CÂY MUỐN LẶNG MÀ GIÓ CHẲNG NGỪNG

  -  

QĐND Online - Tiếng súng ở miền Đông Ukraine, tình hình ở Biển Đông và niềm vui của người dân Syria sau cuộc bầu cử là những thông tin được bạn đọc quan tâm quần qua.

Bạn đang xem: Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng


QĐND Online - Tiếng súng ở miền Đông Ukraine, tình hình ở Biển Đông và niềm vui của người dân Syria sau cuộc bầu cử là những thông tin được bạn đọc quan tâm quần qua.

1. Chiều 1-6, diễn đàn Đối thoại Shangri La lần thứ 13 đã bế mạc sau 3 ngày nhóm họp với 5 phiên thảo luận chung về các chủ đề liên quan đến an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

*
Thủ tướng Nhật bản S.Abe phát biểu tại Shangri La 13. Ảnh: TTXVN

Một trong những chủ đề được nhiều diễn giả, học giả tham dự diễn đàn quan tâm nhất chính là những diễn biến mới đây về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou - 981) tại Vùng Đặc quyền Kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Hầu hết các đại biểu tham dự đều bày tỏ quan ngại, khẳng định đây là những hành động gây căng thẳng trong khu vực.

Về vấn đề này, hầu hết các diễn giả, học giả cho rằng: Các tranh chấp về tài nguyên thiên nhiên, chủ quyền lãnh thổ và bối cảnh tăng trưởng kinh tế bất ổn như hiện nay đặt an ninh châu Á trước thách thức mới, đặc biệt với các diễn biến mới đây tại Biển Hoa Đông và Biển Đông. Chính vì vậy, châu Á cần xây dựng được một cơ chế có sức kháng cự lớn, tạo được các đồng thuận và niềm tin chính trị.

Tại Đối thoại Shangri La năm nay, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ C. Hagel đã chỉ trích Trung Quốc khi có các hành động đơn phương gây căng thẳng trong khu vực, nhất là sau khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong Vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Sau các phát biểu của Mỹ, Nhật Bản, đại diện Đoàn Trung Quốc là Phó Tổng Tham mưu trưởng QGPND Trung Quốc, Trung tướng Vương Quán Trung dành phần lớn thời gian để đáp lại bài phát biểu của Mỹ, Nhật Bản. Tại phần hỏi đáp sau thảo luận, các học giả đến từ nhiều nước trên thế giới đã tập trung yêu cầu ông Vương Quán Trung giải thích về cái gọi là “đường 9 đoạn”, về sơ sở pháp lý với quần đảo Hoàng Sa, về sự sai trái khi đặt giàn khoan trong vùng chủ quyền của Việt Nam….ông Vương đã không trả lời, giải đáp được, hoặc đưa ra các luận điệu cũ, sai trái từng được các cơ quan hữu trách nước này phát đi nhiều lần.

Giải pháp được đưa ra liên quan tới vấn đề này, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen (Ưng Eng Heng) khẳng định, vấn đề của an ninh châu Á hiện nay là các quốc gia thiếu lòng tin để xây dựng các biện pháp chung và một giải pháp tạo được đồng thuận có thể giảm thiểu các nguy cơ này bằng việc chủ động xây dựng các mối quan hệ và khuôn khổ đa phương mạnh mẽ nhằm gây dựng lòng tin thông qua hợp tác và đồng thuận.

* Đoàn Việt Nam tham gia Đối thoại Shangri La 13 do Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng dẫn đầu. Tại Đối thoại, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh, vụ việc Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương - 981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, gây bức xúc cho nhân dân Việt Nam, gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đề nghị Trung Quốc lập tức rút giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, và cùng Việt Nam đàm phán để giữ được hòa bình, ổn định và quan hệ hữu nghị hai nước.

*
Đại tướng Phùng Quang Thanh dự Shangri La 13. Ảnh: TTXVN

Đánh giá về kết quả, trong bài trả lời phỏng vấn báo chí trong và ngoài nước, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã nhấn mạnh: Có nhiều nước muốn thúc đẩy quan hệ với Bộ Quốc phòng Việt Nam. Lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông được chia sẻ và hoan nghênh tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 13. “Nói chung, lập trường của Việt Nam được các nước chia sẻ, hoan nghênh, đồng tình, đó là phải tự kiềm chế, phải dùng luật pháp quốc tế, luật biển và DOC, chứ không được dùng vũ lực, xung đột, vì nếu xảy ra xung đột thì nó là thảm họa cho cả khu vực, ảnh đến giao thương, hoạt động hàng hải, hàng không, đến kinh tế chung của các nước, điều mà nhiều nước rất quan ngại”, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nói.

2. Hãng tin chính thức Sana của Syria ngày 4-6 dẫn thông báo của Chủ tịch Quốc hội Syria Mohammad Lahham cho biết ông Bashar al-Assad đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống nước này, hôm 3-6, với 88,7% số phiếu ủng hộ, tiếp tục cầm quyền thêm một nhiệm kỳ kéo dài 7 năm. Toàn bộ tiến trình bầu cử đã diễn ra dưới sự giám sát của các đoàn nghị sĩ từ Nga, Iran, Brazil, Venezuela và Philippines.

