Cách Thay Đổi Vận Mệnh Bạn Nhất Định Phải Biết, Những Cách Thay Đổi Vận Mệnh Đời Người

Trên thế gian này, đời người của mỗi cá nhân là không giống nhau. Có người cả đời cát tường như ý, khỏe mạnh trường thọ; có người trung niên vất vả, về già an nhàn; có người tuổi trẻ huy hoàng, về già lại cô độc. Lại có người cả đời gập ghềnh trắc trở, việc chẳng thuận theo lòng người. Điều gì dẫn đến sự khác biệt về vận mệnh của mỗi người như vậy? 

Bạn đang xem: Cách Thay Đổi Vận Mệnh Bạn Nhất Định Phải Biết, Những Cách Thay Đổi Vận Mệnh Đời Người

*

 Người xưa đã đúc kết 12 bí quyết thay đổi vận mệnh được đút kết ngắn gọn như sau:

Một mệnh, hai vận, ba phong thủy, bốn tích công đức, năm đọc sách, sáu danh, bảy tướng, tám kính thần, chín kết bạn với quý nhân, mười dưỡng sinh, mười một chọn nghề và chọn ngẫu, mười hai theo đuổi cát tường tránh xa họa.

Hãy cùng xem cách liễu giải từng bí quyết này của cố nhân:

1. Mệnh

*

Mệnh là cố định bất biến, cũng có thể ngầm hiểu là trời ban sẵn cho mỗi chúng ta. Theo nghĩa hẹp, người Trung Quốc thường nói rằng mệnh chính là “ Bát tự” của một người. Căn cứ theo giờ ngày tháng năm sinh của bạn để tính ra “ Thiên can địa chi”, tổng cộng tám chữ. Căn cứ theo tám chữ này, có thể biết được cuộc đời, vinh nhục phúc họa, giàu nghèo tuổi thọ của một người.

Theo nghĩa rộng thì vận mệnh của mỗi người trong chúng ta, tách thành hai thì là vận và mệnh, trong đó mệnh là thứ mà chúng ta dù có nỗ lực thay đổi cũng không thể thay đổi được. Theo quan niệm của phật giáo, mệnh luân hồi bất biến.

Mệnh chính là tập hợp của các loại hạt giống của nghiệp thiện – ác mà một người đã tạo ra trước đó, được tập hợp lại không sót một chi tiết nhỏ nào.

Khi gặp thời cơ thuận lợi, một hoặc nhiều hạt giống (tốt và xấu) sẽ được đưa ra, gieo trồng và trổ quả, kết quả là người đó được sinh ra phải hưởng quả do những kiếp trong quá khứ đã làm ra, dù muốn cũng không thể trốn tránh hay không thể chối bỏ.

2. Vận

Vận chính là vận thế, là thứ có thể thay đổi.

Hãy ví mệnh là một cỗ xe, chạy từ điểm bắt đầu cho đến điểm kết thúc của đời người. Bạn là một cỗ xe như thế nào, chạy trên con đường như thế nào, đó chính là mệnh.

Còn bạn lái cỗ xe đó chạy hết đường đời theo cách nào, đó là vận.

Có những người từ lúc sinh ra đã sở hữu xe tốt, đường tốt, kết quả là bản thân phó mặc cho cuộc đời nên không thể hoàn thành mỹ mãn con đường của riêng mình.

Trong khi đó cũng có những người chỉ sở hữu xe xấu, đường hẹp nhưng cả đời không ngừng nỗ lực phấn đấu để lái chiếc xe đó thật khéo mà có được cái kết viên mãn.

Cũng chính vì mệnh là thứ bất biến và vận là thứ có thể nắm trong tay mỗi chúng ta nên ta vẫn thường nghe đến cụm từ “xem mệnh” chứ không có cách nói “xem vận” hay thậm chí là “xem vận mệnh”.

3. Phong thuỷ

Môi trường nơi mỗi chúng ta ở được gọi là phong thủy. Cái gọi là môi trường phong thủy vừa bao gồm môi trường tự nhiên chúng ta ở vừa bao gồm môi trường xã hội chúng ta sống.

Hãy so sánh con người với một cái cây, phong thủy chính là môi trường nơi cái cây đó sinh trưởng, ví dụ như đất, ánh sáng mặt trời, nước và các sinh mệnh khác xung quanh…

Môi trường bên ngoài cố nhiên quan trọng nhưng gen cùng với nỗ lực sống của cái cây đó cũng rất quan trọng. Thế nên, phong thủy là yếu tố ngoại cảnh, không phải là nhân tố bên trong. Cố nhiên, nhân tố bên trong và bên ngoài đều có ảnh hưởng tương hỗ.

