thân thể thô nặng. Vào mùa hạ rất nóng khổ chỉ tìm đống bùn nằm vùi mới đỡ, song cũng không thường có được. Bởi lông thưa và cứng, nên mùa đông lại khổ vì lạnh, thân thể giá buốt. Thấy loài dê chó lông nhuyễn dầy, hằng mơ ước, xem như loài thú tiên.

*

Đến lúc bị bắt tự biết mình không khỏi, nhưng sợ quá nhảy chạy càn. Mong kéo dài mạng sống được phút nào hay phút nấy. Khi bị trói rút bốn chân khiêng đi, dây huyết đau đến tận xương. Lúc người bỏ lên xe chạy về, thân hình cùng đồng loại chồng chất đè lên nhau. Máu huyết ứ đọng, gần như muốn đứt. Khi đến nhà lò, bị liệng xuống đất, gan ruột tựa hồ tan nát. Nhìn thấy dao bén chảo vạc để hai bên, lòng bắt đầu run sợ. Không biết đến khi bị giết sẽ đau đớn như thế nào?

Lúc thọc huyết, thân tâm sảng sốt rụng rời. Thấy ánh đao chớp lên liền nhắm mắt không dám nhìn thẳng. Khi đồ tể ấn lưỡi dao vào cổ, rung lắc mạnh cho huyết chảy xuống bồn. Ban đầu còn kêu la, sau chỉ rên nhỏ trong cổ họng. Cho đến lúc máu chảy đến tắt hơi, sự đau khổ thật không thể hình trạng!

Bấy giờ hoảng hốt mê ly như say như mộng, chừng tỉnh dậy thấy mình đã thành hình người. Minh quan xét thấy kiếp trước còn có nghiệp lành, nên cho chuyển sinh làm người, tức là thân này vậy.

Vừa rồi tôi thấy loài heo bị giết thương nó đau đớn, nhớ lại kiếp trước mình đã chịu khổ độc, rồi tiếc cho người đồ tể tương lai cũng bị nỗi khổ đó. Ba mối niệm giao cảm, bất giác thương tâm không biết rơi lệ từ lúc nào! Nói xong, quay mặt bỏ đi. Lúc ấy người xung quanh nghe nói, chỉ trỏ bàn tán phân vân. Bác hàng thịt được biết câu chuyện, sanh lòng sợ hãi. Từ đó về sau đổi nghề đi bán rau đậu”.

Cẩn trọng với tà thuyết hại người

Gần đây xuất hiện một luồng tà kiến cực kỳ nguy hại: Khuyên người không nên phóng sinh, lan truyền rất nhanh trên mạng. Họ chỉ nhìn thấy một khía cạnh hạn hẹp: “Vì có người muốn phóng sinh nên những người săn bắt mới di tìm chim cá”. Họ chia sẻ một vài hình ảnh cảm động rồi kêu gọi không nên phóng sinh…

Chao ôi, không gì trên thế gian ác hơn lời kêu gọi này!!! Quả báo dành cho người kêu gọi thế nào, Tuệ Tâm tôi thực không dám nghĩ đến! Chúng ta cần hiểu rằng: Nếu bạn không phóng sinh, người thợ vẫn săn bắt chim cá như thường. Họ đi săn bắt vì đã lựa chọn nghề mưu sinh như thế, không phụ thuộc nơi bạn có phóng sinh hay không.

Nếu chẳng có từ tâm, xin đừng kêu gọi người khác cũng như mình. Nhà Phật gọi hành vi này là cùng hung cực ác! Quả báo vô cùng thê thảm, ngàn lần xin hãy cẩn trọng, nhân quả không mảy may sai lệch đâu!

Luận phóng sinh

Tổ Ấn Quang bảo: “Người đời sinh vào thời đạo đức suy mạt, nghiệp ác ngày càng nhiều thêm, căn lành ngày càng ít ỏi. Khi thấy người khác làm một việc thiện, nói một lời lành, thì chê bai quấy nhiễu? Chẳng hạn như khi thấy người khác giữ giới không giết hại, ắt sẽ nói rằng: “Ấy là làm chuyện viển vông vô ích”. Rằng: “Ấy là kẻ không có phúc được hưởng món ngon”. Hoặc khi thấy người khác làm việc phóng sinh, ắt sẽ nói rằng: “Thả ra thì cũng đã chắc gì chúng được sống”. Rằng “Thả ra rồi chẳng bao lâu cũng bị người khác bắt lại thôi”.