*
Ông Assad thắng áp đảo trong cuộc bỏ phiếu. Ảnh: AFP

Người dân Syria đã đổ xuống đường phố ở các thành phố khác nhau của Syria và Liban để ăn mừng chiến thắng của Tổng thống Assad.

Xung quanh kết quả bầu cử, có những luồng dư luận trái chiều. Phát biểu trên truyền hình ngày 5-6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexander tuyên bố, Moskva coi cuộc bầu cử này là một sự kiện trọng đại bảo đảm các thể chế nhà nước tiếp tục hoạt động ở Syria và không có lý do để nghi ngờ tính hợp pháp của cuộc bầu cử tổng thống tại Syria.

Người dân bày tỏ ủng hộ ông Assad. Ảnh: Getty Images

Trái ngược với quan điểm của Nga, cùng ngày, Mỹ, Anh và một số nước phương Tây đã lên tiếng chỉ trích cuộc bầu cử tổng thống ở Syria. Trong khi đó, Liên minh Dân tộc Syria (SNC), lực lượng đối lập chính tại Syria hiện đang lưu vong tại Liban, cho rằng chiến thắng trên là "bất hợp pháp", đồng thời cho biết lực lượng này sẽ tiếp tục cuộc nổi dậy chống Chính quyền Damascus.

3. Trong cuộc họp của Quốc hội ngày 3-6, Tổng thống tạm quyền Ukraine Aleksander Turchinov thông báo lực lượng quân đội nước này đang tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt chống lại những người biểu tình ủng hộ liên bang hóa tại khu vực phía Bắc tỉnh Donetsk, miền Đông Ukraine.

Quân đội Ukraine tổ chức chốt chặn ở miền Đông. Ảnh: kyivpost

Nguồn tin của ITAR-TASS cho biết, ngay trong ngày đầu “xuất quân” bốn máy bay của không quân Ukraine, gồm hai máy bay chiến đấu và hai máy bay trực thăng, đã tấn công làng Semenovka, gần thành phố Slavyansk thuộc tỉnh Donetsk. Lực lượng quân đội Ukraine cũng đưa đến đây gần 100 đơn vị chiến đấu khác như xe tăng, pháo cối tự hành "Tyulpan", lựu pháo tự hành "Gvozdik", hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Grad".

Rạng sáng 4-6, quyền Tổng thống Ukraine, Oleksandr Turchynov, đã yêu cầu Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia và quốc phòng Ukraine, Andrew Paruby nhanh chóng cùng cơ quan chức năng ban bố tình trạng thiết quân luật ở tỉnh Donetsk và Lugansk. Theo lời ông O. Turchynov, đây là bước đi cần thiết để ngăn chặn các cuộc đọ súng đẫm máu làm dân thường và nhân viên an ninh thiệt mạng; khôi phục lại hòa bình ở miền Đông nước này.

Liên quan tới hoạt động quân sự ngày 3-6, đại diện các đơn vị tham gia "chống khủng bố" ở miền Đông Ukraine tuyên bố, toàn bộ khu vực phía bắc Donetsk đã được "làm sạch". Các vị trí phòng thủ và chốt kiểm soát của lực lượng tự vệ tại làng Semenovka đã bị phá hủy hoặc chiếm giữ.

Một báy bay của quân đội Ukraine bị lực lượng tự vệ bắn hạ. Ảnh: RT

Đáp lại, lực lựợng tự vệ địa phương đã gây thiệt hại nặng cho lực lượng tấn công, bắn rơi ít nhất 1 máy bay trực thăng Mi-24, cường kích cơ Su-25 và nhiều xe bọc thép. Tuy nhiên, sau đó, an ninh Ukraine được tăng viện đã giành quyền kiểm soát một phần thị trấn chiến lược cách trung tâm Slavyansk 15km này.

Xem thêm: Làm Thế Nào Để Nhìn Thấy Ma, 10 Cách Để Nhìn Thấy Ma, Đố Ai Dám Thử

Tại Lugansk, rạng sáng 4-6, tự vệ địa phương tiếp tục tấn công đồn biên phòng giáp biên giới Nga do các tay súng The Right Sector kiểm soát. Cũng trong sáng 4-6, các thành viên tự vệ Lugansk đã tấn công một căn cứ của Bộ Nội vụ Ukraine và toàn bộ binh sĩ đồn trú tại đây đã đầu hàng.

"Thị trưởng nhân dân" của thành phố Slavyansk Vyacheslav Ponomarev cho biết lực lượng dân quân tự vệ địa phương đã đáp trả những đợt tấn công của quân đội Ukraine. Hiện quân đội Ukraine đã rời khỏi làng Semenovka. Chiến sự có nguy cơ lan rộng sang thành phố Odessa khi các cuộc biểu tình tuần hành đang có chiều hướng bạo lực.