Xem thêm: Bàn Thờ Thần Tài Nên Đặt Ở Đâu? Sắp Xếp Chuẩn Phong Thuỷ

4. Tích công đức

Tích đức chính là làm việc tốt.

Cổ nhân từng truyền lại câu nói: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Bất kể là văn hóa nho gia hay văn hóa phật giáo, đều đề xướng tư tưởng giúp đỡ người khác, hành thiện tích đức để từ đó thay đổi vận mệnh.

Có một điều chúng ta cần biết để tránh nhầm lẫn, từ đó ỷ lại quá nhiều vào phong thủy – môi trường sống bên ngoài theo cách hiểu ở trên, đó là:

Con người nếu có phúc phận, sống tại nơi có phong thủy dù xấu rồi cũng sẽ chuyển thành đẹp. Ngược lại, nếu sống tại nơi có thế phong thủy đẹp, nhưng không có phúc phận, thế đó rồi cũng sẽ tự bị phá vỡ.

Nói như vậy để thấy rằng, không phải cứ ở nơi có phong thủy tốt, cuộc sống của chúng ta khắc sẽ thuận lợi viên mãn. Phong thủy tốt hay xấu phụ thuộc vào phúc phận của con người. Và để có phúc phận, con người cần phải tu thân, tích đức.

5. Đọc sách

*

Đọc sách là học văn hóa từ đó tích lũy thêm kiến thức cho bản thân.

Đọc sách là một quá trình học tập cả đời. Nhờ vào nghiệp học, chúng ta có thể thu hoạch được kiến thức, kết bạn, mở rộng tầm mắt, từ đó nâng cao giá trị của bản thân.

Học cũng là phương án tốt nhất để tích lũy thật nhanh văn hóa từ cổ chí kim. Nắm vững kiến thức văn hóa là cách để trở thành người có trí tuệ.

Đọc sách giúp bạn có được tam quan chính xác (Tam quan gồm Thế giới quan, Nhân sinh quan, Giá trị quan), thông qua việc đọc bạn có thể trở nên thông kim bác cổ, có thể cùng với các văn nhân thi sĩ uống rượu ngâm thơ. Bạn có thể nhận được sự giáo huấn trong vô số những điều đúng sai trong các câu chuyện, trưởng thành về kiến thức, trở nên tinh thông, hình thành nên tam quan dẫn lối đúng đắn.

Việc đọc sách giúp bạn mở rộng tầm nhìn, bạn không còn bị bó hẹp trong cuộc sống nhỏ hẹp, bạn có thể tự do tự tại vùng vẫy trong bốn biển kiến thức từ cổ chí kim. Cùng với sự rộng lớn về phạm vi đọc, bạn cũng sẽ có được tấm lòng rộng mở cũng như lý tưởng và niềm tin cao xa

Đọc sách giúp bạn kết giao bạn bè, mở rộng quan hệ xã hội. Thông qua việc đọc sách bạn có thể tìm thấy những người bạn có cùng chí hướng, bạn có thể cùng họ vui vẻ nói chuyện trên trời dưới đất, há chẳng phải là một điều vô cùng tốt hay sao.

Vậy nên từ cổ chí kim đọc sách luôn là phương thức chính giúp chúng ta thay đổi vận mệnh của mình.

6. Danh

Danh ở đây là tên.

Người xưa quan niệm rằng thưởng nghìn vàng cũng không bằng thưởng một cái tên. Một cái tên hay sẽ rất có ý nghĩa đối với cuộc đời mỗi con người. Nó có tác dụng động viên, khích lệ rất lớn, thậm chí còn có tác dụng dẫn dắt.

Ví dụ như nhân vật Dương Quá trong “Thần điêu đại hiệp”, Quách Tĩnh sở dĩ muốn đặt tên cho mình là Dương Quá là vì nhân vật đó hy vọng mình không giống người bố phạm sai lầm Dương Khang mà phải ghi nhớ vết xe đổ của bố để làm một người đường đường chính chính, cuối cùng trở thành một đại hiệp.

Xem thêm: đề thi học sinh giỏi văn 7 cấp huyện violet

Thế nên, cổ nhân, đặc biệt là với danh môn thế tộc hoặc thư hương môn đệ rất coi trọng và cẩn thận trong việc đặt tên người.

7. Tướng

Tướng là tướng mạo, bao gồm tướng mặt và tướng tay.

Cổ nhân nói: Tướng do tâm mà ra, tâm do môi trường mà hình thành. Điều này cho thấy, từ tướng mạo bên ngoài có thể phân tích được nội tâm của một con người hay hiểu một cách cụ thể và đơn giản hơn, nhìn vào đôi mắt của một người cũng có thể biết người đó ác hay thiện.