Thậm chí có kẻ còn cười cợt chê bai, phỉ báng cho rằng không có nhân quả. Hoặc ở giữa chốn đông người bài bác chỉ trích những chỗ còn nghi hoặc chưa rõ của người làm việc thiện. Hoặc viện dẫn, bới móc những chỗ sai sót khiếm khuyết của người ấy mà cho là ngu si.

Xem thêm: số mặt phẳng đối xứng của khối tứ diện đều

Những việc như thế khiến cho người mới phát tâm làm việc thiện không khỏi phải cảm thấy lung lạc trong lòng, thối chuyển tâm thiện rồi không làm việc thiện nữa.

*

Ôi, những kẻ tâm địa xấu ác như thế, quỷ thần phẫn nộ, chư thiên nổi giận. Sau khi chết sẽ phải đọa lạc thế nào hẳn đã quá rõ không cần phải nói. Vì thế, xin khuyên những ai có tâm lành: Mỗi khi gặp kẻ ngăn trở hoặc phỉ báng việc thiện, cũng xin lẳng lặng mà nghe, đừng để tâm sân hận.

Nếu gặp người có thể khuyên bảo cảm hóa thì chân thành khuyên bảo cảm hóa, đừng nên dùng lời lẽ cao ngạo khinh người. Đối với những người không thể khuyên bảo cảm hóa thì nên khởi tâm thương xót tội nghiệp, đừng sinh lòng ghét bỏ xa lánh.”

Phóng sinh Công đức chuyện

Tuệ Tâm gom góp những câu chuyện về công đức phóng sinh ở các sách đưa vào bài viết này. Nguyện bạn đọc hữu duyên xem rồi phát tâm từ bi giới sát, phóng sinh. Phước báo dành cho người phóng sinh không bút mực nào tả hết được. Bạn xem những câu chuyện có thật dưới đây mà tự tìm lấy tri kiến cho mình!

Công đức phóng sinh: Tống Giao cứu kiến

Đời nhà Tống, có hai anh em là Tống Giao, Tống Kỳ. Một hôm đang cùng ngồi đọc sách, có vị tăng nhìn thấy, xem tướng mạo rồi nói: “Người em sẽ chiếm bảng khôi nguyên, người anh cũng sẽ đỗ cao.” Mùa xuân năm sau, vị tăng ấy gặp lại, vui mừng nói với người anh là Tống Giao rằng: “Con hẳn đã từng cứu sống được trăm vạn sinh mạng!” Tống Giao bật cười nói: “Con là học trò nghèo khổ, có sức đâu làm được việc như thế!” Vị tăng nói: “Không nhất thiết phải là việc cứu người, dẫu muôn loài trùng bọ có sự sống đều kể là sinh mạng.”

Tống Giao nói: “Có một tổ kiến bị mưa lớn tràn ngập, con lấy cành trúc làm cầu cứu sống đàn kiến. Có lẽ là việc ấy chăng?” Vị tăng nói: “Quả đúng vậy rồi. Do chuyện này mà năm nay em con tuy vẫn chiếm khôi nguyên, nhưng cuối cùng rồi con không thể kém nó.” Đến kỳ công bố kết quả thi, quả nhiên Tống Kỳ đỗ trạng nguyên. Triều đình lập biểu chương trình lên Thái hậu. Thái hậu xem qua, cho rằng em không thể đặt trên anh, liền phóng bút sửa bài Tống Giao thành đệ nhất, còn Tống Kỳ thì từ đệ nhất (一) thêm vào một nét thành đệ thập (十). Khi ấy mới biết lời vị tăng đã nói quả nhiên không sai