Để tránh thảm họa nhân đạo có thể xảy ra, phát biểu ngày 5/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich đã kêu gọi Ukraine không ngăn cản người dân đi lánh nạn. Ông Lukashevich cho biết hiện nay có một số lượng lớn người tỵ nạn từ tỉnh Donesk và Lugansk đang trên đường tới Nga và chính quyền Nga sẽ hỗ trợ họ mọi thứ cần thiết.

Liên quan đến tình hình tại Ukraine, ngày 2-6, Ủy ban bầu cử trung ương (SIC) Ukraine đã công bố kết quả chính thức cuộc bầu cử tổng thống hôm 25-5 vừa qua, theo đó ứng cử viên Petro Poroshenko đã giành chiến thắng với trên 54% số phiếu ủng hộ.

Quân đội Ukraine tăng cường vũ khí tấn công. Ảnh: RT

Vấn đề Ukraine tiếp tục làm nóng Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G-7) nhóm họp tại Brussels (Bỉ), ngày 4-6. Tại cuộc họp, lãnh đạo G-7 bày tỏ quan ngại và đã nhất trí ủng hộ Ukraine. Trong một động thái liên quan, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình TF-1 của Pháp và đài phát thành Europe-1, ngày 4/6, quân đội Nga không có mặt tại miền Đông Nam Ukraine, và Nga cũng không có kế hoạch sáp nhập Ukraine hoặc gây bất ổn tại đó.

4. Tiếp tục có nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, học giả, người dân các nước và bà con Việt Kiều bày tỏ sự phản đối hành động của Trung Quốc khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng chủ quyền của Việt Nam.

Chủ đề chính trong phiên thảo luận ngày 4-6 của các đại biểu tham dự Hội nghị bàn tròn châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 28 tại Kuala Lumpur, Malaysia vẫn là ASEAN và Biển Đông.

Ở tầm thế giới, ngày 5-6, lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G-7) bày tỏ quan ngại sâu sắc về những căng thẳng đang diễn ra ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

*
Tàu Trung Quốc hung hãn đâm tàu CSB 2016 của Việt Nam chiều 1.6. Ảnh: Thanh niên

Rất nhiều học giả từ Singapore, Ấn Độ, Achentina, Mỹ, Austraylia…có chung nhận định rằng: việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 (Haiyang Shiyou - 981) trái phép tại vùng chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông rõ ràng thể hiện ý muốn sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp.

Các học giả, chuyên gia chỉ rõ: Trung Quốc đã áp dụng các chiến lược lâu dài ở cả biên giới trên bộ và trên biển để chiếm các vùng đất và vùng biển mà họ tự cho là của mình. Trong những năm qua, Trung Quốc đã sử dụng chiến tranh pháp lý, chiến tranh tâm lý và chiến tranh truyền thông nhằm đạt mục đích và mục tiêu của họ.

Các học giả khẳng định "đường 9 đoạn" của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý, không có vị trí địa lý rõ ràng, không có sự quản lý hành chính hiệu quả của Trung Quốc. Bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng leo thang ở Biển Đông, các học giả nhấn mạnh: Nếu không có cơ chế quản lý tốt, rất có thể sẽ xảy ra khủng hoảng nghiêm trọng hơn.

Liên quan tới vấn đề này, ngày 4-6, Tòa án trọng tài được Liên hợp quốc (LHQ) hậu thuẫn, cơ quan nhận vụ kiện của Philippines về tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc trên Biển Đông, đã đặt thời hạn cho Bắc Kinh trình phản luận cứ chính thức trước ngày 15-12 tới.

* Ngày 5-6, Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, Thụy Sĩ, đã gửi công hàm lần hai cho phái đoàn đại diện thường trực các nước tại Geneva và các tổ chức quốc tế đóng tại Thụy Sĩ thông báo cập nhật tình hình vụ Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 (Haiyang Shiyou-981) và các hoạt động gây hấn của tàu thuyền Trung Quốc tại khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Xem thêm: Chùa Vĩnh Phước Quận 12 - Chùa Vĩnh Phước Ở Quận 12 Tp Hồ Chí Minh

*
Người dân Brazil biểu tình vì bất bình với cách chi tiêu của chính phủ. Ảnh: occupy.com

5. Trước lễ khai mạc World Cup 2014 tại Brazil, nước này tiếp tục đối mặt với nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong bối cảnh đình công, biểu tình tiếp diễn. Công nhân hệ thống tàu điện ngầm Brazil tổ chức một cuộc đình công lớn trong ngày 5-6 tại thành phố Sao Paulo, nơi sẽ diễn ra trận đấu mở màn. Trước đó, ngày 4/6, khoảng 12.000 người biểu tình cùng với khoảng 400 cảnh sát đã nghỉ hưu và thân nhân đã tuần hành trước sân vận động Corinthinans Arena ở Sao Paulo đòi tăng lương.

Những người biểu tình và đình công không muốn chính phủ chi ra số tiền hơn 11 tỷ USD, họ muốn số tiền nên được dùng để đầu tư cho giáo dục, y tế và giao thông vận tải thay vì đầu tư cho World Cup.

Giới chức Brazil hiện đang đau đầu với các cuộc biểu tình nổ ra liên tiếp tại quốc gia Nam Mỹ này ngay trước thềm World Cup.