Các Chức Sắc Trong Phật Giáo Trong Vận Động Nhân Dân Thực Hiện Các Cuộc Vận Động

Vĩnh Phúc là cái nôi của Phật giáo Việt Nam. Hiện trên toàn tỉnh có hơn 300 Tăng, Ni và nhà tu hành đang sinh hoạt tại 102/397 cơ sở thờ tự, có khoảng trên 136.000 tín đồ phật tử.

Là một tỉnh đạo Phật phát triển, Uỷ ban MTTQ tỉnh xác định cần phải thường xuyên đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, nhất là chức sắc, chức việc và đồng bào tín đồ Phật giáo thông qua việc đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, tích cực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu hợp pháp; nâng cao dân trí; phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của phật giáo đẩy mạnh phong trào xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng nông thôn mới, xây dựng nền quốc phòng toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và trật tự an toàn xã hội….

Bạn đang xem: Các Chức Sắc Trong Phật Giáo Trong Vận Động Nhân Dân Thực Hiện Các Cuộc Vận Động

Góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong nhiều năm qua MTTQ từ tỉnh đến cơ sở luôn phối hợp tốt với chính quyền, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức thành viên, trong đó chú trọng đẩy mạnh việc phát huy vai trò của các chức sắc, nhà tu hành Phật giáo trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện chương trình hành động của mặt trận; tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động lớn do Mặt trận Tổ quốc chủ trì và phát động, điển hình là: Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Các vị chức sắc được giao nhiệm vụ trụ trì các chùa ở các khu dân cư trong tỉnh hầu hết đều là uỷ viên Uỷ ban MTTQ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp cơ sở hoặc ủy viên Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư. Các vị thường là những người học qua các trường đại học, cao cấp Phật giáo, hiểu rộng, có nhiều đóng góp thiết thực cho làng nước, xã hội như Đại đức Thích Minh Pháp trụ trì chùa Biện Sơn, thị trấn Yên Lạc; Đại đức Thích Nguyên Cao trụ trì chùa Tùng Vân, thị trấn Thổ Tang; … và nhiều vị chức sắc Phật giáo trong tỉnh luôn là tấm gương trong việc thực hiện nhiệm vụ, bổn phận được giao cũng như trong việc tham gia các hoạt động xã hội, các vị tích cực tuyên truyền, vận động các tăng, ni, phật tử, các nhà tu hành… thực hiện đúng mục tiêu, tôn chỉ, đường hướng hoạt động của giáo hội, đúng quy định của pháp luật, thực hiện tốt đường hướng hành đạo “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” “ Từ bi, hỉ xả” “ Ích đạo lợi đời”, thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước như cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” “ Ngày vì người nghèo”, toàn dân bảo vệ ANTQ…., phong trào đền ơn, đáp nghĩa, tương thân tương ái và các hoạt động bác ái, từ thiện xã hội… Vì thế, quần chúng yên tâm tu hành theo luật pháp và giáo luật, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động; đoàn kết chống lại âm mưu của những kẻ đội lốt tôn giáo nhằm chia rẽ tôn giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, không để bị lôi kéo, lợi dụng chống phá cách mạng.

Xem thêm: Hướng dẫn cách chơi bài liêng chi tiết cho tân binh

Xem thêm: mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Với phương châm “Sống tốt đời, đẹp đạo”, hay “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” phát triển đồng hành cùng dân tộc, các vị chức sắc, nhà tu hành Phật giáo tuyên truyền, vận động phật tử, gia đình phật tử và nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước nói chung, các cuộc vận động do MTTQ Việt Nam phát động nói riêng trên tinh thần “ từ bi, hỉ xả” của đạo Phật, truyền thống tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách…nhường cơm, sẻ áo của nhân dân ta để giúp đỡ, ủng hộ cuộc vận động ngày vì người nghèo, công tác từ thiện, nhân đạo…trên địa bàn tỉnh.

Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, “ Ngày vì người nghèo” xây nhà ĐĐK; chung sức xây dựng nông thôn mới được các vị chức sắc phật giáo trong tỉnh vận động, tuyên truyền, thực hiện có hiệu quả. Với gần 18.000 ngôi nhà Đại đoàn kết trị giá khoảng trên 900 tỷ đồng cho hộ nghèo được xây dựng trong 12 năm (2000-2012), tỉnh hoàn thành nhiệm vụ quan trọng là xóa xong nhà dột nát, nhà tạm cho hộ nghèo, hoàn thành đề án trước 1 năm so với cả nước, giúp các hộ nghèo có nhà ở kiên cố yên tâm sản xuất cho nên nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo. Cuộc vận động huy động sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và kiều bào ở nước ngoài, trong đó có các chức sắc, nhà tu hành Phật giáo, tạo được sự đồng thuận cao của toàn xã hội, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện công cuộc đổi mới đất nước nói chung, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.

Các hoạt động cứu trợ, ủng hộ, từ thiện, nhân đạo, tương thân, tương ái với phương châm “ ích đời, lợi đạo” được các vị chức sắc hưởng ứng và gương mẫu tham gia. Hàng năm, nhiều chức sắc Phật giáo quyên góp và ủng hộ quà và tiền cho người nghèo, gia đình chính sách; mở các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp giải quyết việc làm cho những người có hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ quỹ khuyến học như... Thượng tọa Thích Minh Trí trụ trì chùa Hà tiên; Đại đức Thích Minh Pháp, Phó Ban trị sự Phật giáo tỉnh, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo huyện Yên Lạc trụ trì chùa Biện Sơn và nhiều vị chức sắc khác. Bên cạnh việc tích cực làm công tác từ thiện, ủng hộ, các vị chức sắc tôn giáo còn khám bệnh, bốc thuốc miễn phí cho nhân dân….và nhiều hoạt động thiết thực khác thể hiện tinh thần yêu nước, phật giáo đồng hành cùng dân tộc . Hướng về biển đảo, Đại đức Thích Nguyên Cao, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo huyện Vĩnh Tường, trụ trì chùa Tùng Vân tham gia đoàn đại biểu của ra thăm quân và dân huyện đảo Trường Sa, tặng Chùa Trường Sa 01 bức tượng Phật ngọc nặng 2, 5 tấn….