Công đức phóng sinh: Khỏi mất mạng

Mạnh Triệu Tường là người đất Giao Hà( Hà Bắc). Vào năm Nhâm Tý thuộc niên hiệu Vạn Lịch thứ 40, tham dự khoa thi Hương trúng tuyển. Bỗng mắc bệnh đau lá lách, nằm mộng thấy đi đến âm phủ, gặp Diêm vương bảo: “Ông có phước lộc lớn, tuổi thọ lâu dài. Chỉ vì giết hại sinh mạng quá nhiều thành tội, nay sẽ trừ vào phước thọ của ông. Nếu kể từ nay ông biết giữ giới không giết hại, làm việc phóng sinh. Lại đem những lời trong giấc mộng này kể lại để khuyên người thì có thể chuộc được tội ấy.”

Mạnh Triệu Tường vâng dạ hứa sẽ làm như vậy, nhưng tỉnh dậy rồi quên, không làm gì cả. Một đêm nọ lại mộng thấy như trước, trong lòng hết sức kinh sợ. Khi ấy vừa gặp lúc dự khoa thi Hội không đỗ. Ông ta liền gấp rút quay về quê nhà thực hiện ngay những lời đã hứa.

Ngay đêm hôm đó, căn nhà Mạnh Triệu Tường ngụ ở kinh thành bị gãy cây đòn dông chính, cái giường ông từng nằm trước đây bị đè nát ra như bụi. Mạnh Triệu Tường nhân đó liền viết lại sự việc này. Khắc in thành sách Mộng giác thiên để khuyên người đời làm lành lánh dữ. Về sau, ông thi đỗ tiến sĩ, làm quan đến bậc khanh lý.

Công đức phóng sinh: Người mẹ kiếp trước

Vào đời nhà Thanh có ông Cố Thuận Chi quê ở huyện Thường Thục. Ông là người ăn chay trường, ngụ cư ở huyện Vô Tích. Ngày mồng một tháng hai năm Canh Tuất thuộc niên hiệu Khang Hy. Ông nhắm mắt ngủ mê đến bảy ngày sau mới tỉnh lại, kể với người chung quanh rằng:

Xem thêm: chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản

“Tôi mơ thấy một vị đạo nhân đến hẹn tôi đi nghe kinh. Tôi cùng ông ấy đến một chỗ nọ. Thấy ở pháp đường phía trước giảng kinh Kim Cang, pháp đường phía sau giảng kinh Báo Ân. Buổi giảng kết thúc lại nghe có lời dạy rằng: ‘Người ăn chay phải kiên trì giữ tâm niệm Phật. Người ăn mặn thì cốt yếu là phải giữ giới không giết hại. Làm được như vậy, một là có thể cầu siêu thoát cho cha mẹ nhiều đời. Hai là có thể tiêu trừ được tội lỗi nghiệp chướng của bản thân mình.’

“Sau đó giây lát, bỗng nhìn thấy mẹ tôi đang khóc lóc ở trong một cái hồ chứa đầy máu. Có rất nhiều ốc và giun đất vây quanh đầy khắp thân thể bà. Vị đạo nhân bảo tôi: ‘Người mẹ kiếp này của ông đã được siêu thoát rồi, ông nhìn thấy đó là người mẹ trong kiếp trước. Vì lúc còn sống bà thích ăn thịt vịt nên bây giờ phải bị các con vật ấy vây kín quanh thân. Ông nên trì chú Vãng sinh để cầu cho bà ấy siêu thoát.’ Sau đó thì tỉnh dậy.”

Công đức phóng sinh: Nhờ phóng hưởng phước báo

Huyện Cối Kê thuộc tỉnh Chiết Giang có người tên Đào Thạch Lương, một hôm cùng đi với Trương Chi Đình ngang qua chùa Đại Thiện, nhân đó mua lươn phóng sinh lên đến hàng vạn con. Năm ấy vào mùa thu, Thạch Lương nằm mộng thấy một vị thần hiện ra bảo rằng: “Khoa thi này lẽ ra ông chưa đỗ, nhưng nhờ công đức phóng sinh nên sẽ thi đỗ, sớm hơn một khoa.”